Trẻ tiêu hoá kém do đâu và cần làm gì để cải thiện?
Thức ăn cần trải qua quá trình tiêu hoá để dưỡng chất được hấp thu vào máu. Tuy nhiên một số trẻ có thể gặp khó khăn trong bước này, dẫn tới tình trạng chậm tăng cân và suy dinh dưỡng. Vậy trẻ tiêu hoá kém do đâu và cần làm gì để cải thiện? Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn câu trả lời.
Thông thường mất khoảng từ vài tiếng đến vài ngày để những gì trẻ ăn tiêu hoá hoàn toàn. Quá trình này bắt đầu từ khi thức ăn ở trong khoang miệng, được nghiền nhỏ bằng hoạt động nhai và co bóp của các cơ. Sau đó đi xuống ruột, nhờ các enzym tiêu hoá phân cắt thành kích thước phân tử để cơ thể hấp thu dễ dàng.
Trẻ tiêu hoá kém do đâu và cần làm gì để cải thiện?
Bất cứ khâu nào trong quy trình trên bị ảnh hưởng dẫn đến kém hấp thu dưỡng chất thì đều được gọi là tiêu hoá kém. Trẻ gặp phải tình trạng này thường sẽ có một số biểu hiện dưới đây.
Biểu hiện của trẻ tiêu hoá kém
- Tính chất phân
Mẹ sẽ biết được con đang tiêu hoá tốt hay không bằng cách nhìn vào phân của chúng. Thức ăn không được tiêu hoá và hấp thu tốt sẽ dẫn tới tình trạng phân sống lổn nhổn, có mùi tanh, màu nhợt. Một số trường hợp còn xuất hiện váng nổi lên do mỡ không được hấp thu.
Nhận biết trẻ tiêu hoá tốt dựa vào tính chất phân
- Đau bụng, chướng bụng
Quá trình tiêu hoá diễn ra không được suôn sẻ nên đôi khi sẽ làm trẻ cảm thấy đau bụng, chướng bụng. Có những bữa ăn con chỉ ăn vừa phải nhưng cũng đã bị sôi bụng và khó chịu rồi.
- Biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng
Hậu quả của tiêu hoá kém là trẻ không có đủ dưỡng chất. Điều này sẽ dẫn tới một loạt các vấn đề như trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. Lâu dần trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển kém.
Trẻ biếng ăn chủ yếu do thiếu hụt một số vi chất liên quan đến cảm giác ngon miệng như kẽm, lysin, vitamin nhóm B. Ngoài ra, cảm giác đầy chướng bụng khi ăn cũng khiến trẻ không mấy mặn mà gì với thức ăn nữa.
Ví dụ khác, khi thiếu protein trẻ sẽ chậm tăng cân. Khi lượng sắt không đủ, trẻ sẽ bị thiếu máu, do đây là một thành phần để tạo máu. Hoặc thiếu canxi, khoáng chất có liên quan mật thiết đến sức khoẻ xương, sẽ dẫn tới tình trạng xương yếu, đau cơ, và trẻ chậm phát triển chiều cao.
Trẻ tiêu hoá kém sẽ có biểu hiện biếng ăn, chậm tăng cân
- Hay mệt mỏi, kém linh hoạt
Thức ăn cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động bình thường. Do đó, khi chúng không được hấp thu tốt sẽ khiến trẻ trở nên mệt mỏi và kém linh hoạt. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt và học tập hàng ngày của trẻ.
Trẻ tiêu hoá kém do đâu?
Trước khi bắt tay vào giải quyết vấn đề, mẹ cần biết được vì sao trẻ bị tiêu hoá kém. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp.
- Ăn dặm sớm quá
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó mới bắt đầu ăn dặm. Bởi vì khi đó, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên và hệ tiêu hoá đã có khả năng xử lý những loại thức ăn khác. Trường hợp bổ sung thức ăn đặc sớm hơn thời điểm này, khi hệ tiêu hoá của con chưa sẵn sàng, sẽ rất dễ làm tổn thương đường ruột và gây nên tình trạng tiêu hoá kém.
Ăn dặm quá sớm có thể là nguyên nhân trẻ tiêu hoá kém
- Chế độ ăn chưa hợp lý
Hệ tiêu hoá giúp xử lý thức ăn. Ngược lại, những gì trẻ ăn cũng tác động trực tiếp đến cơ quan này.
Ăn quá nhiều khiến bộ máy tiêu hoá làm việc quá sức. Thường xuyên bỏ bữa làm giảm bài tiết men (enzyme) phân cắt thức ăn. Thực phẩm khó tiêu cần nhiều thời gian và công sức để được hấp thu. Hay những thức ăn ôi thiu, bị hỏng lại mang mầm bệnh đến đầu độc cơ thể. Tất cả những chế độ ăn chưa hợp lý này đều dẫn tới một hệ tiêu hoá bị tổn thương và hoạt động kém.
- Thiếu men tiêu hoá
Men tiêu hoá là những chất được tiết ra bởi các tuyến tiêu hoá như nước bọt, gan, tụy. Chúng làm nhiệm vụ phân cắt thức ăn thành kích thước nhỏ nhất để dễ dàng hấp thu. Do đó thiếu những men này thì quá trình tiêu hoá thức ăn sẽ chậm lại hoặc thậm chí không xảy ra.
Trẻ tiêu hoá kém do thiếu men tiêu hoá
Ví dụ như thiếu men lactase dẫn tới hội chứng bất dung nạp lactose. Đây là một loại đường có trong hầu hết các loại sữa, và sẽ không được tiêu hoá trong ruột nếu vắng mặt men lactase. Lactose không được hấp thu sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn phát triển, gây nên các tình trạng ợ hơi, đầy bụng và tiêu chảy.
- Bệnh đường tiêu hóa
Một số bệnh lý tại đường tiêu hoá cũng tác động đến khả năng hấp thu thức ăn. Đó là các tình trạng như viêm ruột, nhiễm giun sán. Các sinh vật gây bệnh ký sinh trong ruột sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cơ thể và làm tổn thương niêm mạc hệ tiêu hoá. Thức ăn vì thế mà rất khó được hấp thu.
- Sử dụng kháng sinh
Kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn, trong đó có cả vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn có lợi sinh sống trong đường ruột. Việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng khi không cần thiết, hoặc dùng liều cao, trong thời gian kéo dài sẽ làm giảm đáng kể số lượng lợi khuẩn, dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh.
Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn tới trẻ tiêu hoá kém
Bình thường các sinh vật này sống hoà bình trong đường ruột, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn. Thì nay, dưới tác động của kháng sinh chúng trở nên rối loạn. Đây là cơ hội cho vi khuẩn có hại tấn công. Khi hệ tiêu hoá bị tổn thương, mọi hoạt động sẽ trở nên kém hơn.
Cần làm gì để cải thiện tình trạng tiêu hoá của trẻ?
Thức ăn không tiêu hoá tốt thì trẻ cũng không phát triển tốt được. Nhưng làm cách nào để cải thiện vấn đề này? Dựa trên nguyên nhân, một số biện pháp dưới đây có thể được áp dụng.
- Chế độ ăn phù hợp
Đây là điều quan trọng nhất mẹ cần lưu ý. Chế độ ăn cho trẻ cần được chế biến hợp vệ sinh, đa dạng đủ 4 nhóm thực phẩm tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Năng lượng được cung cấp từ thức ăn đảm bảo tỷ lệ đạm 15%, béo 20% và đường bột 65%. Thịt và chất béo là những chất khó tiêu, cần khoảng 12-40 tiếng để được xử lý hoàn toàn. Do đó, nên cho trẻ ăn cân đối, không nên dùng quá nhiều thịt hay đồ ăn dầu mỡ một lúc để tránh tình trạng đầy chướng bụng.
Ngoài ra, không ép trẻ ăn quá nhiều, mà nên để chúng ăn theo nhu cầu. Nếu trẻ không chịu ăn thì mẹ nên xem lại đồ ăn chế biến có phù hợp không, trẻ bị thiếu chất hay hệ tiêu hoá đang có vấn đề không. Một số biện pháp có thể áp dụng là trang trí đồ ăn hấp dẫn, đảm bảo con đói trước khi ăn, và bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, lysin và vitamin nhóm B như trứng, hải sản, các loại đậu, các loại hạt và sữa, để tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ.
Chế độ ăn cho trẻ tiêu hoá kém cần đa dạng, cân đối 4 nhóm dưỡng chất
>> Xem thêm Giúp bé hết biếng ăn nhờ 5 bí quyết từ chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản
Thêm vào đó, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung khi con được 6 tháng tuổi. Hãy bắt đầu bằng những thức ăn lỏng, với số lượng ít, dễ hấp thu. Sau đó mới tăng dần độ cứng và số lượng lên để hệ tiêu hoá của trẻ thích nghi được.
- Tẩy giun định kỳ
Trẻ chưa có thói quen giữ vệ sinh cá nhân nên thường bị nhiễm giun. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tiêu hoá kém. Bộ Y tế khuyến cáo nên tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Các loại thuốc được sử dụng là Albendazole 200mg hoặc 400mg (cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên), và Mebendazole 500mg với một liều duy nhất.
Trẻ tiêu hoá kém nên tẩy giun định kỳ
>> Xem thêm Trước khi tẩy giun cho trẻ cha mẹ cần biết điều này
- Sử dụng men tiêu hoá và men vi sinh
Khi hệ tiêu hoá bị tổn thương do các bệnh lý hoặc dưới tác dụng phụ của kháng sinh sẽ dẫn tới việc giảm bài tiết các loại men tiêu hoá. Khi đó, có thể cần phải bổ sung thêm từ bên ngoài. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý mua cho con sử dụng. Vì nếu loại men tiêu hoá có hàm lượng không phù hợp, ngược lại sẽ ức chế sự bài tiết tự nhiên của cơ thể.
>> Xem thêm Men tiêu hoá là gì và được dùng như thế nào mẹ đã biết chưa?
Khác với men tiêu hoá, men vi sinh dễ sử dụng hơn. Đây thực chất là những sinh vật giống với lợi khuẩn sống trong đường ruột của trẻ. Do đó, men vi sinh sẽ giúp hệ tiêu hoá ổn định và hoạt động tốt.
Sữa chua là nguồn lợi khuẩn dồi dào. Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày rất tốt cho đường ruột. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm nhiều chủng lợi khuẩn khác thông qua các dòng men vi sinh có sẵn.
Hiện nay nhiều sản phẩm như Amano Enzym Gold còn tích hợp cả men vi sinh dạng bào tử và men tiêu hoá với hàm lượng phù hợp, là giải pháp hiệu quả cho những trẻ tiêu hoá kém, chậm hấp thu. Mẹ có thể tham khảo thêm về Amano Enzym Gold tại đây.
Amano Enzym Gold hỗ trợ tiêu hoá, giúp trẻ ăn ngon, tăng cân tự nhiên
Khi trẻ gặp phải các triệu chứng tiêu hoá kém trong thời gian dài không đỡ, khiến trẻ mệt mỏi, gầy sút thì tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện. Các bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân thật sự và từ đó cho trẻ một giải pháp điều trị phù hợp.