Giỏ hàng
banner

Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ 0-8 tuổi cha mẹ nên nắm rõ

Chăm sóc trẻ nhỏ, ngoài việc quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ của con, cha mẹ cũng cần để ý đến lịch tiêm chủng. Một ngày nếu cán bộ y tế phường quên không báo, mà mẹ cũng không để ý thì bé sẽ bỏ lỡ giai đoạn thích hợp để đi tiêm. Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ 0-8 tuổi trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nắm rõ các mốc thời gian đi tiêm của bé yêu nhà mình.

1. Tại sao cần tiêm chủng cho trẻ?

- Đặc điểm hệ miễn dịch của trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thuộc nhóm đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Giai đoạn trẻ 6 tháng đến 3 tuổi còn gọi là “khoảng trống miễn dịch” vì thế mà trẻ rất dễ bị các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn tấn công.

- Cơ chế bảo vệ của vắc xin

Miễn dịch tự nhiên chưa đủ khả năng để chống lại mầm bệnh nên trẻ sẽ cần một hàng rào bảo vệ mới hiệu quả hơn. Và vắc xin có thể làm được điều này thông qua cơ chế hình thành miễn dịch thu được.

Lich-tiem-chung-day-du-cho-tre

Tại sao cần tiêm vắc xin cho trẻ?

Về bản chất, vắc xin chính là mầm bệnh nhưng không còn khả năng gây bệnh. Vào trong cơ thể, nó được nhận diện là một yếu tố lạ. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể và kích hoạt các phản ứng miễn dịch để chống lại. Đây được gọi là miễn dịch thu được. Loại miễn dịch này đặc hiệu cho từng tác nhân gây bệnh và có trí nhớ miễn dịch. Điều này có nghĩa là lần sau khi gặp phải mầm bệnh thật, cơ thể đã có sẵn kháng thể để chống lại. 

- Lợi ích của tiêm vắc xin đã được kiểm chứng

Hiệu quả của vắc xin đã được thể hiện rõ rệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Theo thống kê, sau chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1-5 tuổi trên toàn quốc, tỷ lệ trẻ mắc sởi đã giảm đáng kể từ 29,8/100.000 dân năm 2010 xuống còn 8,6/100.000 dân vào năm 2011. 

Cũng nhờ tiêm chủng đầy đủ mà tỷ lệ bệnh bạch hầu và ho gà đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước và hoàn toàn được kiểm soát ở mức thấp: khoảng 0,01/100.000 dân đối với bệnh bạch hầu và 0,1/100.000 dân đối với bệnh ho gà.

Tóm lại, trẻ em với hệ miễn dịch còn non nớt là đích tấn công của rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Khi đó, tiêm vắc xin đầy đủ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

2. Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0-8 tuổi

Có khoảng 18 loại vắc xin giúp dự phòng các bệnh/nhóm bệnh nguy hiểm ở trẻ từ 0-8 tuổi. Dưới đây là lịch tiêm chủng đầy đủ cha mẹ nên nắm rõ.

Lich-tiem-chung-day-du-cho-tre

Lịch tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ từ 0-8 tuổi

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO TRẺ TỪ 0-8 TUỔI
Tuổi/Vaccine ThángTuổi
Sơ sinh234678910-11121823-45-67-8
Laox              
Viêm gan Bxxxx      x   x
Bạch hầu, ho gà, uốn ván xxx      x  x 
Bại liệt xxx      x    
Viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib xxx      x    
Tiêu chảy do Rota virus - Phác đồ 2 hoặc 3 liều, mỗi liều cách nhau tối thiểu 1 tháng          
Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn xxx    x      
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn B, C    x x        
Cúm    - Phác đồ tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng cho lần tiêm đầu tiên. Tiêm nhắc lại 1 liều mỗi năm.
Sởi       x  x    
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A, C, W, Y       x x     
Viêm não Nhật Bản       - Phác đồ 2 liều tiêm cách nhau 1 năm
- Hoặc phác đồ 3 liều tiêm và nhắc lại mỗi 3 năm một liều đến 15 tuổi
Sởi, quai bị, rubella         x  x 
Thuỷ đậu         - Phác đồ 2 liều tiêm cách nhau tối thiểu 3 tháng
Viêm gan A         - Phác đồ 2 liều tiêm cách nhau tối thiểu 6 tháng
Viêm gan A + B         - Phác đồ 2 liều tiêm cách nhau tối thiểu 6-12 tháng
Thương hàn           - 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm
Bệnh tả           - 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần

3. Tiêm chủng cho trẻ ở đâu?

Mẹ có thể tiêm chủng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Đây là chương trình được bắt đầu từ năm 80. Đến nay Bộ Y tế đã triển khai tiêm 12 loại vắc xin miễn phí cho tất cả em Việt Nam.

Cán bộ y tế tại địa phương sẽ nắm được thông tin của những trẻ mới sinh ra. Từ đó theo dõi để báo cho cha mẹ về lịch tiêm chủng đầy đủ của trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần nắm được những mốc thời gian con cần đi tiêm chủng để tránh tình trạng thiếu liều, hoặc bỏ lỡ giai đoạn tiêm chủng phù hợp.

Lich-tiem-chung-day-du-cho-tre

Trẻ có thể tiêm vắc xin theo chương trình miễn phí hoặc tiêm dịch vụ

Ngoài gói tiêm chủng miễn phí của Bộ Y tế, cha mẹ cũng có thể lựa chọn tiêm dịch vụ tại các trung tâm tiêm chủng uy tín, có cơ sở vật chất đảm bảo. Tiêm dịch vụ ngoài 12 loại vắc xin giống tiêm chủng mở rộng, còn có thêm vắc xin giúp dự phòng các bệnh lý nguy hiểm khác hay gặp ở trẻ. 

4. Lưu ý trước và sau khi tiêm chủng cho trẻ

4.1. Lưu ý trước khi tiêm chủng cho trẻ

- Trẻ cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Việc làm này để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho trẻ khi tiêm. Tùy vào thể trạng của trẻ khi khám sàng lọc mà các bác sĩ sẽ quyết định trẻ nên tiêm, không nên tiêm hay tạm hoãn việc tiêm vắc xin cho trẻ.

- Cha mẹ cần thông báo cho bác sĩ về:

+ Cân nặng của trẻ.

+ Tình trạng bú (ăn), ngủ, chơi có bình thường không?

+ Trẻ có đang bị sốt hay mắc bệnh gì không?

+ Trẻ có đang dùng thuốc nào không?

+ Trẻ có bị dị ứng với thức ăn hay loại thuốc nào không?

+ Trẻ có tiền sử dị ứng hay có phản ứng với loại vắc xin nào trước đó không?

Lich-tiem-chung-day-du-cho-tre

Trước khi tiêm vắc xin, trẻ phải được khám sàng lọc

- Khi quên lịch tiêm chủng phải làm sao?

Khi quên lịch tiêm cho trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở tiêm chủng. Các cán bộ y tế sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể và loại vắc xin để tìm hướng xử lý phù hợp. Trẻ có thể được tiêm bù trong thời gian gần nhất.

Việc trẻ được tiêm chủng muộn sẽ dẫn tới làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó, cha mẹ cần lưu ý lịch tiêm của con để hạn chế tình trạng này.

4.2. Lưu ý sau khi tiêm chủng cho trẻ

- Theo dõi trẻ sau tiêm chủng

Sau tiêm, trẻ cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý các biểu hiện của con khi về nhà. Đó là các vấn đề về thân nhiệt, xem con có bị sốt không; nhịp thở, con có khó thở không; con ăn, ngủ, chơi đùa có bình thường không; cũng như quan sát tại vị trí tiêm và vùng da toàn thân xem trẻ có bị nổi ban, sưng đỏ không.

Vắc xin mặc dù có hiệu quả phòng bệnh truyền nhiễm tốt, nhưng vẫn là một yếu tố lạ với cơ thể nên không tránh khỏi những tác dụng phụ. Các phản ứng này thường không nghiêm trọng và thường hết sau vài ngày như trẻ biếng ăn, nôn trớ, sốt nhẹ, hoặc sưng vị trí tiêm. Do đó, cha mẹ không nên vì thế mà ngại cho con đi tiêm.

Trong trường hợp trẻ rất mệt mỏi và không có dấu hiệu hồi phục, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị phù hợp.

- Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Sau tiêm, có thể trẻ sẽ bị mệt. Việc chăm sóc trẻ vì thế mà khó khăn hơn bình thường. Lúc này cha mẹ cần lưu ý:

+ Cho trẻ mặc đồ thoáng mát.

+ Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, tăng số lần bú hoặc số bữa ăn trong ngày. Nên chuẩn bị những đồ ăn lỏng, dễ tiêu hoá.

Lich-tiem-chung-day-du-cho-tre

Cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ đúng cách sau tiêm chủng

+ Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn.

+ Trẻ sốt trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol dạng siro uống, gói bột pha uống hoặc viên đặt hậu môn theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Đọc kỹ hướng dẫn và thành phần các thuốc sử dụng cho trẻ để tránh gây quá liều, chồng chéo tác dụng.

+ Trẻ bị sưng đau tại chỗ tiêm có thể chườm lạnh. Tuyệt đối không xoa dầu, chườm nóng, hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng.

>> Xem thêm Trẻ biếng ăn sau tiêm phòng mẹ cần làm gì?

Tham khảo: Trung tâm vắc xin Việt Nam (VNVC), Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR).

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!