Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, cứ 3 trẻ thì lại có 1 trẻ bị vàng da. Ở ngay tuần đầu sau sinh, trẻ sẽ có những dấu hiệu như vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn chân và tay. Vàng da sẽ nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết và tổng quan về vàng da ở trẻ sơ sinh.
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến
Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp trong tuần đầu của trẻ sơ sinh thể hiện ở việc toàn thân trẻ bị vàng, nhiều trẻ năng hơn thì ngay đến mắt và miệng của bé (dưới lưỡi) cũng chuyển sang màu vàng. Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh thể gây biến chứng vàng da nhân não, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề làm chậm quá trình phát triển của trẻ, nặng hơn có thể gây ra tử vong
Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ có thể nhận biết một cách dễ dàng qua màu da của bé, lòng bàn tay, lòng bàn chân, hoặc nhiều bé nặng hơn sẽ bị vàng lòng trắng trong mắt và niêm mạc miệng dưới lưỡi đều sẽ màu vàng. Một mẹo cho cha mẹ nếu cha mẹ không chắc chắn có thể thử bằng cách ấn nhẹ đầu ngón tay vào da bé, nếu thấy màu trắng là bình thường nhưng nếu màu vàng thì khả năng cao trẻ đang bị vàng da. Vàng da ở trẻ cũng thể hiện ở những triệu chứng như trẻ sẽ bỏ bú hoặc bú kém, sốt, khóc nhiều, lừ đừ, thay đổi thân nhiệt,..
Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ngay trong tuần đầu. Mức độ vàng da của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nồng độ bilirubuin trong máu, khi thấy trẻ bị vàng da nên theo dõi thường xuyên và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời
Đôi khi ánh sáng nhân tạo hoặc việc khúc xạ ánh sáng sẽ khiến cha mẹ lầm tưởng về tình trạng bệnh lý vàng da này. Cha mẹ nên kiểm tra kỹ càng dưới ánh sáng tự nhiên nhé
Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh
Bilirubin càng cao thì tỉ lệ vàng da càng nhiều
Vàng da là hiện tượng do sự tích tụ của Bilirubin, một chất màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy.Ở trẻ sơ sinh có lượng hồng cầu cao, các tế bào thường xuyên bị phá vỡ và thay mới, việc này làm sản sinh nhiều Bilirubin. Vàng da có thể chua thành 2 loại
- Vàng da sinh lý: Đây là thể nhẹ nhất của bệnh vàng da, vào tuần đầu tiên trẻ sẽ có dấu hiệu vàng da nhẹ đặc biệt vàng da trong niêm mạc mắt nhưng sẽ hết chỉ sau 2 tuần
- Vàng da do trẻ sinh non: Với trẻ sinh non gan chưa thực sự được phát triển nên không thể lọc hết Bilirubin dù chúng không quá nhiều, dẫn đến tình trạng tích tụ và vàng da.
Trong một số trường hợp, vàng da là do một vấn đề bệnh lý tiềm ẩn. Điều này có thể bao gồm nhiễm trùng, xuất huyết hay các bệnh lý về gan.
Vàng da đôi khi tiềm tàng những căn bệnh nguy hiểm
Trong 24h sau khi sinh bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ bilirubin trong máu của trẻ. Chạm vào da hoặc xét nghiệm máu là một trong những cách để xác định.
Nếu mẹ và bé đã ra viện và da của bé trở nên vàng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Tại đây, các bác sĩ sẽ đo nồng độ bilirubin của bé thông qua xét nghiệm máu. Nếu cần thiết, bé sẽ được điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Việc điều trị này giúp giữ cho nồng độ bilirubin không tăng đủ cao để làm tổn thương cho bé.
Phương pháp giảm thiểu, điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Với cha mẹ chưa cập nhật kiến thức sẽ cảm thấy hoảng hốt khi gặp tình trạng này dù trẻ chỉ bị vàng da nhẹ từ 1 đến 2 tuần rồi tự hết
Với trẻ sơ sinh có tình trạng nặng hơn là vàng da toàn thân, mắt và dưới lưỡi trẻ đều xuất hiện màu vàng cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện, hiện nay phương pháp điều trị vàng da thường sẽ là chiếu đèn.Trẻ sẽ được trị liệu bằng đèn đặc biệt, ánh sáng sẽ giúp cơ thể trẻ loại bỏ những bilirubin dư thừa. Thời gian trị liệu sẽ từ 1 đến 3 ngày, tùy vào tình trạng, thể chất, cơ địa của trẻ. Với một số trường hợp đặc biệt mức bilirubin của trẻ tiếp tục tăng, trẻ có thể cần được truyền máu trao đổi.
Phương pháp điều trị vàng da thường là chiếu đèn
Ngoài ra bé cũng có thể được điều trị bằng Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIg) – trẻ sơ sinh có thể được truyền immunoglobulin – đây là một loại protein trong máu làm giảm mức độ các kháng thể từ mẹ, các kháng thể này đang tấn công các tế bào hồng cầu của trẻ sơ sinh.
Khi trẻ có triệu chứng vàng da, cha mẹ có thể làm giảm thiểu tình trạng vàng da của trẻ bằng cách cho trẻ bú mẹ nhất 7 đến 12 lần một ngày trong vài ngày, mỗi lần sẽ khoảng 30-60ml tùy mức độ ăn của trẻ. Điều này giúp đào thải lượng bilirubin không cần thiết ra ngoài cơ thể của trẻ.
Bú mẹ giảm tình trạng vàng da ở trẻ
Vàng da ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng nếu không có kiến thức sẽ gây nguy hiểm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng vàng da của trẻ, cha mẹ có thể liên hệ với chúng tôi để có được sự hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.
Hotline: 0929197777
Email: dsminhtuan@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/tuanthaythuoc