Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách để con không suy dinh dưỡng
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Điều trị tiêu chảy quan trọng nhất là đề phòng mất nước và dinh dưỡng cho trẻ. Nếu con bạn đang bị tiêu chảy mà bạn chưa biết phải cho con ăn uống như thế nào thì bài viết này là dành cho bạn.
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách để con không bị suy dinh dưỡng
Bệnh tiêu chảy ở trẻ
Trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước từ 3 lần trở lên trong ngày. Tình trạng này có thể do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó các tác nhân gây nhiễm trùng tại ruột là hay gặp nhất như rotavirus, vi khuẩn E.coli, lỵ, tả, ký sinh trùng. Ngoài ra dị ứng thức ăn hoặc ăn phải đồ ăn bị ô nhiễm cũng sẽ dẫn tới tình trạng này.
Tiêu chảy gây mất nước và khoáng chất do đó nếu không được xử lý phù hợp trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách để con không suy dinh dưỡng
Do đó, một chế độ ăn uống đầy đủ sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi sau tiêu chảy và tránh bị suy dinh dưỡng.
Vậy trẻ nên ăn gì và ăn như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy
- Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.
Uống nhiều nước sẽ giúp dự phòng và xử lý mất nước do đi lỏng nhiều.
Trẻ bị tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn bình thường
Những loại nước mẹ nên cho trẻ uống là nước oresol, nước đun sôi để nguội hoặc nước được chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm, nước chuối, nước hồng xiêm, súp cà rốt muối.
Khi pha oresol, mẹ cần chú ý thực hiện theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì. Cho trẻ uống trong vòng 24h, nếu đã quá 1 ngày thì pha lại dung dịch mới.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú và tăng số lần bú để bổ sung thêm nước cho con.
- Mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt.
Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc hơn. Kể cả sau khi khỏi tiêu chảy, mẹ cũng nên cho trẻ ăn tăng thêm 1 bữa/ngày trong thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng.
Nếu con biếng ăn hay ăn hay nôn thì mẹ nên cho con ăn lượng ít đi và tăng số lần ăn lên để đảm bảo con đủ dưỡng chất.
- Chế biến thức ăn mềm, nấu kỹ và loãng hơn bình thường.
Nấu thức ăn mềm, lỏng để trẻ dễ ăn
Trẻ bị tiêu chảy nên dùng các loại thực phẩm như gạo (bột gao), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, trứng, cá,... và thêm dầu ăn để tăng năng lượng cho món ăn. Nấu chín, mềm, loãng để con dễ ăn. Đồng thời không cho trẻ ăn đồ nấu đã lâu, nguội để đảm bảo vệ sinh.
- Cho trẻ ăn trái cây chín nguyên quả hoặc ép thành nước.
Hoa quả giúp bổ sung nước và khoáng chất rất tốt cho trẻ. Ví dụ như chuối, cam, xoài, đu đủ có nhiều kali.
- Tránh thực phẩm nhiều xơ, ít dinh dưỡng.
Đó là các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô,...) gây khó tiêu hoá.
- Không dùng đồ ăn có nhiều đường.
Lượng đường nhiều có thể gây mất nước và làm tiêu chảy trở nên nặng hơn. Do đó, mẹ không nên cho con ăn thực phẩm chứa nhiều đường. Ví dụ như các loại nước giải khát công nghiệp.
Nước ngọt chứa nhiều đường, không nên dùng cho trẻ tiêu chảy
Trên đây là những chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy. Chúc các mẹ áp dụng thành công.