Giỏ hàng
banner

Trẻ ăn nhưng không chịu nhai, nguyên nhân do đâu và mẹ cần làm gì?

Trẻ con mỗi đứa một nết ăn uống khác nhau. Nhưng nhìn chung đều có những vấn đề khiến cha mẹ phải đau đầu. Bài viết hôm nay sẽ đề cập tới tình trạng trẻ ăn nhưng không chịu nhai mà nhiều gia đình đang gặp phải. Mời các cha mẹ cùng theo dõi.

Chị T. có con 3 tuổi rưỡi nhưng từ bé đến giờ bé chỉ ăn bột rồi chuyển qua ăn cháo và không chịu nhai. Gia đình đã tập thử cho bé nhai nhiều lần từ lúc bé 2 tuổi nhưng bé chỉ ăn cháo, há miệng rồi nuốt chửng. Giờ con đã mọc đủ hết răng nhưng vẫn chỉ ăn cháo, không ăn gì khác. Hoa quả thì phải làm nước ép hoặc sinh tố cho bé uống.

Trẻ ăn nhưng không chịu nhai, nguyên nhân do đâu và mẹ cần làm gì?

Tại sao trẻ ăn không nhai?

Có những đứa trẻ 6 tháng tuổi chưa mọc răng đã nhai tóp tép, nhưng cũng có bé giống như con chị T. không chịu nhai đồ ăn. Dưới đây là một số nguyên nhân của tình trạng này.

- Chế độ ăn quá loãng, không thay đổi phù hợp với lứa tuổi

Một đứa trẻ từ khi sinh ra được bú sữa, rồi ăn dặm bằng bột, cháo loãng, cháo đặc, cơm nát, rồi đến cơm nguyên hạt và thức ăn như người lớn. Trong trường hợp giai đoạn từ sữa đến cháo kéo dài quá lâu, trẻ luôn được ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt thì quả thật việc biết nhai trở thành thừa thãi.

tre an khong nhai phai lam sao

Ăn cháo quá lâu khiến trẻ không có thói quen nhai thức ăn

Nếu cha mẹ không cho con cơ hội để rèn luyện bộ hàm thì con sẽ trở nên “lười nhai” hơn. Cơ hàm không hoạt động nhiều dần dần yếu đi và cuối cùng đứa trẻ cứ gặp đồ ăn là tự động nuốt mà không hề có phản xạ nhai.

Dường như các cha mẹ cũng biết điều này nhưng khi thấy con lười ăn, nôn trớ do chuyển đồ ăn từ loãng sang đặc thì lại xót con nên cứ cho con ăn cháo miết. Mẹ có biết đây là phản xạ rất bình thường của trẻ khi gặp vật lạ. Do đó nếu mẹ không cho con thời gian và cơ hội để làm quen với sự thay đổi này thì con cũng sẽ không học được cách nhai đồ ăn. 

Cách cho ăn sai lầm này của nhiều gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ ăn mà không chịu nhai.

- Trẻ không tập trung ăn

Trẻ mải chơi, mải xem tivi, điện thoại cũng sẽ “quên nhai”. Thói quen lười nhai từ đây mà ra. 

tre an khong nhai phai lam sao

Trẻ không nhai vì mải xem điện thoại

Khi mà việc con ăn ít trở thành áp lực, nhiều cha mẹ cố gắng dụ con ăn bằng việc diễn trò, cho xem điện thoại. Kết quả là con ăn được thêm một ít nhưng đổi lại là hình thành thói quen ăn uống rất xấu cho con. Trẻ sẽ tập trung chơi mà ăn một cách thụ động. Mẹ bón, con há mồm, và ực một cái không phải nhai cho nhanh để không làm gián đoạn bộ phim hoạt hình con đang xem trên điện thoại.

- Trẻ bị đau răng

Khi răng đau, việc nhai thức ăn cũng sẽ gây đau nên trẻ sẽ lười nhai. Đôi lúc khó để nhận thấy trẻ đau răng khi chúng vẫn chơi đùa bình thường, và chỉ đau khi có vật gì đó chạm vào răng.

Nếu trẻ bình thường vẫn nhai nuốt tốt, mà tự nhiên lười nhai thì khả năng cao là do trẻ bị đau răng.

tre an khong nhai phai lam sao

Trẻ bị đau răng cũng sẽ lười nhai

- Do bệnh lý 

Một số tình trạng bệnh lý làm trẻ khó nhai nuốt như các bệnh về tâm thần, loạn chức năng khớp hàm. Những trường hợp này ít gặp hơn.

Dù là nguyên nhân gì thì việc không nhai khi ăn sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá và sức khoẻ chung của trẻ.

Tác hại khi trẻ ăn không nhai

Bình thường lúc ăn, chúng ta đều nhai trước khi nuốt. Vậy nếu trẻ ăn mà không nhai thì sẽ thế nào? Dưới đây là những tác hại thường gặp.

- Thức ăn khó hấp thu, rối loạn tiêu hoá

Thức ăn thô ban đầu cần được nhai kỹ ở miệng, sau đó nhờ sự co bóp của dạ dày và hoạt động của men tiêu hoá phân cắt trở thành các mảnh kích thước nhỏ để hấp thu qua ruột.

Khi trẻ không nhai, thức ăn từ miệng xuống dạ dày vẫn có kích thước lớn nên dạ dày phải co bóp nhiều hơn, làm kéo dài thời gian tiêu hóa, gây khó tiêu, khó hấp thu và rối loạn tiêu hoá.

tre an khong nhai phai lam sao

Ăn mà không nhai sẽ khiến thức ăn khó tiêu gây rối loạn tiêu hoá

- Không cảm nhận được mùi vị đồ ăn

Để vị giác cảm nhận được mùi vị tốt hơn thì thức ăn cũng cần được cắt nhỏ. Trẻ ăn không chịu nhai sẽ không thấy được món mình đang ăn ngon như thế nào. Trẻ cũng vì thế mà trở nên biếng ăn. 

- Mất phản xạ nhai

Đây là hậu quả của thói quen ăn không nhai kéo dài. Mẹ muốn đổi sang thức ăn thô như người lớn sẽ rất khó vì con giờ đây gần như không biết nhai nữa. 

Vậy cần làm gì để trẻ biết nhai đồ ăn?

- Chế biến thức ăn phù hợp và tập cho trẻ nhai

Ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ hãy luyện cho trẻ nhai bằng cách cho ăn từ loãng đến đặc dần. Mẹ hãy tăng dần độ thô của thức ăn và chờ phản xạ của con để điều chỉnh.

tre an khong nhai phai lam sao

Tập cho trẻ nhai thức ăn mềm để tạo phản xạ nhai

Nếu trẻ bị nôn trớ thì giảm bớt độ thô đi rồi tập lại cho trẻ. Hoặc mẹ có thể cho con vài thìa nước để hạn chế tình trạng này.

Ngoài ra tập phản xạ nhai cho trẻ bằng dùng các món mà trẻ thích như trái cây mềm, rau củ hấp mềm, bánh ăn dặm, đậu phụ nghiền nhỏ cho trẻ tự bốc để tăng hứng thú.

Trẻ lớn rồi thì cũng có thể áp dụng cách này nhưng thay bằng đồ ăn khó nhai hơn như thịt xé nhỏ, rau. 

- Ăn cùng con

Ăn cùng con để cho con thấy cả nhà đang nhai đồ ăn ngon lành như thế nào. Cha mẹ hãy ăn chậm, nhai kỹ và khuyến khích trẻ làm theo mình. Trẻ thích bắt chước nên sẽ rất hào hứng ăn.

tre an khong nhai phai lam sao

Cho trẻ ăn cùng cả nhà để dạy trẻ tập nhai

- Không xem tivi, điện thoại khi ăn

Để trẻ không mải chơi mà quên nhai thì cha mẹ nên chú ý không cho con vừa ăn vừa chơi. Thay vào đó có thể là những câu chuyện vui vẻ quanh bàn ăn hay những thử thách dành cho con nhưng đều liên quan đến đồ ăn cha mẹ nhé.

- Kiểm tra răng miệng của trẻ

Nếu trẻ không nhai vì đau răng thì mẹ không cần quá lo lắng, khi hết đau thì con sẽ nhai thức ăn trở lại. Lúc này mẹ nên chuẩn bị những đồ ăn mềm, dễ nuốt để con nhanh khỏi.

- Kiên nhẫn 

Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là cha mẹ cần kiên nhẫn. Tập cho trẻ nhai từ từ, từng chút một. Những lúc con nôn trớ mẹ sẽ gặp một chút khó khăn. Tuy nhiên, đừng sốt ruột, hãy bình tĩnh và thử lại nhiều lần để trẻ quen với chế độ ăn mới.

Trẻ ăn mà không nhai đa phần do cách cho ăn chưa đúng. Không thể tự nhiên mà con nhai được, nên cha mẹ hãy kiên nhẫn tập cho trẻ phản xạ nhai để trải nghiệm ăn uống của con trở nên thú vị hơn và hình thành thói quen ăn uống tốt về sau.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!