Trẻ tự nhiên biếng ăn do đâu và nên xử lý như thế nào?
Cha mẹ thường rất lo lắng khi trẻ tự nhiên biếng ăn và sợ rằng liệu có vấn đề nghiêm trọng gì đang xảy ra với con không? Theo Bác sĩ nhi khoa Gellner (Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ), hoàn toàn bình thường khi trẻ từ 1 đến 5 tuổi trở nên ăn chậm hơn mặc dù vẫn khoẻ mạnh và tăng trưởng tốt. Hiện tượng này còn được gọi là biếng ăn sinh lý và sẽ được đề cập đến trong bài viết này.
Biểu hiện trẻ tự nhiên biếng ăn
Một ngày như mọi ngày, mẹ vẫn chuẩn bị đồ ăn cho trẻ như thế nhưng dường như trẻ ăn ít hơn. Cảm giác như con không thấy đói. Nịnh mãi con không chịu ăn mà cố bón cũng chỉ được vài thìa.
Trẻ "tự nhiên biếng ăn" khiến nhiều mẹ lo lắng
Có gì đó sai ở đây chăng? Đồ ăn không ngon hay con đang không khỏe? Nhưng con vẫn chơi đùa vui vẻ cơ mà? Mẹ thực sự rất bối rối.
Vậy trẻ tự nhiên biếng ăn là do đâu?
Nói là tự nhiên con biếng ăn cũng không hẳn là đúng. Tuy nhiên, tình trạng biếng ăn này xảy ra rất bình thường và cha mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ tự nhiên biếng ăn này không phải vì con bệnh mà là do những nguyên nhân dưới đây.
- Trẻ tạm chán thực phẩm.
Nếu bữa nào cũng cho trẻ ăn cùng một loại cháo thì cũng hơi chán đấy mẹ ạ. Nhất là khi trẻ chưa biết nói, con chẳng có cách nào khác để thể hiện với mẹ rằng “con muốn ăn món khác” ngoài việc từ chối ăn.
Những món ăn lặp đi lặp lại khiến trẻ chán ngán
- Thay đổi sinh lý.
Khi chuyển tiếp giữa các giai đoạn như biết lẫy, ngồi, bò, đi, trẻ cũng trở nên ăn ít hơn. Lý do là vào thời kỳ này trẻ tập trung khám phá và học hỏi những kỹ năng mới nên sẽ “xao lãng” việc ăn uống. Ngoài ra tốc độ tăng trưởng cũng liên quan đến khả năng ăn uống của trẻ. Khi trẻ biết đi, sự thèm ăn sẽ giảm đi do nhu cầu dinh dưỡng giảm.
- Thức ăn mới.
Trẻ ăn ít đi khi tập ăn dặm hay chuyển sang ăn cơm nguyên hạt là cách trẻ đối phó với những thay đổi. Hiện tượng này còn được gọi là hội chứng sợ những điều mới lạ (Neophobia). Trẻ em sẽ có xu hướng từ chối những loại thực phẩm không rõ ràng hoặc mới lạ với chúng.
Làm gì khi trẻ tự nhiên biếng ăn?
Theo bác sĩ Gellner, trẻ ăn bao nhiêu được quyết định bởi trung tâm “thèm ăn” ở não. Trẻ thực sự biết mình phải ăn bao nhiêu để đảm bảo đủ năng lượng và tăng trưởng bình thường. Và dưới đây là những điều cha mẹ cần làm.
- Cho trẻ thời gian để làm quen với sự thay đổi.
Những thay đổi sinh lý hay thay đổi thức ăn mới đều cần thời gian để con thích nghi. Do đó, cha mẹ không cần phải sốt ruột.
Cho trẻ thời gian làm quen với thức ăn mới
Cha mẹ có thể chia nhỏ nhiều bữa, để trẻ ăn ít một. Nếu trẻ mới tập ăn dặm thì ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.
- Chuẩn bị đồ ăn dinh dưỡng, đa dạng, tránh gây nhàm chán.
Thức ăn cho trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ lưu ý tránh lặp lại nhiều lần để không khiến trẻ cảm thấy nhàm chán.
- Để trẻ ăn theo nhu cầu.
Trẻ tự ăn được sẽ ăn khi chúng cần. Nếu trẻ không đói, không ăn cũng không sao cả, đến bữa sau con sẽ đói. Nhắc con ăn nhiều quá sẽ chỉ phản tác dụng.
Nhiều cha mẹ sợ con thiếu dinh dưỡng mà cho con ăn vặt cả ngày. Việc này sẽ làm con không thực sự đói trước bữa ăn chính. Nếu khát, hãy cho con uống nước lọc thay vì các loại nước khác. Ngay kể cả nước trái cây hoặc sữa cùng nên hạn chế trước bữa ăn vì chúng có chứa đường và calo nên có thể khiến trẻ ngang dạ.
- Không ép trẻ ăn.
Ép trẻ ăn sẽ tạo ra cuộc chiến mà phần thắng không bao giờ thuộc về cha mẹ. Việc làm này chỉ càng làm con thấy sợ hãi bữa ăn và coi mỗi giờ ăn như một hình phạt dành cho mình.
Không nên ép trẻ ăn, vì sẽ gây phản tác dụng
- Để con tự ăn khi có thể.
Cha mẹ không nên bón từng thìa cho con ăn. Con đói sẽ tự ăn. Thay vào đó cha mẹ hãy tập trung vào thức ăn của mình. Trẻ thích bắt chước theo cha mẹ nên nếu thấy cha mẹ ăn ngon, nó cũng sẽ muốn tương tự như vậy.
- Tạo không khí vui vẻ khi ăn.
Đừng phàn nàn trẻ ăn nhiều hay ít ngay trước mặt nó. Đừng để trẻ ăn riêng khi cả nhà đã ăn xong. Trẻ sẽ thấy chán. Đừng nói với trẻ kiểu như “Con không ăn đồ mẹ nấu, nghĩa là không yêu mẹ.” Điều này không giúp trẻ ăn tốt hơn mà chỉ khiến con thấy rằng ăn là nghĩa vụ để mẹ vui lòng chứ không phải vì sức khỏe của mình. Vì vậy cha mẹ không nên gây tâm lý cho con theo cách này.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ, chứa vi chất dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt thức ăn.
Chẳng hạn như bổ sung các vitamin nhóm B, lysin, kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Hoặc cho trẻ sử dụng men vi sinh với vai trò ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, giúp thức ăn được tiêu hoá và hấp thu tốt hơn.
Bổ sung dưỡng chất giúp trẻ ăn ngon hơn
>> Xem thêm về Amano Enzym Gold bổ sung vi chất thiết yếu, giúp trẻ hết biếng ăn hiệu quả.
Trẻ tự nhiên biếng ăn là hiện tượng rất bình thường. Nếu trẻ vẫn khỏe mạnh và vui vẻ thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng cần làm là xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống tốt. Biếng ăn sinh lý sẽ tự hết. Nhưng biếng ăn do sai lầm trong cách cho ăn của cha mẹ sẽ khó xử lý hơn rất nhiều.