Tại sao trẻ 7 tuổi hay bị nôn? Cách xử trí trẻ 7 tuổi hay bị nôn
Nôn là hiện tượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày, ruột chịu tác động nào đó mà bị trào ngược lên qua thực quản rồi lên miệng. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa và hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa ở trẻ. Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn thì rất dễ bị nôn bởi các yếu tố thông thường. Tuy nhiên với những trẻ 7 tuổi hay bị nôn thì nguy cơ cao là tổn thương mãn tính ở đường ruột.
Cần thận trọng khi trẻ 7 tuổi hay bị nôn kéo dài
1. Tại sao trẻ 7 tuổi hay bị nôn?
Sau đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ ở độ tuổi này hay bị nôn:
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Tác nhân có thể do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ở một số bé bẩm sinh có hệ miễn dịch yếu thì trong quá trình phát triển rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán. Chúng ký sinh tại đường tiêu hóa, lấy dưỡng chất tại ruột, thải ra các chất độc và gây kích ứng niêm mạc ruột. Biểu hiện ở những trẻ này là ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu, hay nôn, đau bụng khi đói, thi thoảng có những đợt sốt, tiêu chảy.
- Bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính
Đa số các trường hợp là do virus và bắt nguồn từ một tổn thương tại cơ quan khác trong cơ thể. Trong số đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm một số bệnh nguy hiểm dẫn đến viêm đường tiêu hóa gây nôn ở trẻ: viêm màng não, viêm ruột thừa, viêm cầu thận, tăng áp lực hộp sọ,… Vì vậy, bố mẹ cần để ý tới những thay đổi về thể chất và tâm lý của con:
+ Trẻ có biểu hiện sốt, chuyển động cổ không linh hoạt, không thích hoạt động ngoài trời (sợ ánh sáng) thì khả năng là viêm màng não.
+ Nếu trẻ bị sốt, bỏ ăn, đau quặn bụng đặc biệt là phần hạ sườn phải, ấn vào gây đau nhói thì nguy cơ cao là trẻ bị viêm ruột thừa.
+ Trong trường hợp trẻ hay than đau đầu không rõ nguyên nhân hoặc trước đó bị một chấn thương ở vùng đầu kèm theo triệu chứng nôn nhiều vào buổi sáng, mắt nhìn mờ thì cần cho bé đi kiểm tra ngay. Rất có thể là bé bị tăng áp lực hộp sọ chèn ép vào trung tâm gây nôn.
Nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi hay bị nôn
- Ngộ độc thức ăn
Đây là nguyên nhân có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Một số trẻ bị dị ứng một loại thức ăn nào đó nhưng bố mẹ không biết vẫn cho con ăn thường xuyên. Vì vậy dẫn đến việc trẻ hay bị nôn, thậm chí nổi mẩn, tiêu chảy mỗi khi ăn thực phẩm gây kích ứng.
- Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh lý này tưởng chừng chỉ gặp ở người trưởng thành, nhưng hiện nay đã ghi nhận rất nhiều trẻ em mắc chứng này và nguyên nhân phổ biến là do thói quen ăn uống. Một số thói quen xấu như: ăn quá no, vừa ăn vừa hoạt động mạnh, nằm khi ăn, ăn vào buổi tối muộn,… làm cho cơ thắt tâm vị không thể khép chặt khiến thức ăn dễ trào ngược lên thực quản gây nôn.
- Tắc đoạn ruột
Hiện nay, rất ít trẻ mắc phải bệnh lý dị tật đường tiêu hóa này, tuy nhiên nó lại gây hậu quả khá nghiêm trọng. Ở một số trẻ, tắc một phần đoạn ruột gây cản trở sự lưu thông của thức ăn, cản trở sự hấp thu và bài tiết. Trẻ mắc bệnh lý này thường có các biểu hiện rầm rộ khi ăn một lượng lớn thức ăn hoặc ăn các thực phẩm khó tiêu. Các triệu chứng phổ biến là đau quặn bụng, nôn ra thức ăn, bí tiểu, không thể đi đại tiện.
- Một số nguyên nhân hiếm gặp khác: trẻ bị lồng ruột, rối loạn tiêu hóa, hẹp môn vị, nhiễm trùng đường niệu,…
2. Trẻ 7 tuổi hay bị nôn có nguy hiểm không?
Trẻ đã lớn mà vẫn còn nôn trớ nhiều khiến bố mẹ lo lắng, liệu có phải con mắc bệnh gì không, liệu nôn nhiều như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe sau này không?
Câu trả lời tùy thuộc vào nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ và biện pháp xử lý của bố mẹ quyết định mức độ nguy hiểm với sức khỏe của bé. Nếu nôn chỉ là do thức ăn không hợp vệ sinh hoặc rối loạn tiêu hóa thì thì bố mẹ không cần lo lắng quá. Còn nếu là các nguyên nhân như ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột, các bệnh dị tật đường ruột,... thì trẻ cần được can thiệp y tế nhanh chóng.
Trẻ 7 tuổi hay bị nôn có nguy hiểm không?
Bên cạnh việc xác định và loại bỏ nguyên nhân thì cách xử trí ban đầu của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Nếu không am hiểu mà cứ làm theo những cách truyền miệng hoặc thấy trẻ quấy khóc mà bỏ mặc thì tình trạng nôn trớ thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Việc chăm sóc trẻ khi nôn hoặc khi nào nên quyết định đưa trẻ đến bệnh viện là điều bố mẹ cần nắm vững. Bởi vậy hãy tham khảo các cách xử trí mà chúng tôi đưa ra ở dưới đây nhé.
3. Cách xử trí khi trẻ 7 tuổi hay bị nôn
Để ngăn chặn tình trạng trở nên trầm trọng hơn, sau đâu là 5 điều mẹ cần làm ngay:
- Bù nước, điện giải
Trong quá trình xử lý nôn ở trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo bù nước và điện giải là bước quan trọng nhất cần phải làm ngay. Bạn có thể sử dụng gói bột pha dung dịch Oresol, nước có cho thêm đường muối hoặc nước trái cây và chú ý nên cho trẻ uống từ từ từng chút một.
Nôn gây mất nước và điện giải nặng, nếu không được bồi phụ ngay, trẻ có thể bị suy giảm thể tích tuần hoàn biểu hiện các triệu chứng mất nước nặng: môi khô, lơ mơ, mất sức, hôn mê, co giật,…
Bù nước và điện giải khi trẻ bị nôn
- Dùng thuốc chống nôn
Đối với trẻ nhỏ thì thuốc chống nôn chỉ là giải pháp tình thế khi bé nôn liên tục không cầm được hoặc không có xu hướng giảm. Một số thuốc chống nôn được khuyến cáo sử dụng ở trẻ em: Metoclopramide, Promethazine, Ondansetron,… Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ và thận trọng khi sử dụng bởi chúng tiềm ẩn một số tác dụng phụ và làm mờ đi nguyên nhân chính gây nôn.
- Đưa trẻ đến bác sĩ
Hãy mau chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra nếu có những biểu hiện sau:
+ Trẻ nôn nhiều lần trong ngày, kéo dài mà không rõ nguyên nhân
+ Khi tình trạng nôn của trẻ trở nên nghiêm trọng: trẻ kiệt sức, li bì, vô niệu,.mê sảng, co giật, nôn nhiều hơn khi bù nước.
+ Khi nghi ngờ trẻ mắc các bệnh nặng: viêm màng não, viêm cầu thận, tăng áp lực hộp sọ, tắc ruột… Đó là khi trẻ có một hoặc nhiều dấu hiệu: nôn ra dịch xanh, vàng hoặc có lẫn máu; sốt cao; chướng bụng; đau quặn bụng; co cứng cổ, sợ ánh sáng, nôn kèm tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ…
Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi tình trạng nôn trở nên nghiêm trọng
- Loại bỏ nguyên nhân gây nôn
Khi tình trạng của bé đã ổn định lại, bố mẹ cần bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân gây nôn nhiều ở trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ mắc các dị tật đường tiêu hóa hoặc các bệnh nhiễm khuẩn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Thay đổi lại lối sống, cách ăn uống của trẻ, đảm bảo thực phẩm luôn tươi sạch và được nấu chín.
- Tăng cường sức khỏe cho bé
Bên cạnh việc xử lý tình trạng nôn, bạn cần chuẩn bị cho bé một sức khỏe tốt để chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Các thống kê cho thấy, ở những trẻ lớn thì nguyên nhân gây nôn nhiều đa số là do viêm nhiễm dạ dày – ruột. Vì vậy, ngoài việc đốc thúc trẻ ăn uống, luyện tập lành mạnh thì men tiêu hóa sẽ là biện pháp hỗ trợ tối ưu nhất.
Bổ sung men tiêu hóa để tăng cường sức khỏe cho trẻ
Một số loại men tiêu hóa được các mẹ ưa chuộng hiện nay là: BioAcimin, Amano Enzyme Gold, Golden Lab,… Việc cung cấp enzyme tiêu hóa và các lợi khuẩn đường ruột giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa của trẻ. Một hệ tiêu hóa tốt sẽ giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt, tăng sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, góp phần phòng ngừa nôn trớ.
Nôn là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn yếu. Nhưng, trẻ đã lớn mà vẫn hay bị nôn thì bố mẹ cần chú ý hơn đến sức khỏe của con.Trên đây là nguyên nhân gây nôn nhiều ở trẻ 7 tuổi và giải pháp xử lý để các mẹ tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để cùng trẻ vượt qua.
>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm giàu enzyme tiêu hóa cho trẻ
>> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều lần
>> Xem thêm: Top 10 thuốc bổ tăng sức đề kháng cho bé tốt nhất hiện nay
Tổng hợp: Thu Trang
___________________________________________________________
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.
Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.
Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua mục HỎI ĐÁP hoặc Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.