Giỏ hàng
banner

Trẻ thừa cân, béo phì, nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ

Thừa cân là tình trạng cân nặng nên có vượt quá so với chiều cao. Thừa cân dễ dẫn đến béo phì hay tích lũy mỡ quá thừa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngày nay, béo phì không chỉ hay gặp ở người trưởng thành, mà tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì cũng ngày càng gia tăng, là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ.

Làm thế nào để biết con bạn đang béo phì?

Để đánh giá một đứa trẻ béo phì không phải dựa vào bảng cân nặng theo tuổi. Mà cần dựa vào cả chiều cao của trẻ. Tổ chức Y Tế Thế giới đề nghị đánh giá béo phì dựa vào chỉ số Cân Nặng/Chiều Cao hoặc chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) theo từng độ tuổi khác nhau. 

Dấu hiệu trẻ thừa cân, béo phì

Một số dấu hiệu gợi ý bằng mắt thường giúp cha mẹ sớm phát hiện tình trạng này ở trẻ:

- Trẻ tăng cân quá nhanh hàng tháng.

- Trẻ có khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn, mỡ bụng dày, mỡ dày vùng đùi bẹn, ngực, nách,...

- Trẻ hay đổ mồ hôi khi chạy nhảy, vận động.

Khi thấy trẻ có những dầu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nhi khoa để bác sĩ đánh giá có phải trẻ béo phì hay không.

Trẻ béo phì ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?

Các bé sẽ gặp tất cả nguy cơ kể trên khi trẻ không được kiểm soát cân nặng, diễn tiến thành 1 người lớn béo phì. Béo phì xuất hiện từ nhỏ cho đến lớn rất khó chữa trị và thường là béo phì nặng.

Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của trẻ?

Cụ thể béo phì làm tăng nguy cơ mắc 1 số bệnh.

- Các bệnh liên quan đến tim mạch: Tăng mỡ máu (cholesterol máu, lipid máu), cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não, đái tháo đường.

- Béo phì làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và gấp 3 – 4 lần so với người bình thường. Tình trạng béo bụng càng tăng thì nguy cơ này càng cao.

- Phụ nữ béo phì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, cổ tử cung, túi mật; ở nam giới hay gặp ung thư thận và tuyến tiền liệt hơn.

- Một số bệnh lý khớp cũng hay gặp hơn ở người béo phì: Bệnh Gout, Viêm khớp, đau cột sống, tình trạng thoái hóa khớp,…

- Phụ nữ béo phì khó khăn trong sinh nở (cao huyết áp, nguy cơ đái tháo đường thai kì).

- Phẫu thuật trên người bệnh béo phì có nhiều biến chứng và khó lành vết thương hơn.

- Người béo phì gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát cơ thể. Các hoạt động sẽ trở nên nặng nên hơn nên dễ gặp tay nạn trong lao động. Hậu quả kéo theo là tỷ lệ tàn phế và tử vong cũng tăng lên.

Đây cũng là nguyên nhân khiến tuổi thọ người béo phì ngắn hơn so với người có cân nặng bình thường.

Về mặt tinh thần, người béo phì thường hay mặc cảm ngoại hình.

Có khuynh hướng mắc chứng tự ti, không hài lòng hình dáng cơ thể, mà dẫn tới trầm cảm.

Trẻ béo phì thường có mặc cảm về ngoại hình

Trẻ béo phì dễ bị các bạn nhỏ chưa hiểu chuyện chọc ghẹo, “phân biệt đối xử” làm cho trẻ bị tổn thương về mặt tâm lý dễ tự ti. Trẻ bị mặc cảm sẽ dần thu mình lại khiến việc học tập bị ảnh hưởng. Cùng với đó, những vết thương tâm lý này sẽ không dễ dàng mất đi ngay cả khi đến tuổi trưởng thành. Trẻ sẽ vẫn mang trong mình những mặc cảm nhất định.

Giải pháp cải thiện vấn đề thừa cân, béo phì cho trẻ.

Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, do đó không nên đặt vấn đề giảm cân ở trẻ mà chỉ giảm tốc độ tăng cân và đảm bảo tăng chiều cao phù hợp với lứa tuổi. Các gia đình có con béo phì tốt nhất nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để có được sự tư vấn phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Chế độ ăn: 

Trẻ béo phì vẫn nên ăn chế độ phù hợp với nhu cầu sinh lý của mình hoặc chỉ giảm chút ít. Trong đó cần chú trọng đến nhu cầu đạm và canxi cho trẻ. Những nguồn thức ăn giàu đạm và canxi là các sản phẩm từ sữa, các loại thịt, trứng và các loại đậu. Cha mẹ tuyệt đối không nên để con nhịn ăn mà cần cho con ăn khoa học và đủ dưỡng chất.

Trẻ béo phì vẫn cần ăn uống khoa học và đủ dưỡng chất

Vận động:

Bên cạnh một chế độ ăn phù hợp, trẻ béo phì cũng cần tích cực vận động.

- Không cho trẻ nằm, ngồi lâu một chỗ. Ngồi xem ti vi dưới 1 giờ/ngày.

- Tập cho trẻ làm việc nhà bằng theo khả năng. Những công việc hàng ngày như quét nhà, tưới cây, dọn dẹp đồ chơi,... Khuyến khích trẻ đi bộ thường xuyên hoặc chơi những môn thể thao như đá bóng, nhảy dây,... để trẻ có một lối sống năng động và hoạt bát.

Trẻ béo phì nên tích cực vận động

Một điều quan trọng là cha mẹ hãy ở bên con, động viên con và cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của một cơ thể cân đối. Kết hợp tích cực vận động với thói quen ăn uống tốt và đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!