Giỏ hàng
banner

THỊT CÓC CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CÒI XƯƠNG, SUY DINH DƯỠNG CHO BÉ HAY KHÔNG?

THỊT CÓC TRONG ĐIỀU TRỊ CÒI XƯƠNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ

Thịt cóc được biết đến từ xưa là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nhưng thực chất trong thịt cóc có chứa những chất dinh dưỡng nào? Ba mẹ có biết hay không? Cùng Amano tìm hiểu qua bài viết này nhé.  

1. Thịt cóc có giá trị dinh dưỡng như thế nào mà có thể điều trị còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ? 

Ngoài chứa nhiều chất dinh dưỡng thì thịt cóc có những ưu điểm vượt trội hơn so với những loại thực phẩm khác như: Trong thịt 100gam thịt cóc có chứa tới gần 54g protein cao hơn các loại thịt khác như thịt bò chứa khoảng 21 gam, thịt lợn chứa 19 gam, thịt gà chứa 20 gam, thịt vịt chứa 17 gam, thịt ếch chứa 20 gam,....

Trong thịt cóc chứa nhiều acid amin như canxi, leucin, phospho, tyrosin, histidin,... Và rất nhiều nguyên tố vi lượng khác nữa. 

Tuy vậy, trong cóc có chứa độc tố như byfotocin,.. gây chết người nên chế biến thịt cóc phải thật sự lưu ý. 

2. Thịt cóc có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong điều trị còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ như thế nào:

Như đã trình bày ở phần 1 thì thịt cóc có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Vì vậy khi được chế biến thì các món ăn từ cóc cũng đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao. 

Cóc thường được chế biến thành những món ăn như thế nào?

Cóc thường được chế biến thành ruốc, ruốc cóc được cho vào nhiều món ăn khác nhau như bỏ vào cháo, cho bé ăn cùng cơm, cho vào bột ăn dặm cho bé, ăn cùng các loại bánh,....

Cháo cóc: Cháo cóc được nấu từ thịt cóc. Cháo cóc có giá trị dinh dưỡng khá cao do không trải qua nhiều khâu chế biến như ruốc cóc nên vẫn giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Cháo cóc khá ngon nếu mẹ biết chế biến phù hợp với khẩu vị của bé. 

3. Ba mẹ có nên chế biến cho bé ăn những món ăn từ cháo thịt cóc để điều trị còi xương suy dinh dưỡng:

Thịt cóc chứa khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi không biết cách chế biến gây độc có thể dẫn đến tử vong ngay sau khi ăn. 

Trước đây xã hội chưa phát triển thì còn có nhiều cóc nên có thể bắt chế biến thành nhiều món khác nhau cho bé. Nhưng hiện nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cao cộng thêm gia tăng các nhà tầng, thành thị được mở rộng, hết nơi trú ngụ cho cóc vì vậy lượng cóc ngày càng hiếm hơn. 

Thịt cóc được cho là một trong những thực phẩm giàu chất đạm. Tuy nhiên nếu so sánh giá trị dinh dưỡng từ thịt cóc và từ các loại thực phẩm khác thì không có sự chênh lệch quá nhiều. 

Tuy trong thịt cóc có chứa lượng đạm và các acid amin dồi dào nhưng lại rất nghèo nàn về vitamin D  cũng như canxi. Chính vì thế câu nói thịt cóc có thể chữa còi xương của các cụ là vô cùng thiếu cơ sở khoa học. 

4. Nguyên nhân ngộ độc từ ăn thịt cóc:

Ngộ độc thịt cóc được biết đến từ rất lâu nguy hiểm nhất ngộ độc thịt cóc có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân ngộ độc từ thịt cóc đến từ đâu: Thịt cóc thực chất là một loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và không gây độc. Đặc biệt trong thịt cóc chứa lượng đạm và acid amin cao. Tuy nhiên, trong da cóc, mang tai, mật cóc lại có chứa nhiều loại độc tố có thể gây chết người nếu như không biết chế biến và loại bỏ chúng ra khỏi món ăn. 

Chất độc gây chết người có trong cóc gọi là Bufotoxin. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lượng Bufotoxin có trong 1 con cóc có thể giết chết được 4-5 người trưởng thành. Chính vì lượng độc tố cao như vậy, tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng thịt cóc và các món ăn chế biến từ cóc cũng không được khuyến khích dùng. 

5. Các cách chế biến thịt cóc cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng:

Nếu vẫn muốn chế biến cóc cho bé ăn thì ba mẹ nên có những lưu ý sau:

5.1 Ruốc cóc: 

Cóc sau khi được bắt về thì sẽ được mổ lấy nguyên phần thịt cóc. Tuyệt đối không ăn da cóc và những phần nội tạng như trứng và gan,... 

Thường thì chỉ lấy đùi cóc. 

Sau khi sơ chế xong thì đem phần thịt cóc đi chế biến. Luộc sơ qua cho phần thịt cóc tách ra. Sau đó xe riêng phần thịt và phần xương để đem đi làm ruốc. 

Đem thịt lên đảo cho chín vàng. Nêm nếm thêm gia vị nếu dùng cho bé trên 1 tuổi. Nếu bé dưới 1 tuổi không nên nêm nếm vào thực phẩm cho bé. 

Sau đó để nguội và bỏ vào hộp sạch đã được sấy khô bảo quản trong tủ lạnh. 

Nên bảo quản trong hộp thủy tinh đã được luộc qua để khô. Không nên bảo quản ruốc cóc trong hộp nhựa. 

Ruốc cóc thường được sử dụng trong vòng 1 tháng kể từ ngày chế biến. Không nên sử dụng quá lâu vừa mất giá trị dinh dưỡng của ruốc mà lại khiến cho ruốc có thể bị hỏng. Ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

5.2 Cháo cóc

Cháo cóc là món ăn chứa lượng dinh dưỡng cao. 

Chế biến cháo cóc đơn giản không cầu kỳ phức tạp

Chuẩn bị 

  • Gạo nếp, gạo tẻ

  • Muối

  • Đùi cóc đã sơ chế

Khi có đầy đủ nguyên liệu đem cóc lên rang qua tách thịt và xương. 

Đổ gạo nếp và tẻ vào nấu nhừ tỉ lệ 8 tẻ 2 nếp. 

Cho một chút muối vừa ăn

Sau khi gạo nhừ thì đổ phần thịt đã chuẩn bị từ đầu vào và ninh cho nhừ phần thịt cóc. 

Ăn sau khi nấu xong. Không ăn cháo nấu lâu ngày vì rất nhanh hỏng. Chỉ ăn trong ngày. 

6. Những lưu ý khi chế biến và sử dụng thịt cóc cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng:

  • Chỉ sử dụng thịt cóc khi đã biết cách mổ và chế biến thịt cóc

  • Không ăn phần da và nội tạng trong của cóc

  • Bỏ phần đầu cóc đi, không ăn phần đầu cóc

  • Tuyệt đối không ăn trứng cóc

  • Không để phần thịt dính nhựa cóc khi chế biến

  • Kiểm tra kỹ phần thịt khi chế biến xem có dính nhựa hay phần nào trong nội tạng cóc hay không. 

  • Không ăn bột cóc hay ruốc cóc không rõ nguồn gốc được bày bán trên thị trường

  • Nếu sau khi ăn cóc có bất kỳ dấu hiệu nào của ngộ độc nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. 


 

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!