Giỏ hàng
banner

Ăn gì cho ngon miệng? Một số vitamin giúp ăn ngon miệng

Ăn không ngon miệng nguyên nhân do đâu?

1. Bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm cảm giác ngon miệng

Các chứng bệnh viêm loét, nhiệt miệng, đặc biệt khi trời nóng có thể gây đau khi ăn, làm giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, một số bệnh lý đường ruột như viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản, nhiễm giun sán, hội chứng ruột kích thích cũng khiến cơ thể dễ buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, giảm ham muốn ăn ở người bệnh.

Bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm cảm giác ngon miệng

Bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm cảm giác ngon miệng

2. Tác dụng phụ của một số thuốc ảnh hưởng tới vị giác

Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, làm biến đổi cân bằng  hệ vi sinh vật đường ruột, gián tiếp làm mất cảm giác ngon miệng như thuốc trị viêm loét dạ dày, kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc nhuận tràng,...

3. Bệnh tự kỷ và các bệnh sa sút trí tuệ khác làm mất cảm giác ngon miệng

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, trẻ em mắc chứng tự kỷ, kém linh hoạt về nhận thức và kinh nghiệm ăn uống bị hạn chế. Một số trẻ sẽ chỉ ăn ít hơn năm loại thức ăn hoặc chỉ ăn thức ăn có màu nhất định. Những người mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác thường gặp khó khăn trong mua bán và chuẩn bị thức ăn, và họ có thể bỏ bữa hoặc quên đi việc ăn uống cũng như các công việc thường ngày khác.

4. Stress, căng thẳng, trầm cảm gây rối loạn vị giác

Các vấn đề về cuộc sống, công việc dễ gây ra ức chế, căng thẳng quá độ và các rối loạn cảm xúc khác gây ra những biến đổi về vị giác khiến mất cảm giác thèm ăn hay ăn không ngon miệng.

5. Phụ nữ mang thai giảm cảm giác thèm ăn

Phụ nữ có thai, đặc biệt trong ba tháng đầu thường có triệu chứng thai nghén, gây buồn nôn, khó chịu. Trầm cảm ở phụ nữ mang thai và trầm cảm sau sinh cũng khiến cơ thể giảm ham muốn ăn uống.

6. Một số bệnh lý khác khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn

Tuyến giáp tiết ra các hormon có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất. Các bệnh lý gây tăng hoặc giảm tiết quá mức những hormon này  gây ra các rối loạn tiêu hóa và thay đổi khẩu vị ở người bệnh.

Ăn gì cho ngon miệng? Một số vitamin giúp ăn ngon miệng

Một số bệnh như nhiễm trùng nặng như HIV-AIDS, lao phổi, hay các bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay trong quá trình hóa trị-xạ trị khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, sút cân, ăn không ngon.

Ăn gì cho ngon miệng?

1. Điều chỉnh thực đơn hằng ngày thay đổi vị giác

  • Thử các loại thực phẩm mới, thay thế thịt đỏ bằng hải sản, thịt gia cầm và các loại đậu, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế dầu mỡ trong công thức, thay đổi công thức nấu nướng giúp giảm ngấy và tăng ham muốn ăn uống.
  • Uống đủ nước, đồng thời tránh uống quá nhiều nước trước khi ăn gây cảm giác no, lượng thức ăn vào sẽ giảm.
  • Sử dụng các loại gia vị, ví dụ gừng, ớt, tỏi, quế, hồi… chúng vừa gây tăng ham muốn ăn uống, vừa có tác dụng tốt với cơ thể.

Điều chỉnh thực đơn hằng ngày thay đổi vị giác

Điều chỉnh thực đơn hằng ngày thay đổi vị giác

2. Chia ra nhiều bữa nhỏ tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa

Khi ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa sẽ khiến cơ thể dễ ngán, bụng căng tức khó chịu, hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức. Vì thế, có thể chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, đặc biệt nếu bạn vừa ốm dậy, khả năng ăn uống còn kém, lượng thức ăn mỗi bữa vừa đủ và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết, đồng thời giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn

Chia ra nhiều bữa nhỏ tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa

Chia ra nhiều bữa nhỏ tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa

3. Tăng cường vận động nhằm kích thích tiêu hóa

Tập thể dục, chẳng hạn đi bộ hay đạp xe khiến tiêu hao năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh, miễn dịch tốt và gây cảm giác thèm ăn, khiến chúng ta ăn ngon miệng hơn. Đồng thời đây cũng là biện pháp giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Tăng cường vận động nhằm kích thích tiêu hóa

Tăng cường vận động nhằm kích thích tiêu hóa

4. Giấc ngủ ngon làm tăng cảm giác ngon miệng

Ngủ đủ giấc hay ngủ ngon giúp duy trì tốc độ trao đổi chất của cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Khi bạn thức dậy sau một giấc ngủ ngon, cơ thể sẽ cảm thấy đói và thèm ăn hơn.

5. Tránh sử dụng thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa

Hạn chế rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước có gas, chất béo bão hòa và các chất gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột. Tránh lạm dụng thức ăn và đồ uống có thêm đường, chẳng hạn như bánh ngọt, kem và đồ uống trái cây. Đường và rượu không có bất kì chất dinh dưỡng nào, đường có thể thêm ở bất kì loại thực phẩm nào như bánh mì, nước sốt, vì thế cần lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Tránh sử dụng thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa

Tránh sử dụng thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa

6. Giữ vệ sinh răng miệng giúp ăn ngon miệng hơn

 Các vấn đề về răng miệng như nóng nhiệt, có thể sẽ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Thế nên, hãy giữ vệ sinh răng miệng, chữa dứt điểm các cơn đau , viêm, giúp bạn thoải mái ăn uống và ngon miệng hơn.

Một số vitamin giúp ăn ngon miệng

Các vitamin giúp ăn ngon miệng hơn gốm có:

  • Vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12 là các vitamin giúp ăn ngon miệng có nhiều trong rau xanh, ngũ cốc, và các loại hạt có mầm. Đặc biệt vitamin B12 giúp chuyển đổi các thực phẩm thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B12 còn ngừa tình trạng cơ thể mệt mỏi do thiếu máu. Sự thiếu hụt vitamin B12 phổ biến hơn ở người lớn tuổi vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tự nhiên giảm theo tuổi tác, nhưng cũng có thể giảm do một số loại thuốc. Vì vậy, cần bổ sung đủ lượng protein được khuyến nghị, một nguồn cung cấp B12 phổ biến, cũng như các loại thực phẩm tăng cường B12 khác.
  • Vitamin A: có nhiều trong cà rốt, rau cải xanh, gan cá hồi, cải thiện thị lực và là thành phần cấu tạo mô của cơ thể, giúp miễn dịch khỏe mạnh.
  • Vitamin D và canxi : có nhiều trong thịt, trứng, sữa, cần thiết cho phát triển xương và răng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
  • Vitamin C: có nhiều trong hoa quả, như chanh, bưởi, rau xanh , giúp làm lành vết thương, tái tạo tế bào,  tham gia vào quá trình tổng hợp máu , cải thiện miễn dịch của cơ thể

Một số vitamin giúp ăn ngon miệng

Một số vitamin giúp ăn ngon miệng

Ngoài ra, bên cạnh các vitamin giúp ăn ngon miệng, chúng ta cần bổ sung thêm một có nguyên tố vi lượng có tác dụng kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt như:

  • Sắt: Sắt có nhiều trong thịt, trứng, sữa, là thành phần quan trọng để cấu thành nên hemoglobin, và hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Khi thiếu sắt, bạn sẽ dễ bị thiếu máu và mệt mỏi.
  • Kẽm: giúp tăng hấp thu, hỗ trợ miễn dịch, tăng cảm giác ăn ngon miệng.
  • Tyrosine: Đây là một amino axit có khả năng tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh trong não, từ đó giúp làm tăng năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi của cơ thể.

Men tiêu hóa Amano Enzym Gold- kích thích cơ thể ăn uống ngon miệng

Men tiêu hóa Amano Enzym Gold là sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản. Với thành phần chính là cao nấm men bia, lợi khuẩn dạng bào tử, các enzym tiêu hóa cùng với các vitamin và khoáng chất thiết yếu,  Amano Enzym Gold được chứng minh có hiệu quả khi sử dụng trong các trường hợp:

Men tiêu hóa Amano Enzym Gold- kích thích cơ thể ăn uống ngon miệng

Men tiêu hóa Amano Enzym Gold- kích thích cơ thể ăn uống ngon miệng

Xem thêm Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng mẹ phải làm sao? 

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY

 

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!