Giỏ hàng
banner

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì? Chia sẻ từ Bác sĩ Nhi khoa

Theo ước tính ở Việt Nam, cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ biếng ăn trong độ tuổi từ 1-6. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng trẻ thiếu dinh dưỡng, chậm tăng cân. Về lâu dài, sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao, nên bổ sung gì? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho cha mẹ câu trả lời và chia sẻ từ Bác sĩ Nhi khoa về vấn đề này. 

Có con biếng ăn chậm tăng cân là loại trải nghiệm gì? Chị L. ở Long Biên, Hà Nội phải mất hàng giờ để chia sẻ hết nỗi lòng của mình. “Cháu nhà chị lười ăn lắm. Bốn tuổi rồi nhưng lần nào ăn cũng phải mẹ, có khi thì bà đút cho từng miếng. Ăn được vài bận là lắc đầu, mặt nhăn nhó. Nịnh đủ kiểu nhưng không ăn thua, chỉ được một lúc. Có chịu ăn đâu nên giờ mới gầy tong teo. Con trai mà được 13 cân thôi, còn không bằng đứa 3 tuổi nữa.” - Chị L. kể lại. 

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là trăn trở của nhiều bậc cha mẹ

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là trăn trở của nhiều bậc cha mẹ

Câu chuyện này có lẽ khá quen thuộc với nhiều mẹ. Con biếng ăn, chậm tăng cân là điều không mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, thực tế thì tình trạng này đang rất phổ biến và đa phần do chính sai lầm của cha mẹ.

1. Trẻ biếng ăn là gì?

Thực sự, ít khi cha mẹ để ý đến khái niệm biếng ăn là gì. Mà thay vào đó, cứ thấy con ăn ít hơn so với mong muốn của mình, hay ăn kém hơn so với con hàng xóm là kết luận “con tôi lười ăn lắm”.

Tuy nhiên, điều này là không đúng. Trẻ biếng ăn theo Bộ Y tế là tình trạng trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết cho nhu cầu sống, hoạt động và tăng trưởng. 

Từ định nghĩa trên có thể thấy yếu tố “nhu cầu” cần được quan tâm. Mỗi đứa trẻ sinh ra là những cá thể riêng biệt, sống và hoạt động theo cách khác nhau. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng của con bạn không thể giống con nhà người ta được. Đừng vội vàng quy chụp trẻ biếng ăn theo chủ quan của cha mẹ để rồi dẫn đến cho con ăn không đúng cách.

Vậy làm thế nào để biết được trẻ thực sự biếng ăn? Dưới đây là một số biểu hiện giúp cha mẹ nhận biết tình trạng này.

- Thời gian ăn của trẻ rất lâu. Có thể do nguyên nhân như trẻ ngậm, không chịu nuốt. Bữa ăn vì thế mà kéo dài hơn 30 phút, thậm chí hàng tiếng đồng hồ.

- Số lượng thực phẩm và bữa ăn ít. Tổng lượng thức ăn một ngày của trẻ biếng ăn thường ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi. Hay nói cách khác trẻ ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi.

- Trẻ ăn không đa dạng. Chúng chỉ thích ăn đơn điệu một số món trong thời gian rất dài và hiếm khi chịu thử những món khác. Ví dụ, trẻ ăn trứng nhưng quyết không ăn thịt.

- Thái độ và hành vi không hợp tác khi ăn. Trẻ thường quấy nhiễu trong giờ ăn bằng đủ mọi trò như chạy trốn, quay mặt đi, tỏ thái độ, lấy tay che miệng hay giả vờ nôn ói. Thậm chí khi chưa ăn chúng đã bắt đầu la hét và khóc lóc.

- Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như trẻ toát mồ hôi khi ăn, căng thẳng, chán nản khi tới bữa ăn, trẻ giả bị ốm để tránh ăn, đòi ăn món khác như lấy ra thì không chịu ăn, đòi tự ăn không cần bón nhưng cũng không ăn,...

Trẻ biếng ăn là trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết cho nhu cầu sống

Trẻ biếng ăn là trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết cho nhu cầu sống

2. Trẻ biếng ăn do đâu? Có những kiểu biếng ăn nào?

Ăn uống đáng lẽ ra là hoạt động con người cảm thấy thoải mái, thư thái nhất. Nhưng tại sao một số đứa trẻ lại không thiết ăn hoặc xem bữa ăn như một cực hình? 

Tất cả đều có lý do của nó cả cha mẹ ạ. Dựa vào nguyên nhân, chúng ta có thể chia biếng ăn thành 4 kiểu. Bao gồm: biếng ăn bệnh lý, biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn do dinh dưỡng chưa hợp lý. Đặc điểm của từng kiểu biếng ăn cụ thể sẽ được trình bày ngay sau đây.

2.1. Trẻ biếng ăn do bệnh lý

Dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng tình trạng biếng ăn có thể do vấn đề sức khỏe của con bạn. 

Một số bệnh lý về đường tiêu hoá, đường hô hấp là nguyên nhân thường gặp. Ví dụ như nhiễm trùng, rối loạn tiêu hoá, bệnh giun sán làm trẻ mệt, sốt, đường ruột bị tổn thương, tiêu hóa kém. Kết quả là trẻ ăn không ngon, chán ăn.

Bên cạnh đó một số vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm amidan, nấm lưỡi, nhiệt miệng gây đau khi nhai, nuốt cũng ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ. 

Ngoài ra, trẻ mắc bệnh mạn tính như hen phế quản, suy tim,... cũng có thể trở nên biếng ăn.

Đối với một số trường hợp trẻ bị bệnh cần phải sử dụng thuốc điều trị. Các thuốc này ít nhiều đều gây ra tác dụng không mong muốn. Chẳng hạn như ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, làm thay đổi vị giác, gây loạn khuẩn ruột. Khi đó, chúng trở thành nguyên nhân làm trẻ biếng ăn. Kháng sinh là một ví dụ điển hình. Nhiều mẹ coi kháng sinh như thần dược, hễ trẻ hơi khò khè, ho, sổ mũi là mua ngay cho con dùng. Tuy nhiên, mẹ có biết đa phần trẻ ốm vặt là do vi rút. Khi đó, kháng sinh chẳng những không có tác dụng mà còn làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột dẫn tới trẻ tiêu hóa kém và biếng ăn.

Trẻ biếng ăn có thể do trẻ đang bị ốm

Trẻ biếng ăn có thể do trẻ đang bị ốm

Cuối cùng, nguyên nhân trẻ biếng ăn bệnh lý hiếm gặp hơn cả là những khiếm khuyết bẩm sinh như rối loạn giác quan, rối loạn vị giác, hở hàm ếch, hoặc yếu tố di truyền. 

>> Xem thêm Chỉ mặt điểm tên những nhóm bệnh thường gây biếng ăn ở trẻ

2.2. Trẻ biếng ăn do sinh lý

Nếu bỗng một ngày, không rõ lý do, con bạn tự nhiên lười ăn hơn so với mọi hôm thì rất có thể bé đang biếng ăn sinh lý.

Hầu như trẻ nào cũng trải qua giai đoạn này và đây không phải là vấn đề nghiêm trọng lắm. Mẹ để ý sẽ thấy biếng ăn sinh lý thường gắn liền với một mốc phát triển nào đó của trẻ như lẫy, mọc răng, bò, ngồi, tập đi, tập nói. Nguyên nhân là do lúc này chúng đang tập trung học các kỹ năng mới và mải mê khám phá thế giới. Sẽ mất khoảng 1-2 tuần để trẻ quen với sự thay đổi này và quay trở lại quỹ đạo ăn uống bình thường.

Để không cảm thấy bỡ ngỡ, mẹ cần lưu ý các mốc biếng ăn sinh lý thường gặp dưới đây.

- Trẻ 3-4 tháng tuổi tập lẫy. Biểu hiện: tự nhiên bú ít đi.

- Trẻ 4-8 tháng tuổi mọc răng. Biểu hiện: mọc răng, có thể kèm sốt, sưng ngứa chỗ mọc răng, lười bú, lười ăn dặm.

- Trẻ 6 tháng tuổi tập ăn dặm. Biểu hiện: từ chối thức ăn mới, nhè bột, không chịu ăn.

- Trẻ 9-10 tháng tuổi tập đi. Biểu hiện: tự nhiên biếng ăn.

- Trẻ 16-18 tháng tuổi thích khám phá chạy nhảy. Biểu hiện: không tập trung ăn uống.

- Trẻ 2-3 tuổi bắt đầu đi nhà trẻ. Biểu hiện: từ chối thức ăn lạ, lười ăn ở trường.

Trẻ biếng ăn do sinh lý qua các giai đoạn

Trẻ biếng ăn do sinh lý qua các giai đoạn

2.3. Trẻ biếng ăn do tâm lý

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân thường gặp nhất.

Ở Việt Nam, tỷ lệ lớn (54,58%) trẻ từ 1-3 tuổi được ghi nhận biếng ăn do tâm lý. Các nguyên nhân tâm lý có thể xuất phát từ bản thân đứa trẻ, từ cha mẹ, người chăm sóc hay từ môi trường.

Xuất phát từ bản thân đứa trẻ

Một số trẻ có xu hướng làm ngược lại ý muốn của cha mẹ do tâm lý tự khẳng định mình, muốn được chú ý. Trẻ cũng dần hình thành sở thích, sự hứng thú với một số món ăn nhất định, thích màu sắc, cách bày trí món ăn. Và nếu không được đáp ứng, chúng sẽ khó chịu, ức chế dẫn đến biếng ăn.

Xuất phát từ cha mẹ, người chăm sóc

Cha mẹ thường vội vàng kết luận con biếng ăn theo suy nghĩ chủ quan mặc dù trẻ vẫn tăng cân và có chiều cao phù hợp. Điều này dẫn tới cách cho ăn sai lầm là thúc ép trẻ ăn theo ý muốn của mình. Chính hành động lo lắng quá mức này sẽ dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn tâm lý. Trẻ bắt đầu trở nên sợ hãi, căng thẳng khi tới bữa ăn. Điều tồi tệ nhất là chúng coi bữa ăn như một cực hình.

Khi gặp áp lực tâm lý các chức năng tuần hoàn, thần kinh và nội tiết được ưu tiên, còn hệ tiêu hóa thì không nên sẽ hoạt động chậm lại. Các lợi khuẩn trong đường ruột cũng trở nên mất ổn định. Đây là cơ hội cho vi khuẩn có hại tấn công. Tình trạng này kéo dài sẽ làm hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn nên càng khiến mức độ biếng ăn thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, việc cha mẹ chưa hiểu rõ sự phát triển tâm sinh lý của trẻ cũng ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của con. Ví dụ trẻ từ 15-18 tháng tuổi sẽ thích ăn bốc, phá thức ăn. Nên nếu cha mẹ giới hạn quá mức, không muốn con quậy, bón cho con từng tí một thì chúng sẽ nhanh chóng giảm hứng thú với thức ăn.

Trẻ biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân thường gặp

Trẻ biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân thường gặp

2.4. Trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố có liên hệ mật thiết với tình trạng biếng ăn ở trẻ. Các vấn đề chưa hợp lý ở đây bao gồm: khẩu phần ăn không đa dạng, thiếu chất; số lượng và dạng thức ăn không phù hợp; chế biến không hợp lý; và chế độ ăn không khoa học.

- Khẩu phần ăn không đa dạng, thiếu chất

Những bữa ăn không đa dạng thực phẩm hay quá thiên về một loại thực phẩm có thể dẫn tới thiếu các vi chất cần thiết như vitamin, khoáng chất,... Chúng là thành phần quan trọng của quá trình chuyển hoá trong cơ thể. 

Bên cạnh đó các yếu tố như vitamin nhóm B, kẽm và lysin còn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác ăn của trẻ. Chúng giúp kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Như vậy, khi thiếu chất dinh dưỡng, trẻ sẽ chuyển hoá kém, ăn không ngon, lâu dần dẫn tới biếng ăn.

- Số lượng và dạng thức ăn không phù hợp

Hệ tiêu hoá của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên vô cùng non nớt. Do đó khi số lượng và dạng thức ăn không phù hợp sẽ gây trở ngại cho hệ tiêu hoá. 

Việc cho trẻ ăn quá nhiều vừa khiến chúng cảm thấy đầy tức bụng, vừa làm cho hệ tiêu hoá bị quá tải. Vì thế mà thức ăn không được xử lý và hấp thu tốt. 

Bên cạnh đó, cho trẻ ăn cơm hạt sớm quá khi chưa có nhiều răng cũng là sai lầm mẹ hay mắc phải. Trẻ chưa nhai được sẽ nuốt luôn cả hạt cơm thô vào bụng. Nên để tiêu hóa được dạ dày-ruột phải làm việc nhiều hơn và tốn nhiều thời gian hơn.

Cứ như vậy trẻ sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, táo bón. Những tình trạng này trực tiếp làm giảm hứng thú ăn uống của trẻ.

- Chế biến không hợp lý

Ví dụ một đứa trẻ mới tập ăn dặm mà mẹ đã cho con ăn bột đặc thì khả năng cao trẻ sẽ không ăn. Một trường hợp khác, nếu mẹ lúc nào cũng xay nhuyễn đồ ăn của con khi con đã có đủ răng lại sẽ khiến con dễ chán. Thức ăn chế biến không hợp lý với từng giai đoạn phát triển của trẻ thì trẻ thường sẽ không chịu ăn. 

Ngoài ra, việc chế biến thức ăn không hợp lý như nấu quá lâu, nấu lại nhiều lần, bảo quản chưa đúng cách, cũng khiến thức ăn mất đi lượng chất dinh dưỡng quan trọng.

Trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

- Chế độ ăn không khoa học

Lịch ăn khoa học cho trẻ đồng nghĩa với khoảng cách giữa các bữa ăn phù hợp. Khi các bữa ăn trong ngày quá dày hoặc quá thưa sẽ khiến hệ tiêu hoá bị quá tải hoặc giảm hoạt động. 

Bên cạnh đó, trẻ ăn nhiều bữa gần nhau sẽ no lâu và không thực sự đói trước khi ăn. Khi không đói, con ăn sẽ không còn ngon miệng nữa. 

3. Trẻ biếng ăn có nguy hiểm không?

Khi con gặp phải tình trạng nào đó cha mẹ thường quan tâm đến mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Với trẻ biếng ăn, câu trả lời là có nguy hiểm. Tùy vào mức độ biếng ăn của trẻ mà các hậu quả để lại sẽ khác nhau. Dưới đây là những trường hợp có thể xảy ra.

- Trẻ thiếu dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân và đồng thời là hậu quả của trẻ biếng ăn. Khi trẻ ăn ít hơn nhu cầu, nguồn nguyên liệu đầu vào không đủ sẽ dẫn tới thiếu chất.

- Trẻ chậm phát triển thể chất

Các khảo sát về trẻ em cho thấy biếng ăn là yếu tố nguy cơ của nhẹ cân, và trẻ biếng ăn có chiều cao và cân nặng ít hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi. Bên cạnh đó, với thể trạng kém hơn, trẻ biếng ăn sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khi ốm cũng thường lâu khỏi.

- Ảnh hưởng đến phát triển nhận thức, cảm xúc, tâm thần

Yếu tố dinh dưỡng quan trọng cho thể chất và đồng thời cũng cần thiết cho não bộ. Do đó, trẻ biếng ăn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, cảm xúc và tâm thần. Nghiên cứu đã chỉ ra trẻ biếng ăn có chỉ số phát triển tâm thần thấp hơn đáng kể so với trẻ không biếng ăn cùng tuổi. 

 

Trẻ biếng ăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ

Trẻ biếng ăn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ

- Trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị bệnh

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò hình thành hệ miễn dịch cho trẻ. Trong đó phải kể đến các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, sắt, canxi, vitamin C, vitamin A, vitamin D. Khi thiếu những chất này, sức đề kháng của trẻ sẽ bị suy giảm dẫn tới trẻ dễ bị bệnh.

Thống kê cho thấy nguy cơ viêm đường hô hấp ở trẻ biếng ăn cao hơn 45% so với trẻ bình thường.

Những hậu quả trên thường xảy ra khi trẻ biếng ăn kéo dài. Tuy nhiên mẹ cũng không được chủ quan. Để đánh giá tình trạng của trẻ một cách khách quan và chính xác nhất, mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể theo dõi tốc độ phát triển của con thông qua Bảng cân nặng tiêu chuẩn dành cho trẻ, hoặc chỉ số khối cơ thể BMI. 

Dưới đây là cách áp dụng chỉ số BMI dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

- Bước 1. Tính BMI 

Công thức tính: BMI = cân nặng/ (chiều cao x chiều cao)

Trong đó: cân nặng tính theo kilogram, chiều cao tính theo mét.

- Bước 2. Dựa vào biểu đồ tăng trưởng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên của Tổ chức Y tế Thế giới, được Bộ Y tế công nhận là phù hợp với trẻ em Việt Nam.

biểu đồ tăng trưởng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Biểu đồ tăng trưởng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Biểu đồ bao gồm 4 vùng như trên hình: thiếu cân, sức khỏe dinh dưỡng tốt, nguy cơ béo phì và béo phì.

Sau khi tính được giá trị BMI, dóng trên trục tuổi tương ứng để xác định vị trí xem tình trạng của trẻ nằm trong vùng nào.

Ví dụ: trẻ 4 tuổi, nặng 13kg, cao 1m. 

Ta tính được BMI= 13/ (1 x 1) = 13

Trẻ 4 tuổi nên từ vị trí số 4 trên trục tuổi ta gióng thẳng lên, đến mức BMI=13 ở trục BMI. Từ đó sẽ ra được trẻ đang bị thiếu cân.

4. Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Sau khi đánh giá sơ bộ tình trạng của trẻ các mẹ có thể nhận được 1 trong 2 kết quả sau: trẻ biếng ăn bị thiếu cân, hoặc trẻ biếng ăn không bị thiếu cân. 

Ở trường hợp 1 chắc chắn mẹ phải bắt tay giải quyết vấn đề ngay. Đối với trường hợp số 2 mẹ có thể an tâm một chút, tuy nhiên nên sớm thực hiện những thay đổi phù hợp để trẻ hứng thú trở lại với bữa ăn.

Như đã nói trong các phần trước, dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với tình trạng biếng ăn. Do đó, những can thiệp về dinh dưỡng sẽ giúp trẻ cải thiện được vấn đề này. 

Vậy trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì? Dưới đây là những gợi ý dành cho mẹ.

4.1. Bổ sung bộ ba Kẽm - Lysine - Vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Đây là 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác ngon miệng của trẻ.

* Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Kẽm là vi chất dinh dưỡng, chất khoáng nằm trong hơn 13 loại chất khoáng kháng nhau mà cơ thể không tự tổng hợp được mà cần được bổ sung từ nguồn thức ăn bên ngoài. Ngoài những vai trò quan trọng trong chuyển hoá, miễn dịch, kẽm còn giúp tạo cảm giác ngon miệng. Cụ thể khi thiếu khoáng chất này, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Ở Việt Nam, khoảng 70% trẻ em đang bị thiếu kẽm. Đây có lẽ là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. 

Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Để bổ sung kẽm cho trẻ mẹ có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau. 

Thứ nhất là đa dạng hóa bữa ăn. Sử dụng nguồn thức ăn giàu kẽm và vi chất dinh dưỡng nói chung. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như trai, ngao, sò, hàu; khá nhiều trong thịt nạc đỏ (heo, bò, cừu), sữa, trứng, ngũ cốc thô, hạt bí ngô, hạt điều và các loại đậu (25-50mg/kg).

Thứ hai là sử dụng viên uống hoặc siro bổ sung kẽm theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Vì chế phẩm dạng dược phẩm thường có liều lượng kẽm cao có thể vượt quá nhu cầu của trẻ. Do đó cần có hướng dẫn của bộ y tế khi cho trẻ uống bổ sung viên kẽm.

Cuối cùng là dùng những thực phẩm tăng cường kẽm. Đây là cách đơn giản, hiệu quả hơn đó là sử dụng các thực phẩm có tăng cường kẽm. Ví dụ hạt nêm, bột canh, bột mì, bánh quy, thực phẩm chức năng có tăng cường kẽm để cho trẻ sử dụng hàng ngày. Những loại này có chứa 1 lượng nhỏ kẽm và đảm bảo được nhu cầu của trẻ.

* Bổ sung lysine cho trẻ biếng ăn

Lysine là acid amin có trong thành phần cấu tạo của nhiều loại protein trong cơ thể. Đây là một acid amin thiết yếu không chỉ có chức năng phát triển hệ xương khớp, mà còn là yếu tố giúp trẻ cải thiện chứng biếng ăn vô cùng hiệu quả. Với vai trò duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, lysine sẽ kích thích cảm giác ngon miệng, giúp trẻ ăn ngon. Thực tế đã chứng minh, khi thiếu lysine hoặc thiếu các yếu tố chuyển hóa lysine thì trẻ trở nên biếng ăn, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch.

Bổ sung lysine đúng cách cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Lysine giúp trẻ biếng ăn chậm tăng cân ăn ngon miệng hơn

Nhu cầu lysine ở trẻ cao gấp đôi ở người trưởng thành. Cụ thể mỗi ngày tính theo 1 kg cân nặng, trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi cần 99mg, từ 7-15 tuổi cần 44mg. 

Cơ thể không thể tự tổng hợp được lysine, do đó trẻ cần bổ sung từ bên ngoài thông qua chế độ dinh dưỡng. Lysine có khá nhiều trong một số loại thực phẩm. Ví dụ như lòng đỏ trứng, cá, thịt, sữa tươi, và các loại đậu. 

Tuy nhiên, khi đun nấu, lượng lysine mất đi khá lớn. Trong khẩu phần ăn của người Việt Nam, ngũ cốc chiếm đến 70-80%, mà khi đun ngũ cốc làm mất đi khoảng 80% lysine nên chúng ta thường bị thiếu acid amin này.

Trẻ rất cần lysine để ăn ngon và nhanh lớn, do đó cha mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ. Để khắc phục lượng lysine hao hụt do chế biến, mẹ có thể cho con ăn nhiều thức ăn giàu lysine. Hoặc sử dụng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giúp cung cấp vừa đủ lysine cho nhu cầu của trẻ.

* Bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn

Vitamin B là nhóm vitamin tan trong nước, có nhiều trong các loại ngũ cốc, gạo lứt, các loại rau xanh, trứng, thịt gà, trái cây họ cam quýt, các loại hạt như lạc, hạt điều, óc chó, đậu đỏ hạt to, chuối. Đây là những vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, kích thích sự tạo men tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, và tạo cảm giác thèm ăn.

Ở trẻ biếng ăn, chậm lớn ít khi bị thiếu một loại Vitamin nhóm B đơn độc mà thường là thiếu nhiều loại cùng một lúc. Vì vậy, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các Vitamin nhóm B thông qua chế độ ăn hàng ngày hoặc các thực phẩm bổ sung để giúp con cải thiện tình trạng biếng ăn và cân nặng.

Bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

4.2. Thêm chất xơ vào chế độ ăn của trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Chất xơ mặc dù không mang lại giá trị dinh dưỡng nhưng chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. 

Đầu tiên là các chất xơ không tan trong nước. Đây là thành phần cứng của ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau xanh. Chất xơ không hòa tan sẽ không được tiêu hóa và hấp thu vào máu. Thay vào đó, chúng có nhiệm vụ làm tăng khối lượng phân. Nhờ đó trẻ sẽ đại tiện dễ dàng hơn và ít bị táo bón. 

Khác với chất xơ không tan, chất xơ hoà tan có tính chất mềm, dính và có thể hấp thụ nước trở thành gel ở bên trong đường tiêu hóa. Với tính chất như vậy, chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa. Ngoài ra một số chất xơ còn là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn tại ruột già. Hệ vi sinh phát triển ổn định sẽ góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa tốt thức ăn. Các nguồn thực phẩm chứa chất xơ hòa tan như các loại đậu, bơ, yến mạch, lúa mạch. 

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

4.3. Bổ sung men vi sinh cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Men vi sinh hay probiotics là các vi khuẩn có lợi được bổ sung vào cơ thể nhằm mục đích ổn định hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Về bản chất chúng không khác gì các lợi khuẩn sống tại đường ruột như Lactobacillus, Bifidobacteria,...

Vai trò của các vi khuẩn này là giúp đường ruột luôn khỏe mạnh. Chúng cạnh tranh vị trí gắn với vi khuẩn gây bệnh, sản xuất ra các acid chuỗi ngắn (SCFA) giúp làm lành tổn thương cho niêm mạc ruột và tiết ra các enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. 

Hệ vi sinh đường ruột ổn định là yếu tố quan trọng giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh. Hạn chế được các tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, tác dụng phụ của kháng sinh gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ.

Nếu trẻ biếng ăn kèm theo rối loạn tiêu hóa thường xuyên hoặc đang dùng thuốc kháng sinh thì mẹ nên sử dụng men vi sinh cho trẻ.

Cách đơn giản nhất là cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên. Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu tập ăn sữa chua. Mỗi ngày bổ sung cho trẻ nửa hộp hoặc một hộp sữa chua không/ít đường, sau bữa ăn 30 phút là có thể giúp trẻ duy trì một hệ tiêu hóa khỏe.

Men vi sinh giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh

Men vi sinh probiotics giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng trực tiếp các sản phẩm men vi sinh. Hiện nay có rất nhiều probiotics dành cho trẻ dưới dạng dung dịch uống hoặc bột cốm với đa dạng chủng loại và số lượng vi sinh vật. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp với độ tuổi và tình trạng của trẻ.

4.4. Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Dinh dưỡng từ thức ăn sẽ không được hấp thu một cách dễ dàng và hiệu quả nếu không có sự hỗ trợ của men tiêu hóa.

Men tiêu hóa là các enzyme được tiết ra bởi các tuyến tiêu hóa. Chúng có nhiệm vụ phân cắt thức ăn thành kích thước đủ nhỏ, cỡ phân tử để có thể di chuyển qua niêm mạc ruột vào máu. 

Dựa vào loại thực phẩm mà chúng phân cắt, người ta thường chia enzyme tiêu hóa thành 3 loại.

- Enzyme tiêu hóa tinh bột: Amylase, chủ yếu được tiết ra từ tuyến tụy và tuyến nước bọt.

- Enzyme tiêu hóa chất đạm: Protease, chủ yếu được tiết ra tại dạ dày và tuyến tụy.

- Enzyme tiêu hóa chất béo: Lipase, chủ yếu được tiết ra từ tuyến tụy. 

Bình thường, cơ thể sẽ sản xuất đủ các enzyme kể trên để tiêu hóa hết lượng thức ăn trẻ ăn vào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ví dụ như khi trẻ ốm, rối loạn tiêu hóa, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng. Lượng men tiết ra không đủ để phân cắt thức ăn dẫn đến tình trạng chậm tiêu, khó tiêu, đi ngoài phân sống và kém hấp thu. Khi đó, mẹ nên bổ sung thêm cả men tiêu hóa cho trẻ. 

Men tiêu hóa giúp trẻ tiêu hóa, hấp thu tốt dưỡng chất

Men tiêu hóa giúp trẻ tiêu hóa, hấp thu tốt dưỡng chất

Hiện nay, men tiêu hóa cũng có rất nhiều loại và được dùng trong các mục đích khác nhau. Do đó, để lựa chọn được sản phẩm an toàn, hiệu quả cho trẻ, trước khi mua mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ có kinh nghiệm nhé.

5. Một số giải pháp khác cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, với trẻ biếng ăn mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp dưới đây.

- Cho trẻ ăn một cách khoa học, không ép khi con không muốn ăn nữa.

- Tránh tuyệt đối vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi để trẻ tập trung ăn.

- Đảm bảo trẻ đói trước khi ăn. Bữa chính và bữa phụ cách nhau khoảng 2 tiếng. Trước giờ ăn, không cho trẻ ăn vặt, uống nước ngọt, nước trái cây hoặc kể cả sữa. Nếu trẻ khát, chỉ nên cho con uống nước lọc.

- Chuẩn bị đồ ăn đa dạng, hấp dẫn với nhiều màu sắc để giúp trẻ tăng hứng thú với bữa ăn.

- Cả nhà ăn cùng nhau để tạo không khí vui vẻ khi ăn. Khen ngợi, khích lệ trẻ khi thấy con tiến bộ.

- Cuối cùng, cha mẹ hãy trở thành tấm gương trên bàn ăn cho trẻ học tập. Thói quen ăn uống tốt của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tích cực đến con.

Bữa ăn cả gia đình giúp trẻ ăn hào hứng hơn

Bữa ăn cả gia đình giúp trẻ ăn hào hứng hơn

6. Chia sẻ từ Bác sĩ Nhi khoa về vấn đề trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Tiến sĩ, Bác sĩ Nhi khoa Lê Thị Thu Hương là chuyên gia hiện đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, với hơn 20 năm kinh nghiệm đồng hành, giúp đỡ rất nhiều em bé trong lĩnh vực dinh dưỡng. Chia sẻ về biếng ăn chậm tăng cân, Bác sĩ Hương cho biết đây là vấn đề nhiều trẻ đang gặp phải. 

Biếng ăn hiểu đơn giản là em bé từ chối ăn hoặc là ăn rất ít. Nếu trẻ có biểu hiện biếng ăn nhưng cân nặng vẫn đạt chuẩn thì có thể chỉ là sinh lý bình thường. Tuy nhiên khi trẻ có dấu hiệu chậm tăng cân, nhẹ cân so với tốc độ phát triển thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm được giải pháp tối ưu cho các con. 

Mỗi em bé là một cá thể khác nhau, do đó nguyên nhân và cách điều trị cũng khác nhau. Em bé có thể biếng ăn do tâm lý, sinh lý, bệnh lý hay vấn đề dinh dưỡng. Đối với trường hợp bệnh lý, bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để điều trị triệt để. Về vấn đề tâm lý thì cả người chăm sóc và em bé cần thay đổi, không ép em bé ăn, thấu hiểu tính cách và tâm lý của con. Nếu trẻ biếng ăn do thức ăn đưa vào mất cân bằng thì cần áp dụng các giải pháp về chế độ dinh dưỡng. 

Chia sẻ từ Bác sĩ Hương về vấn đề trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Chia sẻ từ Bác sĩ Hương về vấn đề trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Một chế độ ăn cho em bé cần đa dạng, đủ các nhóm chất đạm - đường - béo - vitamin - khoáng chất - chất xơ và nước. Như vậy cơ thể em bé mới hấp thu đầy đủ và có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để tham gia vào các khâu trong quá trình chuyển hóa và phát triển. Với các loại thực phẩm khác nhau sẽ có các loại đạm, acid amin, vitamin và khoáng chất khác nhau. Do đó các bố mẹ nên cố gắng phối hợp các loại thực phẩm đa dạng về màu sắc, tô màu đĩa bột để em bé được nhận đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Bên cạnh đó, em bé là cơ thể đang phát triển. Trên cơ sở đó hệ miễn dịch cũng đang trưởng thành và phát triển theo. Do đó em bé rất dễ bị ốm, nhiễm vi khuẩn, vi rút. Và chính tình trạng ốm đó gây nên biểu hiện lười ăn. Bởi thế cho nên chúng ta cần hỗ trợ các em bé tăng sức đề kháng để em bé đỡ bị ốm và ăn ngon được.

Với trẻ biếng ăn, việc ăn thêm được dù chỉ một chút thôi là rất khó. Do đó giai đoạn đầu có thể sử dụng các thực phẩm chức năng cho em bé với mục đích bổ sung thêm enzyme tiêu hóa và lợi khuẩn để hỗ trợ trẻ tiêu hóa, hấp thu tốt; bổ sung vitamin và khoáng chất để trẻ có đủ vi chất, giúp tăng cảm giác ngon miệng, tăng sức đề kháng. Khi thể lực tăng lên, sức ăn của em bé cũng sẽ tăng lên. 

Bác sĩ Hương đã tìm hiểu về rất nhiều sản phẩm trị biếng ăn cho trẻ. Trong số đó, Amano Enzym Gold là giải pháp được bác sĩ Hương đánh giá là tương đối toàn diện. Sản phẩm là sự kết hợp đầy đủ các thành phần men tiêu hóa, men vi sinh, các yếu tố vi lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bác sĩ Hương đã sử dụng Amano cho các em bé và nhận được phản hồi tích cực từ các mẹ. Hầu hết các con uống Amano sau khoảng 5-7 ngày bắt đầu có những cải thiện rõ rệt về tiêu hóa, về tình trạng biếng ăn. Sau lộ trình sử dụng từ 4-6 tuần tiếp theo, các em bé đã có biểu hiện tăng cân tốt, ăn ngon miệng và ít ốm vặt hơn trước. 

Amano Enzym Gold với nguyên liệu chính được sản xuất tại nhà máy Amano Enzyme Nhật Bản theo công nghệ độc quyền tại Nhật Bản, độ an toàn và hiệu quả tác dụng được đảm bảo, trong khi chi phí vẫn phù hợp với hầu hết bố mẹ. Ngoài ra, mùi vị của sản phẩm lại rất dễ uống cho em bé ở nhiều độ tuổi khác nhau. Do đó, Amano Enzym Gold được bác sĩ Hương rất tin tưởng sử dụng cho các em bé đang gặp phải vấn đề dinh dưỡng và tiêu hóa.

Chia sẻ của Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hương về sản phẩm Amano Enzym Gold

Amano Enzym Gold - Giải pháp toàn diện cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Thành phần Amano Enzym Gold:

- Men tiêu hóa của Nhật: Biodiastase 2000, Lipase AP12, Lactase DS100-K.

Ưu điểm: Thành phần men tiêu hóa được nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản, được sản xuất bằng công nghệ lên men vi sinh nên đảm bảo an toàn, hiệu quả tác dụng đối với trẻ em.

- Men vi sinh dạng bào tử: 2 chủng Bacillus clausiiBacillus subtilis, số lượng 2 x 10^8 đơn vị.

Ưu điểm: Men vi sinh dạng bào tử có đời sống kéo dài, chịu được nhiệt và môi trường acid dạ dày. Do đó, khi vào cơ thể vượt qua đường hàng rào acid, đến được ruột, bám dính vào thành ruột và phát huy tốt tác dụng.

- Vi chất giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng: Kẽm, lysin và vitamin B1, B2, B5, B6.

- Dưỡng chất hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp trẻ phát triển toàn diện: vitamin D, canxi, selen, DHA, taurin, acid folic, cao nấm men bia, immunecanmix.

Công dụng của Amano Enzym Gold:

Bổ sung enzyme tiêu hóa, các lợi khuẩn bào tử có ích, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giúp ăn ngon miệng, cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ em và người lớn và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Đối tượng sử dụng Amano Enzym Gold:

- Trẻ biếng ăn chậm tăng cân, gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm lớn, ăn không ngon miệng. Người gầy nhẹ cân, cơ thể suy nhược, kém hấp thu dưỡng chất.

- Người tiêu hóa kém do thiếu men tiêu hóa hoặc loạn khuẩn đường ruột.

Sản phẩm hiện đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được chuyên gia y tế khuyên dùng.

Amano Enzym Gold giúp trẻ hết biếng ăn, tăng cân tốt

Amano Enzym Gold giúp trẻ hết biếng ăn, tăng cân tốt

Như vậy đến đây, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về vấn đề biếng ăn chậm tăng cân ở trẻ. Từ nguyên nhân biếng ăn, hậu quả, đến một số giải pháp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Hy vọng rằng, qua bài viết này chị L. ở Long Biên, Hà Nội và các cha mẹ sẽ tìm được cách phù hợp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của con. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề trẻ biếng ăn chậm tăng cân hoặc về sản phẩm Amano Enzym Gold, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua mục HỎI ĐÁP hoặc Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!