Mẹ có biết cho trẻ ăn thịt bò không phải lúc nào cũng tốt
Thịt bò là loại thịt đỏ rất giàu dinh dưỡng. Do đó, nhiều mẹ có thói quen cho con ăn thường xuyên để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, giống như những thực phẩm khác, trẻ ăn thịt bò không phải lúc nào cũng tốt. Thậm chí nếu ăn sai cách sẽ còn mang bệnh vào người.
Ra chợ mua đồ về nấu cho con, qua hàng thịt mẹ không thể bỏ qua thịt bò. Mặc dù giá thịt bò bao giờ cũng cao hơn những loại khác, nhưng mẹ vẫn chọn mua vì muốn cho con có bữa ăn giàu dinh dưỡng.
Thịt bò có chứa chất gì?
Đây là loại thịt đỏ giàu đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Theo ước tính, 100g thịt bò chứa khoảng 26.1g protein, 11.8g chất béo, tương đương với năng lượng 217 Kcal.
Thịt bò là loại thịt đỏ giàu đạm và khoáng chất
Đạm thịt bò là loại đạm chất lượng cao, chứa những amino acid thiết yếu giúp duy trì và phát triển cơ.
Bên cạnh đó, thịt bò cũng dồi dào vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, selen, phospho, vitamin B3, B6, B12.
Thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu, với biểu hiện da xanh xao, mệt mỏi, suy nhược. Khi đó, thịt bò chứa hàm lượng sắt cao sẽ giúp cải thiện được tình trạng này.
Mẹ có biết cho trẻ ăn thịt bò không phải lúc nào cũng tốt
Với những công dụng kể trên, nhiều mẹ tin rằng cho trẻ ăn thịt bò lúc nào cũng tốt. Nhưng thực tế không phải vậy, nếu ăn không đúng có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những sai lầm mẹ hay mắc phải.
Cho trẻ ăn thịt bò sai cách
- Ăn vào buổi tối
Theo bác sĩ Tường Vi, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, ăn thịt bò vào buổi tối rất hại gan. Nguyên nhân là do thịt bò chứa nhiều sắt, khi nạp vào cơ thể sẽ bắt gan phải hoạt động nhiều. Buổi tối, gan không được nghỉ ngơi sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học. Hậu quả là các chức năng khác của gan như điều hoà đường huyết không được đảm bảo.
Trẻ ăn thịt bò vào buổi tối không tốt cho sức khoẻ
Bác sĩ Tường Vi cũng nói thêm, thường xuyên ăn thịt bò vào buổi tối có thể làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Bên cạnh đó, thành phần đạm có trong thịt bò rất khó tiêu, có thể khiến bé khó chịu, đầy bụng và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đặc biệt là những trẻ tiêu hoá kém.
>> Xem thêm Trẻ tiêu hoá kém do đâu và cần làm gì để cải thiện?
- Ăn quá nhiều
Thịt bò bổ dưỡng, nhưng nạp quá nhiều cũng gây phản tác dụng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn nhiều thịt bò và nguy cơ bệnh tim. Đây là ảnh hưởng chung của các loại thịt đỏ và chứa acid béo bão hoà. Bên cạnh đó cũng có bằng chứng cho thấy thịt đỏ làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột, dẫn tới làm tăng một số chất chuyển hoá trong máu gây bệnh tim mạch.
Ăn nhiều thịt bò làm gia tăng bệnh ung thư cũng được nhắc tới, đặc biệt là ung thư đại tràng. Thành phần sắt dạng heme (có trong thịt đỏ), các amin dị vòng sinh ra khi nấu quá kỹ hay các chất được thêm vào thịt bò chế biến sẵn có thể là thủ phạm.
Ngoài ra, thịt bò cũng tiềm ẩn sán dây bò, với tên gọi Taenia saginata. Đặc biệt khi ăn thịt bò tái. Loại ký sinh trùng này có thể dài từ 4-10 mét, sinh sống trong ruột và khiến bệnh nhân đau bụng, buồn nôn và sút cân.
Thịt bò có thể chứa sán dây bò ký sinh và gây bệnh đường ruột
- Ăn cùng với một số thực phẩm khác
Một số thực phẩm khi kết hợp cùng nhau có thể làm hàm lượng dinh dưỡng bị giảm đi hoặc tạo ra độc tính. Ví dụ khi ăn thịt bò cùng hải sản, thành phần photpho có trong thịt bò sẽ tạo kết tủa với canxi và magie có trong hải sản. Do đó làm giảm sự hấp thu các khoáng chất này.
Thịt lợn, đậu đen, đậu nành ăn cùng thịt bò cũng gây ảnh hưởng tương tự.
Lưu ý khi cho trẻ ăn thịt bò
Từ những sai lầm kể trên, có thể rút ra một số lưu ý để cho trẻ ăn thịt bò đúng cách.
Cần cho trẻ ăn thịt bò đúng cách
- Không chuẩn bị thịt bò vào bữa tối của trẻ.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2-3 bữa, mỗi bữa khoảng 80g.
- Không nấu thịt bò tái, hoặc hầm quá kỹ.
- Tránh kết hợp thịt bò với các thực phẩm khác như thịt lợn, hải sản, đậu nành, đậu tương.