Giỏ hàng
banner

Bé bị chàm sữa bôi gì để giảm nốt đỏ? Cách chữa chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là một bệnh viêm da cấp tính có thể gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở nên, thường xuất hiện ở 2 bên má của trẻ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như ngứa ngáy cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết bé bị chàm sữa bôi gì để giảm nốt đỏ và cách chữa chàm sữa ở trẻ.

Bé bị chàm sữa bôi gì để giảm nốt đỏ? Cách chữa chàm sữa ở trẻ

Bé bị chàm sữa bôi gì để giảm nốt đỏ? Cách chữa chàm sữa ở trẻ

1. Bệnh chàm sữa là gì?

Bé bị chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là một dạng bệnh của chàm thể tạng, gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi trở lên. Bệnh là bệnh viêm da mãn tính, không lây giữa các bé với nhau, nguyên nhân thường do di truyền hoặc trẻ có cơ địa dị ứng. Bệnh thường biểu hiện rõ ra bên ngoài với những nốt đỏ, dày khít nhau ở hai bên má.

Bệnh chàm sữa ở trẻ thường được phân thành 3 cấp độ khác nhau:

  • Cấp tính: Da bị tổn thương có những mụn nước màu hồng, có dịch bên trong kèm ngứa

  • Mãn tính: Da tổn thương theo từng mảng, khô rát, dày, tróc vảy và màu của da thay đổi sau khi bị viêm

  • Bán cấp: Là trạng thái tổn thương trung gian giữa cấp và mạn tính

2. Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa

Tính đến nay, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng một số yếu tố sau được xem là yếu tố nguy cơ hoặc có thể khiến bệnh nặng hơn:

  • Di truyền: Cha hoặc mẹ của bé có mắc các bệnh về cơ địa dị ứng như hen suyễn, dị ứng da hay dị ứng thời tiết

  • Cơ địa dị ứng

  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, nấm mốc hay lông vật nuôi,...

  • Dị ứng thực phẩm như trứng hay lactose trong sữa

  • Dị ứng với thời tiết, khí hậu nóng ẩm,...

  • Da khô không được cấp ẩm đầy đủ,..

  • Nhiễm các loại vi khuẩn có thể gây bệnh trên da.

3. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ và những biến chứng có thể xảy ra

Dấu hiệu nhận biết và phân biệt chàm sữa với các bệnh ngoài da khác:

  • Vị trí xuất hiện: Hai bên má, mặt, có thể có ở tay hoặc chân, có thể lan rộng ra toàn thân

  • Ban đầu là các nốt mẩn đỏ rồi sau đó lan rộng dần và tiến triển thành mụn nước

  • Mụn nước làm trẻ ngứa ngáy khó chịu và cho tay lên gãi, việc này có thể làm chàm lây lan ra xung quanh, tạo thành các nốt thô ráp đóng vảy trên da.

  • Có thể gặp một số triệu chứng đi kèm như dị ứng, hen suyễn,..

Một số bệnh khác có thể nhầm lẫn với bệnh chàm da như mề đay, nổi mẩn, chốc. Cha mẹ có thể phân biệt bằng cách: 

  • Mề đay: Tổn thương xuất hiện rải rác, không dày đặc như chàm sữa

  • Chốc: Mụn mủ to, bóng nước, khi vỡ ra khô đóng vảy có màu vàng

Bệnh chàm sữa thường sẽ giảm dần và có thể tự khỏi khi trẻ trên 1 tuổi. Tuy nhiên nếu khi trẻ lớn hơn 4 tuổi mà trẻ vẫn chưa khỏi, nên đưa trẻ đến viện vì bệnh sẽ biến chứng thành chốc, viêm da mụn mủ (nhìn như thuỷ đậu) và tiến triển thành vết chàm trên da.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại vết chàm trên da bé

Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại vết chàm trên da bé

4. Bé bị chàm sữa nên bôi gì để giảm nốt đỏ?

Đầu tiên, bệnh chàm sữa sẽ không lây nhưng là một bệnh rất dễ tái phát, đặc biệt là khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ cao như dị ứng phấn hoa hoặc dị ứng thời tiết. Do đó, mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ cao trở thành nguyên nhân gây bệnh.

Mục tiêu điều trị chàm sữa cho bé là khiến làn da bé trở nên bình thường và kéo dài thời gian lành bệnh để hạn chế tái phát trở lại bởi bệnh này rất khó trị hẳn.

Ngoài ra, cần chăm sóc trẻ với các sản phẩm chăm sóc da để cải thiện da của trẻ. Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và yếu ớt nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng sản phẩm bôi da nào cho trẻ.

Một số kem chăm sóc da có thể sử dụng cho bé là các loại làm từ thảo dược trong tự nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da của trẻ sơ sinh. Ví dụ như kem Ceradan, Dexeryl.

Ceradan có tác dụng giảm chàm sữa ở trẻ

Ceradan có tác dụng giảm chàm sữa ở trẻ

5. Cách phòng ngừa chàm sữa cho trẻ em

Các yếu tố quan trọng nhất trong phòng ngừa chàm sữa ở trẻ đó là chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da và môi trường sống của trẻ.

5.1. Chế độ dinh dưỡng 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, nên cho trẻ uống sữa mẹ nhiều nhất có thể, chỉ nên cho trẻ ăn thêm bữa ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi trở nên. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, tôm, cua, lạc hay các thực phẩm lên men.

Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ, mẹ nên kiêng một số loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu chất tanh: Cua, cá, thậm chí cả tảo. Đây là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nếu mẹ ăn có thể theo sữa vào cơ thể trẻ gây các phản ứng dị ứng

  • Các loại thực phẩm giàu chất béo: Khi ăn nhiều chất béo, cơ thể mẹ sẽ khó chuyển hoá và dễ làm khởi phát cơ địa dị ứng

  • Các loại giàu chất cay, tê: Dễ gây tiết mồ hôi, gây ngứa làm nặng thêm tình trạng chàm sữa của bé.

5.2. Vệ sinh sạch sẽ thân thể của trẻ

Không tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm, nên tắm cho trẻ bằng nước ấm để tránh bị cảm đồng thời giảm ngứa do chàm sữa, giúp trẻ dễ chịu hơn. Đồng thời, nếu trẻ gãi nhiều có thể gây xước da hoặc tổn thương trên da dễ nhiễm khuẩn.

Tránh cho trẻ mặc các loại quần áo có chất liệu thô ráp hay bí như len tổng hợp hoặc sợi tổng hợp không thấm hút được mồ hôi và gây bít tắc da, nên mặc quần áo có chất liệu mềm, giữ trẻ luôn khô thoáng.

5.4. Vệ sinh môi trường xung quanh

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đặc biệt là nơi ngủ của bé. Nơi ngủ của bé cần thông thoáng, đầy đủ ánh nắng mặt trời cũng như được cung cấp đầy đủ độ ẩm. 

Kết luận: Chàm sữa là một bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ, thường thì khi bị chàm sữa bé chỉ bị nhẹ, tuy nhiên mẹ nên lưu ý nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây viêm da, hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ sau này. Bài viết đã nêu ra cách chữa trị cũng như cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ cho các bà mẹ đang có con nhỏ, hy vọng mẹ sẽ áp dụng thành công.

Tổng hợp: Trần Hằng

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua mục HỎI ĐÁP hoặc Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!