Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện loét miệng, và đau rát khi ăn uống. Đây là lý do khiến trẻ không chịu bú, lười ăn. Khi đó, một chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gặp vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi do lây từ bạn ở nhà trẻ, trường mẫu giáo.
Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ mẫu giáo
Đây là loại bệnh truyền nhiễm do các loại vi rút thuộc họ vi rút đường tiêu hóa (với tên gọi chung là Enterovirus) gây ra. Ban đầu trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn và tiêu chảy vài lần trong ngày. Sau đó sẽ xuất hiện loét miệng màu đỏ hay phỏng nước ở trong miệng, lợi, lưỡi khiến trẻ đau, bỏ ăn, và chảy nhãi. Các nốt phát ban dạng phỏng nước cũng xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông của trẻ.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Nếu không được điều trị bệnh có thể để lại di chứng rất nguy hiểm như viêm màng não do vi rút, biến chứng viêm não hoặc tổn thương cơ tim.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả, ngoài việc theo dõi trẻ chặt chẽ, giữ vệ sinh và cách ly để tránh lây lan, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là những loại thực phẩm cha mẹ nên cho trẻ ăn.
- Cháo, súp lỏng.
Cháo lỏng giúp trẻ dễ ăn hơn
Trẻ bị tay chân miệng thường loét miệng và khó nuốt nên các đồ ăn lỏng như cháo, súp là phù hợp nhất. Những món này vừa dễ ăn, cũng dễ hấp thu hơn. Nếu con ăn ít hơn mọi ngày thì mẹ nên chia ra thành nhiều bữa để vẫn đảm bảo con đủ dưỡng chất. Mẹ có thể xay nhỏ thịt, rau củ để nấu thành cháo cho con ăn. Một số gợi ý cho mẹ như cháo sườn bí đỏ, cháo gà hạt sen.
- Sữa.
Sữa vừa cung cấp nước, vừa có chứa đạm, và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Vị mát của sữa cũng sẽ làm dịu đi những vết loét miệng. Vì vậy mẹ nên cho con uống thêm sữa, và chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày.
Sữa giúp bổ sung dưỡng chất và làm dịu vết loét miệng
- Trái cây không có vị chua.
Trái cây là nguồn cung cấp nước, vitamin và khoáng chất rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần tránh những loại quả có vị chua như cam. Vì có thể khiến trẻ bị đau vết loét trong miệng.
Trái cây cung cấp nước, vitamin và khoáng chất tốt cho trẻ
Những loại quả mẹ nên chọn là dưa hấu, nước dừa, đu đủ. Nếu trẻ không thể ăn cả cái, mẹ có thể làm thành nước ép, sinh tố cho con ăn.
- Trứng.
Trứng rất bổ dưỡng cho trẻ mà lại rất dễ ăn. Trứng có chứa nhiều đạm, các vitamin và khoáng chất. Đơn giản nhất mẹ có thể luộc trứng cho con ăn hoặc rán lên theo sở thích của trẻ.
Trứng chứa nhiều dưỡng chất và dễ ăn
Trên đây là gợi ý những loại thực phẩm trẻ bị tay chân miệng nên ăn. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, do đó việc đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ là cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất.