Vacxin 6 trong 1 là gì?
Vacxin 6 trong 1 là một mũi tiêm quan trọng dù không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí. Tiêm kháng sinh giúp tăng khả năng bảo vệ cho cơ thể bé sơ sinh và trẻ nhỏ lên đến 90%.
Vacxin 6 trong 1 giúp trẻ phòng chống bệnh tật
1. Vacxin 6 trong 1 là gì?
Là vacxin phối hợp, được sử dụng phổ biến trong tiêm phòng dịch vụ, vacxin 6 trong 1 được tiêm phòng cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 24 tháng tuổi phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm:
- Bạch hầu
- Ho gà
- Uốn ván
- Viêm gan B
- Bại liệt
- Hib
Vacxin thường được tiêm vào đùi của trẻ, khi trẻ được 2 tháng tuổi là có thể tiêm mũi 6 trong 1 đầu tiên, các mũi 2 3 4 được nhắc lại trong các tháng tiếp theo, các mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Mũi 4 nhắc lại khi trẻ 16 đến 18 tháng tuổi. Lịch tiêm có thể dao động tùy thực tế của mỗi bé (bé sốt cao, ốm, điều kiện đi tiêm của từng gia đình) nên có thể delay, nhưng không vì thế mà để quá lâu gia đình mới cho bé đi tiêm vì dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào và bất cứ thời gian nào.
2. Vacxin 6 trong 1 có an toàn hay không?
Các vacxin 6 trong 1 đã được cấp phép và được lưu hành tại các nước phát triển của châu Âu có thể kể đến như Bỉ hay Pháp,... đã được chứng minh, kiểm định, sử dụng trong 16 năm qua. Vacxin này cũng có ít tác dụng phụ, mặc dù sau tiêm trẻ thường cảm thấy mệt, sốt nhẹ. Vết tiêm thường đỏ và sưng nhẹ
Vacxin 6 trong 1 an toàn đã được kiểm chứng ở các nước Châu Âu
3. Có thể tiêm vacxin 6 trong 1 cùng các vacxin khác không?
Trẻ sơ sinh có thể tiêm vacxin 6 trong 1 cùng với các vacxin khác được nhưng phải có sự chỉ định từ các bác sĩ.
4. Trường hợp nào không nên tiêm vacxin 6 trong 1
Khi trẻ có dấu hiệu bất ổn về tâm lý không nên tiêm phòng
Đa phần cá bé đều có thể tiêm vacxin 6 trong 1, nhưng có một số ít thì không nên. Ví dụ như:
- Bé bị dị ứng với vacxin: Nhiều trường hợp bé đã bị sốc phản vệ do dị ứng với vacxin, với các thành phần polymixin B hay streptomycin.
- Sốt cao vào thời điểm tiêm: Sốt cao là dấu hiệu của bé đang bị bệnh, không nên cố gắng tiêm phòng cho bé vào thời điểm này
- Có dấu hiệu bất ổn về sức khỏe, thần kinh: Việc tiêm chủng sẽ được quyết định từ các bác sĩ chuyên khoa. Nếu bé đang có các dấu hiệu bất ổn về sức khỏe hay thần kinh hãy xin ý kiến từ bác sĩ.
5. Tác dụng phụ trẻ bị sốt, cha mẹ phải làm sao?
Trẻ sốt cao nên cho đến các cơ sở y tế để có thể khám chữa kịp thời
Thường khi tiêm xong vacxin đôi khi trẻ sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn vậy nên sau khi tiêm chủng bất kỳ mũi tiêm nào cũng nên cho trẻ ở lại trung tâm y tế 30 phút
Nếu nhận ra bé sốt sau khi tiêm xong điều đầu tiên là nên cặp nhiệt kế và theo dõi thân nhiệt bé. Trường hợp bé sốt nhẹ, cha mẹ hãy lau rửa mặt mũi chân tay, mặc quần áo thoáng mát và để bé ở những nơi có gió mát.
Nếu bé sốt cao từ 39 độc C trở lên, mẹ nên cho bé uống kèm thuốc hạ sốt, ngoài ra mẹ cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ trong quá trình sử dụng. Chỗ tiêm của bé sẽ thường tấy đỏ nhẹ nhưng đây là hiện tượng bình thường khi tiêm cha mẹ không nên quá lo lắng
Theo dược sĩ Lê Minh Tuấn - người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ và dược phẩm chia sẻ: “ Đa phần sẽ không có vacxin nào là an toàn tuyệt đối, kể cả vacxin 6 trong 1. Tùy theo cơ địa của trẻ mà phản ứng có thể là nhẹ, vừa hoặc nặng. Thông thường khi tiêm vacxin xong nên ở lại 30 phút đến 1 tiếng để theo dõi tình trạng, những phản ứng nghiêm trọng đa phần sẽ ít gặp, việc ở lại theo dõi tại trung tâm cũng phần nào giúp cha mẹ an tâm hơn”
Trên đây là những kinh nghiệm được tổng hợp từ các chuyên gia Amano về vacxin 6 trong 1, nếu cha mẹ vẫn còn những thắc mắc xoay quanh vacxin này có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp
Hotline: 0929197777
Email: dsminhtuan@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/tuanthaythuoc