Giỏ hàng
banner

Cho trẻ ăn mì tôm mẹ cẩn thận những nguy cơ này

Mì tôm là thực phẩm khá quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Và đây cũng là món ưa thích của nhiều đứa trẻ. Có khi chuẩn bị những đồ ăn khác thì chúng chẳng chịu động đũa, nhưng cứ thấy mì tôm là hào hứng hẳn. Tuy nhiên mẹ có biết thói quen này rất tai hại. Trẻ ăn mì tôm thường xuyên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đến sức khoẻ.

Mì tôm chứa chất gì?

Mì tôm hay mì ăn liền được phát minh bởi một người Nhật Bản, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1958. Thành phần chính của sản phẩm này gồm có bột lúa mì, tinh bột, nước, muối, dầu cọ để chiên mì và một số chất phụ gia, gia vị khác. Cũng có loại mì không chiên với mục đích giảm hàm lượng chất béo.

Về giá trị dinh dưỡng, mì tôm chứa nhiều bột đường, chất béo, muối nhưng ít  đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Một gói mì có năng lượng 300-350 Kcal, bằng ⅓ nhu cầu năng lượng/ngày của trẻ từ 1-3 tuổi. 

trẻ ăn mì tôm có được không

Mì tôm chứa nhiều tinh bột, chất béo nhưng ít đạm, xơ và vitamin khoáng chất

Mì tôm dễ ăn, tiện dụng, giá thành lại rẻ chỉ dao động khoảng 3000 đồng nên rất phổ biến. Theo ước tính của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, Việt Nam xếp thứ 5 trong các quốc gia về số khẩu phần mì tôm tiêu thụ.

Trẻ ăn nhiều mì tôm có nguy cơ gì?

Mì ăn liền thường được coi là không lành mạnh. Điều này hoàn toàn có cơ sở. Dưới đây là 5 tác hại khi cho trẻ ăn thường xuyên. 

Cho trẻ ăn mì tôm mẹ cẩn thận những nguy cơ này

- Thiếu dinh dưỡng

Dựa trên thành phần cũng thấy mì tôm rất nghèo dinh dưỡng, chủ yếu là chất bột, dầu, muối, nhưng ít đạm, vitamin và khoáng. Trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn cần được cung cấp đa dạng các nhóm chất, nên mì tôm không phải là lựa chọn phù hợp.

Nhiều tác giả còn cho rằng, trẻ ăn mì làm giảm khả năng hấp thụ các thực phẩm khác, nên càng dẫn tới thiếu dinh dưỡng. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển não bộ của trẻ. Theo bác sĩ MClaire McCarthy, Đại học Y Harvard, có 11 nhóm dưỡng chất giúp trẻ phát triển trí não tốt nhất. Đó là chất đạm, kẽm, sắt, choline, folate, iot, vitamin A, D, B6, B12, và acid béo omega-3. Như vậy, thường xuyên ăn mì tôm không giúp được gì cho trí não, thậm chí còn làm trẻ trở nên kém thông minh.

trẻ ăn mì tôm có được không

Trẻ ăn nhiều mì tôm sẽ thiếu chất, không tốt cho sự phát triển trí não

- Béo phì

Mì tôm chiên có lượng chất béo lớn, khoảng 13-17g trên một sản phẩm. Thành phần này có thể làm tăng nguy cơ trẻ thừa cân, béo phì. Đặc biệt khi mì được chiên đi chiên lại nhiều lần, chứa hàm lượng chất béo bão hoà cao. Trẻ thì thích ăn mì mà ăn mãi không thấy no nên càng ăn nhiều hơn.

- Trẻ biếng ăn

Thường xuyên ăn mì tôm sẽ khiến trẻ biếng ăn những thực phẩm khác. Nguyên nhân do những chất phụ gia, điều vị có trong mì tôm làm thay đổi vị giác của trẻ. Bên cạnh đó, đây cũng là sản phẩm không tốt cho tiêu hoá. Ăn nhiều sẽ khiến trẻ bị đầy hơi, đau dạ dày.

- Suy giảm miễn dịch

Để sợi mì sau khi nấu không đóng bánh và dính vào nhau, các nhà sản xuất thường bổ sung thêm propylene glycol. Tất nhiên với hàm lượng trong giới hạn cho phép. Nhưng khi trẻ ăn quá nhiều, propylene glycol được hấp thụ nhiều sẽ tích tụ tại các cơ quan. Và một tác hại được biết đến là gây suy giảm miễn dịch. Trẻ có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị ốm hơn.

trẻ ăn mì tôm có được không

Chất phụ gia trong mì tôm có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bị ốm

- Hại thận

Thành phần muối natri trong mì ăn liền quá cao không tốt cho thận của trẻ. Vì khi đó thận phải làm việc nhiều hơn, hoặc bị ứ đọng muối gây nguy cơ sỏi thận.

- Ung thư

Trẻ ăn mì trong thời gian dài còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thành phần phụ gia trong mì gói như bột ngọt monosodium glutamate, dioxin và chất hoá dẻo có trong bao bì là những chất gây ung thư. 

Lưu ý khi cho trẻ ăn mì tôm

Sau khi biết những tác hại kể trên chắc hẳn mẹ không bao giờ muốn mua mì tôm cho con ăn nữa. Tuy nhiên một số đứa trẻ “nghiện” ăn mì tôm và không muốn ăn đồ ăn khác. Vậy mẹ phải làm gì?

Nếu được mẹ hãy giảm tối đa lượng mì tôm trẻ ăn và thử áp dụng một số biện pháp dưới đây.

trẻ ăn mì tôm có được không

Lưu ý khi cho trẻ ăn mì tôm

- Lựa chọn loại mì không chiên, ít chất béo, ít muối.

- Không dùng gia vị đi kèm với gói mì.

- Chần qua mì bằng nước sôi và bỏ nước đầu để loại bớt dầu chiên.

- Cho thêm món rau, thịt, trứng vào bát mì để tăng thêm giá trị dinh dưỡng.

Dù áp dụng cách gì đi chăng nữa, mì tôm vẫn là thực phẩm không phù hợp với trẻ. Do đó mẹ nên hạn chế tối đa thực phẩm này nhé. Đối với những trẻ biếng ăn, không chịu ăn món khác, mẹ cần tìm giải pháp để giúp trẻ ăn ngon hơn. Ví dụ bổ sung thêm các vi chất như kẽm, vitamin nhóm B, lysin để tăng cảm giác thèm ăn. Hoặc các loại men hỗ trợ trẻ tiêu hoá tốt thức ăn. Cuối cùng, một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm đạm, tinh bột, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.

>> Xem thêm Giúp bé hết biếng ăn nhờ 5 bí quyết từ chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!