Giỏ hàng
banner

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ do đâu? Mách mẹ cách xử trí hiệu quả nhất

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với những bé dưới 2 tuổi, trung bình mỗi năm sẽ gặp phải 2-3 đợt tiêu chảy, có hoặc không kèm theo nôn trớ. Tiêu chảy và nôn trớ ở trẻ em thường khó kiểm soát và dễ ảnh hưởng đến thể trạng bé, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc hiểu biết về tiêu chảy, nôn trớ và nắm chắc các biện pháp xử lý là điều vô cùng cần thiết trong hành trình nuôi dưỡng trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ do đâu?

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ do đâu?

Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tập trung vào những trẻ lớn hơn 1 tuổi. Đối với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ để có những xử trí phù hợp nhất.

1. Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tiêu chảy và nôn trớ của trẻ mà bố mẹ thường không để ý nhiều.

1.1. Nguyên nhân chủ quan

+ Do trẻ thiếu enzyme lactase: Đây là một enzyme quan trọng trong việc phân giải đường lactose có trong sữa. Theo các thống kê cho thấy, khoảng 10% trẻ nhỏ bị mắc chứng không dung nạp lactose hoặc thiếu enzyme phân giải lactose. Tức là trung bình cứ 10 trẻ trên thế giới thì có 1 bé không có khả năng tiêu hóa và hấp thu đường trong sữa.

Trong số đó, một bộ phận nhỏ là bẩm sinh có thể do yếu tố gen di truyền hoặc ở những trẻ sinh thiếu tháng. Còn lại, hầu hết những bé mắc chứng không dung nạp lactose là hậu quả của việc tổn thương đường ruột kéo dài ở trẻ làm thiếu hụt men lactase. Điều này thường xảy ra khi trước đó trẻ đã từng bị các bệnh về đường ruột trong thời gian dài: nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, viêm dạ dày ruột,… hoặc có một đợt sử dụng kháng sinh đường ruột.

Thiếu enzyme lactase khiến trẻ tiêu chảy, nôn trớ sau khi uống sữa

Thiếu enzyme lactase khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ sau khi uống sữa

Biểu hiện ở những trẻ như vậy thường là: sau khi uống sữa hoặc bú mẹ, trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn trớ ra sữa,… Vì không có enzyme lactase – công cụ giúp cơ thể cắt nhỏ phân tử lactose để dễ hấp thụ - lactose đi tới đại tràng tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển tạo ra các chất độc gây nôn, kéo nước vào đại tràng gây tiêu chảy.

>> Xem thêm: Trẻ bao nhiêu tuổi thì bắt đầu cho uống sữa tươi

+ Do trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

Ở một số trẻ, cơ vòng đường ruột không được kiểm soát tốt dẫn đến tình trạng co thắt bất thường làm tăng nhu động đường ruột gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, dẫn đến thiếu hụt enzyme tiêu hóa hoặc thiếu các lợi khuẩn. Thức ăn xuống ruột nhưng không được hấp thu hết gây đầy chướng bụng, nôn trớ và tiêu chảy. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến và thường gặp mà bố mẹ cần lưu tâm.

1.2. Nguyên nhân khách quan

+ Nhiễm khuẩn đường ruột:

Bên cạnh những trẻ sinh ra đã có hệ tiêu hóa yếu thì có rất nhiều yếu tố gây hại đến đường ruột của trẻ trong quá trình phát triển. Điển hình là nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán,…), dùng kháng sinh đường uống dài ngày làm rối loạn cân bằng vi sinh tại ruột.

Ngoài tiêu chảy và nôn trớ, còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, sụt cân, mệt mỏi, bỏ bữa,… Và những dấu hiệu này xảy ra thường xuyên trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Ở những trẻ biếng ăn, thể trạng gầy yếu, hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ bị vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công.

 

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột dễ gây tiêu chảy và nôn trớ

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột dễ gây tiêu chảy và nôn trớ

+ Bệnh tả:

Đây là bệnh do vi khuẩn tả (tên khoa học là Vibrio cholerae) gây ra và có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tả là tiêu chảy liên tục, phân hầu như là nước, màu trắng đục; nôn ói không cầm được; đau quặn bụng. Nếu không có các biện pháp để cầm và bổ sung nước, điện giải kịp thời cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy kiệt. Đây có thể coi là một trong những bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với lối sống hiện đại và sạch sẽ ngày nay, số trẻ mắc tả đã giảm xuống, nhưng bố mẹ vẫn cần phải chú ý trong sinh hoạt ăn uống.

+ Ngộ độc thực phẩm:

Nguyên nhân này liên quan chủ yếu đến đồ ăn, thức uống của trẻ hằng ngày. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi trẻ ăn phải đồ ăn lạ, dễ gây kích ứng ( như hải sản); đồ ăn chưa được nấu chín hoặc bị ôi thiu; nguồn nước bị nhiễm khuẩn hoặc bé có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Biểu hiện chính thường là đau quặn bụng, đôi khi kèm theo tiêu chảy, nôn trớ và nổi mẩn, sưng đỏ. Những triệu chứng này thường xuất hiện cấp tính ngay sau khi ăn phải thực phẩm gây ngộ độc.

2. Trẻ bị tiêu chảy kèm nôn trớ có nguy hiểm không?

Tiêu chảy và nôn trớ là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu bố mẹ chủ quan không theo dõi sát sao bé thì chúng có thể tiến triển nặng và gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

2.1. Gây mất nước và điện giải

Tiêu chảy gây mất nước và điện giải một cách nhanh chóng và trầm trọng, đặc biệt là trẻ con. Đặc biệt, tiêu chảy ở cấp độ nặng rất dễ xảy ra nguy cơ co giật, tổn thương não, hôn mê thậm trí tử vong ở trẻ. Việc mất một lượng nước và điện giải lớn trong thời gian ngắn mà không được bù kịp thời làm suy giảm thể tích tuần hoàn, thiếu máu đến các cơ quan mang tính sống còn như tim, não, phổi.

Mất nước và điện giải khiến bé mệt mỏi, kiệt sức, co giật, hôn mê,...

Mất nước và điện giải khiến bé mệt mỏi, kiệt sức, co giật, hôn mê,...

2.2. Thể trạng suy kiệt

Cùng với việc mất nước và điện giải khiến trẻ bị mệt, kiệt sức thì khi nôn khiến trẻ bị mất một lượng lớn chất dinh dưỡng làm cho trẻ bị kiệt sức, suy dinh dưỡng.

2.3. Rối loạn tiêu hóa

Việc thường xuyên nôn trớ và tiêu chảy làm rối loạn nhu động đường ruột, mất các enzyme tiêu hóa, mất các lợi khuẩn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của bé sau này. Bên cạnh đó, nôn khiến cho dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản, gây ra nguy cơ loét thực quản ở trẻ nhỏ.

2.4. Nhiễm khuẩn

Nôn tức là thức ăn từ dạ dày và ruột trào ngược ra ngoài theo đường miệng, quá trình này có thể làm cho thức ăn mắc lại ở cổ họng, đường thở gây nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai giữa, đau rát họng,… Một số chuyên gia cho biết, tiêu chảy và nôn trớ ở trẻ có thể gây ra các biến chứng về nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, thiếu chất dinh dưỡng kéo dài cũng làm suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm hơn.

3. Cách xử trí hiệu quả nhất khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Có rất nhiều cách để cầm tiêu chảy và nôn trớ cho trẻ, nhưng nếu không nắm vững và hiểu rõ bạn có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy hãy tham khảo những cách dưới đây nhé.

3.1. Bổ sung nước và điện giải

Điều đầu tiên bạn cần phải làm ngay đó là bù phụ đủ nước và điện giải cho trẻ. Oresol, nước trái cây thêm một chút muối là một trong những lựa chọn thông minh. Bạn cần cho trẻ uống từ từ từng ngụm nhỏ (bằng thìa), tránh cho uống ngay một lượng lớn sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn. Cho trẻ uống đến khi trẻ ổn định lại.

Bổ sung nước, điện giải khi trẻ bị tiêu chảy

Bổ sung nước, điện giải khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

3.2. Quan sát, theo dõi biểu hiện của trẻ

Song song với quá trình trên, bạn cần thận trọng quan sát các biểu hiện khác thường của trẻ.

+ Trẻ nôn và tiêu chảy nặng hơn sau khi uống các dung dịch bù nước và điện giải.

+ Có biểu hiện mất nước nặng: Da xanh xao, môi khô, li bì, vô niệu (không đi tiểu được), mất phản xạ, hôn mê, co giật

+ Nôn, tiêu chảy ra máu, nôn ra mật xanh vàng hoặc kèm sốt cao, đau bụng dữ dội

Lúc này bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

3.3. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy và nôn trớ

+ Cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng đường tiêu hóa. Nếu trẻ thuộc nhóm đối tượng không dung nạp lactose, mất cân bằng hệ vi sinh vật, thiếu hụt enzyme tiêu hóa thì cần có biện pháp cải thiện cho trẻ.

+ Kiểm tra nguồn nước, thức ăn của trẻ: Loại bỏ các thực phẩm mà trẻ bị dị ứng, cần ăn chín, uống sôi, không cho trẻ ăn những đồ ăn khó tiêu hóa hoặc gây ngộ độc. Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay cho trẻ thường xuyên, khử trùng bát đũa, đồ chơi của trẻ.

+ Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm ký sinh trùng cho trẻ (nếu có).

3.4. Bổ sung các chế phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa

Các men vi sinh đường ruột là sản phẩm được các chuyên gia khuyến khích và các bà mẹ tin dùng ở những trẻ tiêu hóa kém, hay bị tiêu chảy, nôn trớ.

Ở bài viết này chúng tôi giới thiệu tới bạn đọc sản phẩm men tiêu hóa đang được tin tưởng và ưa chuộng nhất hiện nay: Amano Enzym Gold

Lựa chọn Amano Enzym Gold giúp phòng tránh tiêu chảy, nôn trớ ở trẻ

Lựa chọn Amano Enzym Gold giúp phòng tránh tiêu chảy, nôn trớ ở trẻ

Amano Enzym Gold là chế phẩm có chứa lợi khuẩn và các enzyme tiêu hóa hỗ trợ lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bé chống lại được các tác nhân gây hại. Amano Enzym Gold đã được ghi nhận là sản phẩm tiêu hóa có công dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy và nôn trớ, kích thích trẻ ăn ngon để phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Sản phẩm thực sự hữu ích đối với những trẻ bị thiếu hụt enzyme tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, thể trạng gầy yếu, suy kiệt.

>> Xem thêm: Trẻ em bị tiêu chảy có phải do thiếu kẽm

>> Xem thêm: Amano Enzym Gold – giải pháp nuôi con khôn lớn

>> Xem thêm: Bé đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì?

Tóm lại, tiêu chảy và nôn trớ ở trẻ gây ra không ít khó khăn cho bố mẹ khi nuôi con nhỏ. Bởi vậy trang bị cho mình một kiến thức tốt, am hiểu các biện pháp xử trí và dự phòng là điều vô cùng cần thiết để cùng con trưởng thành.

Tổng hợp: Thu Trang

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua mục HỎI ĐÁP hoặc Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!