5 lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua để mang lại hiệu quả tốt
Trẻ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn được sữa chua. Đây là thực phẩm từ sữa rất tốt cho hệ tiêu hoá và sức khỏe nói chung. Do đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đề xuất trẻ nên sử dụng hàng ngày. Nếu mẹ đang chuẩn bị cho trẻ ăn sữa chua, nhưng chưa biết chuẩn bị như thế nào là đúng thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách như thế nào?
Sữa chua được làm từ sữa bò bằng phương pháp lên men lactic. Thành phần nổi bật của sản phẩm này là các khoáng chất và lợi khuẩn.
Dinh dưỡng từ sữa chua
Một hộp sữa chua 100g có năng lượng khoảng 100 Kcal. Trong đó, protein 3,5g, chất béo 2,5g, đường 15g.
5 lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua để mang lại hiệu quả tốt
Về các khoáng chất và vitamin, sữa chua rất giàu canxi, kẽm, vitamin D. Trẻ ăn một hộp sữa chua có thể đáp ứng 30% nhu cầu canxi hàng ngày, tương đương với 120ml sữa. Do đó, sữa chua là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời cho trẻ.
Sữa chua không chỉ giàu dinh dưỡng mà cũng rất tốt cho tiêu hoá nhờ thành phần lợi khuẩn (probiotic). Chúng gần giống với các vi khuẩn có ích sinh sống trong đường ruột. Khi vào cơ thể sẽ thúc đẩy hệ vi sinh vật ở đây phát triển, hỗ trợ và bảo vệ hệ tiêu hoá.
Sữa chua giàu khoáng chất và các vi khuẩn có ích
>> Xem thêm Trẻ ăn gì tốt cho tiêu hoá? Đây là 5 thực phẩm mẹ nên chọn
Cho trẻ ăn sữa chua như thế nào?
Vì những lợi ích tuyệt vời kể trên mà mẹ nên bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày của trẻ khi con được 6 tháng tuổi. Dưới đây là những lưu ý để trẻ ăn sữa chua đảm bảo hiệu quả nhất.
- Ăn sữa chua vào buổi tối, sau bữa ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, buổi tối là thời điểm canxi trong sữa chua được hấp thu tốt nhất. Do đó, nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn tối từ 30 phút đến 2 tiếng. Hoặc nếu được, là trước khi trẻ đi ngủ.
Nên cho trẻ ăn sữa chua vào buổi tối, sau bữa ăn
- Chọn sữa chua không đường
Dù là sữa chua có đường hay không đường thì hàm lượng canxi hay lợi khuẩn vẫn như vậy. Tuy nhiên, trẻ ăn đường có thể hình thành thói quen thích đồ ngọt và có hại cho răng miệng. Chính vì vậy, mẹ nên chọn loại sữa chua không hoặc ít đường cho trẻ.
- Không chuẩn bị sữa chua lúc trẻ đói
Cho trẻ ăn sữa chua lúc đói sẽ vô tình khiến các lợi khuẩn bị acid dạ dày tiêu diệt. Và khi xuống ruột chúng sẽ trở nên mất tác dụng. Bên cạnh đó, dạ dày rỗng khiến thời gian lưu lại của sữa chua trong đường ruột ngắn hơn. Điều này dẫn tới lượng canxi được hấp thu bị giảm đi.
Không nên cho trẻ ăn sữa chua lúc đói
- Không cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua
Sữa chua tốt cho tiêu hoá, nhưng ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch tiêu hoá. Hậu quả có thể khiến trẻ bị lạnh bụng, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Tuỳ vào độ tuổi mà cho trẻ ăn lượng sữa chua khác nhau.
+ Trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi: 1/2 - 1 hộp/ngày
+ Trẻ từ 1-3 tuổi: 1 - 2 hộp/ngày
+ Trẻ từ 3 tuổi: 2 hộp/ngày
Một hộp sữa chua tương đương 120ml sữa, nên dựa vào đó mẹ có thể giảm lượng sữa trẻ uống trong ngày. Ví dụ, bình thường 1 ngày trẻ uống 3 cốc sữa, mỗi lần 120ml để cung cấp đủ canxi. Nếu ăn thêm 1 hộp sữa chua thì chỉ cần uống 2 cốc sữa/ngày là đủ nhu cầu canxi.
Không cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua
- Không để sữa chua quá nóng hoặc quá lạnh
Sữa chua cần được bảo quản trong tủ lạnh nên khi lấy ra cho trẻ ăn mẹ cần chú ý. Nếu sữa chua lạnh quá, trẻ sẽ dễ bị viêm họng. Trường hợp mẹ hâm nóng lại, nhưng nhiệt độ cao, thì có thể khiến các lợi khuẩn có trong sữa chua bị chết và mất tác dụng.
Do đó, tốt nhất mẹ nên lấy hộp sữa chua ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ phòng trong vòng 10-15 phút hoặc ngâm trong nước ấm 30-40 độ cho hộp sữa hết lạnh trước khi cho trẻ ăn.