5 Giải pháp hữu hiệu dành cho trẻ biếng ăn
Biếng ăn đã và đang là mối bận tâm của nhiều bậc phụ huynh trong thời đại hiện nay, việc chạy theo công nghệ, cuộc sống hối hả dẫn đến việc bỏ bê con cái đặc biệt là chế độ ăn uống ngủ nghỉ, với suy nghĩ để bé ăn thật no nhưng với kiến thức hạn hẹp nên luôn bắt ép con cái ăn thật nhiều, ăn một cách “vô lối”, phản khoa học dẫn đến các tình trạng biếng ăn, sợ ăn ở trẻ nhỏ. Biếng ăn lâu ngày sẽ hình thành cho trẻ việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến còi cọc, chậm phát triển, ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển lâu dài của bé.
1. Nguyên nhân việc bé biếng ăn?
Bé biếng ăn nguyên nhân đến từ nhiều phía nhưng chủ yếu vẫn là sự chăm sóc, quan tâm từ các bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn từ đâu, có 3 nguyên nhân chính.
- Bé biếng ăn do bệnh lý: Các bệnh lý thường thấy như các bệnh về hô hấp( tai, mũi, họng…) hay rối loạn tiêu hóa. Đôi khi bé quá nhỏ để có thể nói với cha mẹ về những cơn đau do các bệnh lý gây ra, vậy nên bố mẹ hãy kiên trì và cố gắng quan sát bé để có thể xử lý và can thiệp kịp thời nhé.
- Bé biếng ăn do tâm lý: Trẻ luôn mang cảm giác sợ ăn, do đó dẫn đến sợ luôn cả bố mẹ khi bố mẹ ép bé ăn. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé, khiến bé sẽ có những hành động như chống đối, cáu kỉnh khi bị ép ăn hoặc nhiều bé nặng hơn có thể lâm vào tình trạng tự kỉ hoặc tăng động. Nhiều trường hợp gia đình rạn nứt vì những lý do tưởng chừng nhỏ bé này
- Bé biếng ăn do sinh lý: Quá trình phát triển của bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn, với mỗi giai đoạn do có sự làm quen và thích nghi với sự thay đổi nên có thể trong khoảng thời gian này bé sẽ biếng ăn ví dụ như khoảng thời gian bé tập lẫy, tập bò hoặc tập đi. Thời gian biếng ăn sinh lý của bé có thể kéo dài 1-2 tuần và hết ngay sau đó nếu vẫn giữ chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
2. Giải pháp hiệu quả cho việc bé biếng ăn
- Sắp xếp các bữa ăn cho bé khoa học, hợp lý: Cắt giảm bữa phụ, hạn chế ăn quà vặt và tăng lượng thức ăn trong các bữa ăn chính của bé. Trong các bữa chính, thực phẩm cần bổ sung 4 nhóm thực phẩm chính ( đường, đạm, béo, các vitamin và khoáng chất ).
- Mẹ nên cắt tỉa, trang trí thức ăn bằng các hình thù ngộ nghĩnh giúp bé hứng thú hơn với đồ ăn.
- Khi cho bé ăn cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý thoải mái, vui vẻ với các bé trong các bữa ăn. Nói chuyện, chia sẻ hoặc có thể khích lệ bé. Đôi khi trong thời gian đầu bé chưa quen nên sẽ khó, các mẹ cần kiên trì nhé.
- Giãn cách thời gian ăn của bé để bé có cảm giác “biết đói”.
- Tăng sự vận động ở bé bằng những bài tập thể dục, vui chơi, giải trí.