BIẾNG ĂN TÂM LÝ Ở TRẺ EM, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Biếng ăn tâm lý ở trẻ em
Biếng ăn tâm lý đang trở thành vấn nạn hiện nay. Bé không mắc bệnh, không ốm, nhưng vẫn biếng ăn như bình thường. Ba mẹ vô cùng lo lắng không biết nguyên nhân con mình biếng ăn là do đâu. Tâm lý bé cũng là một lý do gây ra biếng ăn vô cùng phổ biến ở trẻ. Không chỉ độ tuổi trẻ nhỏ 2-3 tuổi. Mà đặc biệt những trẻ lớn, khi nhận thức ngày càng hoàn thiện, sự thể hiện cái tôi ngày càng cao khiến bé ngày càng biếng ăn nhiều hơn khi tâm lý bị ảnh hưởng. Nhiều bé ở nhà vẫn ăn uống bình thường nhưng cứ đến lớp là không chịu ăn hoặc ngược lại. Sự quát nạt của cha mẹ là một trong những nguyên nhân khiến bé biếng ăn ngày một nặng hơn. Cùng Amano tìm hiểu qua bài viết này nhé:
1. Biểu hiện của biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ:
1.1 Biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ khiến bé che miệng, quay đi, ngậm miệng khi nhìn thấy đồ ăn:
Những biểu hiện trên là những biểu hiện đa số các trẻ biếng ăn đều gặp phải. Trẻ biếng ăn tâm lý không chỉ sợ thức ăn mà còn sợ cả người cho ăn. Chính những bát cơm đầy hay thái độ cho ăn như vậy khiến bé ngày càng biếng ăn hơn. Lâu dần ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể
1.2 Bé ngậm đồ ăn mà không chịu nuốt khi biếng ăn tâm lý:
Lại một biểu hiện chung cùa những bé biếng ăn đó là ngậm đồ ăn. Bé ngậm không chịu nuốt gây mất rất nhiều thời gian cho người trông. Không những thế, những bé có thói quen ngậm đồ ăn sẽ hay bị ba mẹ la mắng. Khi bị la mắng thì bé sẽ có thái độ trống đối lại dần biếng ăn hơn rất nhiều
1.3 Bé hay ốm vặt khi biếng ăn tâm lý:
Biếng ăn gây ra ốm vặt hay ốm vặt gây ra biếng ăn. Đây là mối quan hệ 2 chiều của tình trạng biếng ăn ở trẻ.
1.4 Biếng ăn tâm lý gây trẻ nôn ói khi ăn, khi thấy đồ ăn
2. Cách khắc phục trẻ biếng ăn tâm lý:
2.1 Thay đổi môi trường sống từ từ:
Biếng ăn tâm lý không phải chỉ do quát nạt, cũng có thể do thay đổi môi trường sống, sinh hoạt của bé. Khi bé biếng ăn do tâm lý thay đổi môi trường mới ba mẹ nên quan tâm bé hơn. Động viên bé chơi nhiều hơn với các bạn. Cho bé tham gia nhiều hơn các hoạt động của lớp cũng như của trường.
2.2 Điều chỉnh bữa ăn ở nhà phù hợp với bữa ăn trên lớp của trẻ:
Điều chỉnh bữa ăn là vô cùng cần thiết đối với bé. Điều chỉnh bữa ăn của bé sao cho phù hợp với bữa ăn của bé ở trên lớp sẽ khiến bé không bị chán, thay đổi bữa ăn khác so với bữa ăn trưa của bé. Ví dụ trưa bé đã ăn thịt băm trên lớp rồi thì ba mẹ không nên làm tiếp thịt băm cho bé ăn nữa.
2.3 Cho bé được tham gia nấu ăn và ăn cùng với cả gia đình:
Cho bé cùng tham gia vào nấu ăn kích thích bé ăn rất tốt. Khi ba mẹ cho bé nấu ăn chung còn tạo cho bé khả năng sáng tạo trong cuộc sống. Cho bé có cách nhìn khác về cuộc sống. Không những thế, khi ba mẹ và bé nấu ăn chung sẽ tăng tình cảm lên giúp cho ba mẹ và bé được gắn kết, hiểu nhau nhiều hơn.
2.4 Không quát nạt bé khiến bé sợ đến bữa ăn hơn.
Khi ba mẹ quát nạt bé tạo tâm lý sợ sệt, chống đối với bữa ăn. Bé sẽ có cảm giác không muốn ăn nhiều hơn. Ba mẹ nên nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Tâm sự với bé như những người bạn. Nếu bé vẫn biếng ăn thì nên chuyển qua cách khác chứ không nên quát nạt bé. Bé có thể ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề bởi sự quát nạt này đó.
2.5 Bổ sung cho bé biếng ăn do tâm lý các loại thực phẩm chứa enzym tiêu hóa:
Enzym tiêu hóa vô cùng cần thiết đối với cơ thể người. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nói về vấn đề này. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và biết cách sử dụng chúng. Khi bé biếng ăn thì việc bổ sung enzym tiêu hóa cho bé là vô cùng cần thiết. Không những giúp bé ăn ngon hơn mà còn cải thiện hệ tiêu hóa tuyệt vời.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại enzym tiêu hóa khác nhau. Ba mẹ hãy lựa chọn cho bé những thực phẩm bổ sung enzym tiêu hóa phù hợp với tình trạng cũng như sức khỏe của bé. Cùng đồng hành với bé trên con đường phát triển sau này là ba mẹ. Đừng vì vài câu quát nạt mà có thể khiến bé ảnh hưởng tâm lý sau này nghiêm trọng.