TRẺ 1 TUỔI BIẾNG ĂN BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO?
1 tuổi là độ tuổi bé bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên. Bé bắt đầu thay đổi rất nhiều cả về sinh lý và suy nghĩ. Chính vì những thay đổi như vậy có thể dẫn đến việc bé có thể biếng ăn. Nhưng không phải trẻ ở độ tuổi này biếng ăn Bố Mẹ đều bó tay do các nguyên nhân khác nhau. Vậy khi con biếng ăn như vậy Bố Mẹ sẽ làm gì? Cùng AMANO tìm hiểu những nguyên nhân cũng như cách giải quyết vấn đề này của bé nhà bạn nhé.
1. Nguyên nhân bé 1 tuổi biếng ăn
Bé nào biếng ăn cũng sẽ bởi những nguyên nhân nhất định. Việc Bố Mẹ tìm được nguyên nhân chính là điểm mấu chốt. Giúp bé thoát khỏi tình trạng biếng ăn dai dẳng bám mãi không thôi.
1.1. Trẻ 1 tuổi biếng ăn do bệnh lý:
Đặc điểm của trẻ em với hệ miễn dịch yếu nên rất hay mắc bệnh. Những bệnh bé hay mắc như ho, viêm phổi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,... Những bệnh này khiến việc nạp thêm chất dinh dưỡng vào cơ thể bé bị ảnh hưởng. Bé sẽ ăn kém hơn, không chịu ăn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng vì bé rất hay ốm vặt.
Vì vậy nếu bé có ốm vặt Bố Mẹ cũng không nên thắc mắc tại sao hôm nay bé lại ăn ít như thế nhé. Điều đó là rất bình thường thôi.
1.2 Trẻ 1 tuổi biếng ăn do sinh lý:
TRẺ 1 TUỔI BIẾNG ĂN BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO?
Biếng ăn sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Như đã nói ở trên, thì trẻ 1 tuổi có sự thay đổi sinh lý khá rõ rệt. Trẻ sẽ mọc răng, sẽ tập đi, tập nói,... Tất cả những thay đổi sinh lý đó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ ăn của trẻ. Trẻ sẽ ăn ít đi hoặc biếng ăn không chịu ăn.
Điều Bố Mẹ lúc này nên làm đó là hiểu con đang gặp vấn đề tâm lý nào để giải quyết triệt để nhé.
1.3 Khẩu phần ăn gây biếng ăn ở trẻ 1 tuổi
Khẩu phần ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Khẩu phần ăn quá nhiều chất xơ, quá nhiều chất béo hay quá nhiều chất đạm cũng khiến bé thừa chất. Nấu lặp đi lặp lại 1 món khiến bé thừa một số chất nhưng lại thiếu những chất còn lại. Mẹ không chăm chỉ nấu nướng cho con cũng là một điều khiến bé biếng ăn. Nhìn những món ăn được trang trí đẹp mắt trên bàn sẽ kích thích bé ăn tốt hơn rất nhiều.
1.4 Thói quen cho trẻ vừa ăn vừa chơi cũng là nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn
Vừa ăn vừa chơi sẽ làm bé mất tập trung vào bữa ăn. Khi bé mất tập trung thì việc ăn của bé sẽ bị gián đoạn, bé không thấy cơm ngon nữa. Hoặc khi bé vừa ăn vừa chơi bé sẽ không cảm nhận được hết mùi vị của đồ ăn. Điều này khiến cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của con không được hoàn toàn.
Hơn thế nữa, khi bé không tập trung vào bữa ăn sẽ khiến cho bữa ăn kéo dài. Việc để bữa ăn kéo dài là vô cùng không tốt đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng cũng như tiến độ bữa ăn của trẻ
1.5 Nhồi nhét trẻ ăn khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn không lối thoát
Suy nghĩ để trẻ không được đói chỉ là suy nghĩ ngày xưa. Bây giờ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mới thực sự là ưu tiên hàng đầu. Trẻ lúc nào cũng trong tình trạng no do các mẹ nhồi nhét quá đáng sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé luôn trong tình trạng quá tải. Quá tải lâu như vậy không những gây bệnh cho bé mà còn khiến sức khỏe sau này của trẻ bị suy giảm.
Nhồi nhét cho trẻ lúc nào cũng trong tình trạng no bụng sẽ khiến trẻ không thèm ăn, ăn cảm thấy không ngon miệng nữa.
2. Những biểu hiện của trẻ 1 tuổi biếng ăn là gì?
Để biết bé đang bị làm sao mẹ nên biết những biểu hiện của bé thể hiện ra bên ngoài. Đây là cách nhận biết dễ nhất giúp mẹ bắt bệnh bé một cách chính xác:
- Không chịu ăn hết khẩu phần ăn.
- Thời gian ăn thường kéo dài hơn bình thường.
- Lượng thức ăn chỉ bằng 1/2 những đứa trẻ cùng tuổi.
- Luôn ngậm cơm không chịu nuốt khiến cho thời gian ăn rất lâu, con khóc, mẹ mệt mỏi.
- Từ chối không chịu ăn, khóc lóc khi nhìn thấy mẹ cho ngồi vào bàn ăn, khóc khi nhìn thấy thức ăn.
- Có thể nôn ọe khi ăn hoặc ngửi thấy mùi thức ăn đã buồn nôn.
- Không tăng hoặc chậm tăng cân trong vòng 3 tháng liên tục.
3. Những hậu quả khi trẻ 1 tuổi biếng ăn lâu ngày.
Những hậu quả của biếng ăn sẽ không biểu hiện ngay mà những biểu hiện này sẽ âm thầm diễn ra đối với mỗi đứa trẻ. Dưới đây sẽ là một số hậu quả chính và nghiêm trọng nếu như bé biếng ăn lâu ngày:
3.1 Trẻ 1 tuổi biếng ăn lâu ngày sẽ khiến bé thiếu hụt dưỡng chất:
Thiếu hụt dưỡng chất hay còn gọi là thiếu hụt chất dinh dưỡng là một điều quan trọng kìm hãm sự phát triển hiện tại cũng như sau này của trẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến các giác quan cũng như hoạt động thường ngày của bé
- Thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng đến thị lực, gây khô mắt, mắt nhìn mờ,...
- Thiếu vitamin B1: Bé sẽ ăn uống kém hơn, gây tê phù, thiếu máu,...
- Thiếu vitamin D: gây còi xương, suy dinh dưỡng,...
3.2 Trẻ 1 tuổi hiếng ăn gây chậm phát triển trí não:
Chậm phát triển trí não là một điều mẹ nào cũng lo lắng. Vì thời buổi hiện tại khi không phải lo quá nhiều về cái ăn, cái mặc thì các mẹ sẽ lo lắng về việc phát triển của con hơn. Khi con biếng ăn bé sẽ thiếu một số vi dưỡng chất quan trọng cho não như Omega -3, Omega-6, DHA,.. Những dưỡng chất quan trọng này không những nuôi dưỡng não bộ trẻ mà còn giúp bé thông minh hơn, phát triển vượt trội hơn.
Nhiều nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy những trẻ biếng ăn sẽ chậm phát triển trí não hơn rất nhiều lần so với những trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ngay từ khi còn nhỏ.
3.3. Trẻ 1 tuổi biếng ăn gây suy giảm hệ miễn dịch:
Suy giảm hệ miễn dịch khiến bé rất dê bị bệnh. Và biếng ăn là một trong những nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.
Một nghiên cứu trên rất nhiều bà mẹ cho rằng. Các con biếng ăn thì hệ miễn dịch suy giảm đi rất nhiều. Các bé rất dễ mắc các bệnh như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt, viêm phổi, tiêu chảy,...
3.4 Gây ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc là hậu quả nguy hiểm sau cùng của trẻ 1 tuổi biếng ăn:
Trẻ 1 tuổi biếng ăn gây rối loạn hay giảm chỉ số cảm xúc EQ. Chỉ số này khiến bé tự tin hơn, vui đùa với những đứa trẻ khác, hòa nhập với cộng đồng,... Khi chỉ số này thuyên giảm bé sẽ sống khép mình hơn, chậm tiếp xúc xã hội,... Lâu dần có thể gây tự kỷ ở trẻ, chậm tiếp xúc xã hội và khiến bé khó phát triển sau này.
4. Cách phòng tránh trẻ 1 tuổi biếng ăn:
Vây để phòng tránh việc trẻ 1 tuổi biếng ăn Bố Mẹ nên làm gì?
- Cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi. Thông thường trẻ 5-6 tháng tuổi mới cho ăn dặm. Nhiều mẹ cho con ăn sớm từ khi mới được 4 tháng tuổi. Việc cho ăn dặm sớm như vậy cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của bé. Hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt mà đã phải tiêu hóa những thứ quá cứng sẽ bị quá tải. Vì thế hãy cho bé ăn đúng độ tuổi nhé.
- Cho trẻ ăn đúng số lượng, phù hợp với độ tuổi: Không cho bé ăn quá no hay những đồ ăn bé chưa thể nhai được khiến bé khó khăn trong ăn uống hơn rất nhiều.
- Cho bé ăn đa dạng thức ăn để bé không bị thiếu vitamin hay khoáng chất nào các mẹ nhé.
- Không ép trẻ ăn, không quát mắng khi trẻ đang ăn.
- Hạn chế tối đa những đồ chơi điện tử khi bé đang ăn. Không cho bé xem tivi hay mở điện thoại cho bé chơi. Cho bé tập trung vào bữa ăn và những đồ ăn trên bàn.
- Tập cho bé ngồi bàn ăn để bé tập trung ăn và tư thế ngồi ăn đúng sau không bị gù
- Tạo không khí ăn uống vui vẻ khi bé ăn sẽ khiến bé ăn ngon miệng hơn rất nhiều.
5. Các cách khắc phục việc trẻ 1 tuổi biếng ăn:
Việc tìm ra được cách giải quyết trẻ 1 tuổi biếng ăn là nhu cầu của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Vì bé biếng ăn không chỉ bé hay ốm đau, mệt mỏi. Các mẹ còn mệt gấp 10 lần, ngoài việc lo cho bé, các mẹ còn phải lo thêm việc bé đi viện nếu bé cứ ốm lên tục. Như vậy sẽ rất mệt mỏi.
Vậy khắc phục việc bé biếng ăn như thế nào?
- Thay đổi thực đơn cho bé hàng ngày. Việc đa dạng thực đơn sẽ khiến bé ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn. Bé sẽ có hứng thú với bữa ăn hơn rất nhiều đó.
- Cân đối giữa các món ăn cũng là một cách kích thích bé ăn. Bé sẽ không bị thừa hay thiếu chất nào cả.
- Cho bé bổ sung các vitamin mà cơ thể khó lấy được từ đồ ăn.
- Không cố ép trẻ ăn nếu như trẻ đã từ chối
- Không nên cho bé ăn quà vặt trước khi ăn cơm
- Tuyệt đối không cho con nghich điện thoại, ipad, hay xem tivi. Những việc này sẽ khiến bé mất tập trung với bữa ăn.
- Cố gắng không kéo dài bữa ăn của bé. Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút.
- Khen ngợi trẻ dù trẻ chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ
- Để thìa để bé tự xúc ăn
...
Hãy áp dụng ngay từ hôm nay để xem thay đổi của bé trong vài ngày tới nha các Mẹ.
Cảm ơn các Mẹ đã đọc hết bài viết này. Nếu cần hỏi đáp thắc mắc gì xin hãy liên hệ cho page tại đây