Bé 4 tháng ăn dặm được chưa? Mẹ nên cho bé ăn dặm như thế nào ?
Hầu như trong 3 tháng đầu tất cả các mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ mà còn tạo ra kháng thể cho trẻ tránh một số nhiễm khuẩn, cũng như giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm tai giữa, hen phế quản, béo phì, viêm da dị ứng,.. Tuy nhiên từ tháng thứ 4 trở đi, lo ngại trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nếu chỉ bú sữa mẹ nên nhiều ông bố bà mẹ đã bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm. Vậy bé 4 tháng ăn dặm được chưa? Mẹ nên cho bé 4 tháng ăn dặm như thế nào?
Bé 4 tháng ăn dặm đúng cách giúp phát triển toàn diện
1. Bé ăn dặm là gì?
Ăn dặm là việc cho trẻ làm quen dần với các loại thức ăn thô ngoài sữa mẹ như cháo, rau, củ, quả, thịt, tôm, cá,...
Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm như ăn dặm kiểu nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm blw,... Mẹ có thể tìm hiểu thêm và lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất với trẻ.
Từ tháng thứ 4 trở đi, khi trẻ bắt đầu học lẫy, học bò thì việc bổ sung thêm các các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ là vô cùng cần thiết giúp trẻ có đủ năng lượng cho việc vận động. Chính vì vậy, bé 4 tháng ăn dặm được chưa và nên cho bé 4 tháng ăn dặm như thế nào là câu hỏi mà rất nhiều ông bố bà mẹ thắc mắc.
2. Tác hại của việc cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Trước 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, thiếu rất nhiều enzym giúp tiêu hóa thức ăn như amylase, protease, lipase,...
Vì vậy, nếu cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi thì trẻ sẽ không có đủ khả năng hấp thu hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn thô cũng như dễ bị chán sữa mẹ dẫn đến ngày càng bú ít đi. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, đồng thời cũng là 1 nguyên nhân gây chậm tăng cân, suy dinh dưỡng ở trẻ, làm gia tăng nguy cơ cho trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,...
Ngược lại, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 7-8 tháng tuổi có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Do lúc này, trẻ đã quá quen với việc bú sữa mẹ hằng ngày nên việc phải nuốt, nhai thức ăn trở nên lạ lẫm và khó khăn với trẻ. Trẻ có tâm lý sợ ăn, lâu dần biếng ăn và hậu quả là thiếu các vi chất như kẽm, sắt, canxi, vitamin,.. gây chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, còi xương bởi lúc này nếu chỉ cho trẻ bú sữa mẹ đơn thuần thì sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
>>Xem thêm: Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, sức đề kháng kém.
3. Bé 4 tháng ăn dặm được chưa?
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm được Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo là từ khi tròn 6 tháng tuổi.
Khi này, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện tương đối, cho trẻ thích nghi dần với thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ là hợp lý vì từ 6 tháng tuổi, mỗi ngày trẻ cần nạp khoảng năng lượng tương đương 700 calo, trong khi đó năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 calo/ngày. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn dặm ngay từ lúc này để trẻ có đủ năng lượng cần thiết cho sự vận động và phát triển.
Như vậy, bé 4 tháng tuổi chưa nên cho ăn dặm theo như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Việc cho bé 4 tháng ăn dặm được coi là quá sớm khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Trong 6 tháng đầu cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn là tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, lúc này mẹ cũng nên trang bị dần các kiến thức và kỹ năng về ăn dặm cho trẻ, biết cho trẻ ăn dặm đúng cách là vô cùng quan trọng.
Bé 4 tháng ăn dặm là quá sớm
4. Mẹ nên cho bé ăn dặm như thế nào?
Để trẻ có hứng thú ăn dặm và thích nghi dần với việc chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm, mẹ cần áp dụng đúng các nguyên tắc sau:
4.1. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Thời gian đầu cho bé ăn dặm, bố mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một, không nên đặt nặng tâm lý và ép trẻ ăn nhiều ngay từ lần đầu tiên.
Thông thường cho trẻ ăn 1 bữa/ngày, khi trẻ đã quen thì có thể tăng dần số bữa ăn dặm trong ngày lên 2 bữa/ngày. Kể cả khi trẻ đã ăn dặm, sữa mẹ hay sữa công thức vẫn nên duy trì để trẻ có đầy đủ dưỡng chất.
4.2. Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Tập cho trẻ ăn thức ăn loãng trước như bột loãng, cháo rây mịn, rau củ hấp chín, xay nhuyễn và rây mịn,... Sau 1 tháng có thể tăng dần độ đặc, độ thô của thức ăn. Từ 10 tháng tuổi trở đi có thể cho trẻ ăn cơm nát, rau củ lát mỏng, thịt, cá xé nhỏ,... để trẻ ăn dần được các thức ăn của người lớn.
Thức ăn để nguyên vị là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ nhỏ lúc này, không nên thêm các gia vị khác như muối, mắm, bột nêm, bột ngọt,... vào thức ăn của trẻ.
4.3. Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh
Thời gian đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ nên tập trung vào nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như: bột pha loãng, cháo trắng, rau, củ, quả xay nhuyễn.
Tuy nhiên, từ 9 - 11 tháng trở đi để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: rau, củ, quả, cơm, thịt, trứng, cá, tôm,cua,... Có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua vào các bữa phụ giúp kích thích hệ tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Hoa quả giúp cung cấp vitamin cho bé 4 tháng ăn dặm
Lưu ý lựa chọn nguyên liệu sach, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm để chế biến món ăn dặm cho trẻ bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây hại.
>>Xem thêm: Men tiêu hóa giúp trẻ hấp thu tốt thức ăn
Tổng hợp: Hà Nga
___________________________________________________________
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.
Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.
Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua mục HỎI ĐÁP hoặc Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.