Cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh trở nên biết nghe lời mà cha mẹ phải biết
7 tuổi là độ tuổi tâm lý trẻ không thực sự ổn định, đôi khi trẻ có những phản kháng, hay không nghe lời, thậm chí cãi lời bố mẹ, các hành vi sai trái thiếu tính kỷ luật trong thời gian phát triển nếu không có sự uốn nắn kịp thời dễ dẫn đến hậu quả xấu đối với việc hình thành nhân cách của trẻ.… Vào những thời điểm này, cha mẹ phải làm sao? Dưới đây là 6 cách dạy trẻ 7 tuổi được Amano đánh giá và tổng hợp lại.
1. Tạo cơ hội giúp cho trẻ 7 tuổi có quyền lựa chọn
Trẻ 7 tuổi ương bướng
Đối với cha mẹ, khi gặp phải những tình huống hay hành động không tốt từ trẻ thường quát mắng, dọa nạt hay đánh trẻ , những điều này không thực sự có hiệu quả vì không thể dừng các việc làm xấu của trẻ lại trái lại nó càng khiến trẻ có hứng thú hơn và muốn làm cho bằng được. Cha mẹ cần cho trẻ hiểu được lý do và tác hại của nó cùng quyền lựa chọn.
Chị Lan 27 tuổi - Đống Đa chia sẻ: Mỗi tối tôi phải còng lưng đi thu dọn đồ chơi, đống bừa bãi các con để lại trước khi đi ngủ. Hôm rồi tôi cho bé lựa chọn, một là thu dọn đồ chơi rồi đi ngủ, hai là không ngủ nữa chơi đến sáng, được vài lần là thằng bé quen đều đặn thu dọn đồ chơi trước khi đi ngủ
2. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ 7 tuổi bướng bỉnh có hành vi không tốt
3. Hãy khen ngợi trẻ 7 tuổi bướng bỉnh thật nhiều, không quát mắng và dọa nạt
Việc quát mắng, dọa nạt trẻ 7 tuổi là không tốt
Khi bạn giận giữ và hét lên với trẻ, nội dụng bạn truyền tải với trẻ sẽ được trẻ thu nhận một cách không đầy đủ và méo mó, cùng với đó là sự sợ hãi của trẻ với cha mẹ
Đôi khi trẻ thậm chí là thích thú hơn do đó bạn phải thật bình tĩnh, đứng nhìn trẻ một cách nghiêm nghị cùng một lời cảnh cáo nhẹ nhàng. Mà hãy khen ngợi con thật nhiều nhất là khi có được một thành tích nào đó. Hãy giành nhiều lời khen ngợi con hơn ví dụ như Con của mẹ hôm nay giỏi quá đã giúp bố mẹ được việc.. này rồi. Những lời khen ngợi động viên cho trẻ là rất cần thiết. Chắc bạn cũng như tôi một lời khen ngợi hay động viên còn quan trọng hơn nhiều thứ khác khi đúng thời điểm
4. Cho trẻ 7 tuổi bướng bỉnh một khoảng thời gian cố định
Đôi khi thời gian đầu uốn nắn có nhiều đứa trẻ nghịch ngợm sẽ phớt lờ và cố tình không thực hiện luôn lời nói của cha mẹ, hãy cho trẻ một mốc thời gian cố định và yêu cầu trẻ thực hiện. Tùy từng tính cách, hoàn cảnh mà không nên cố gắng bắt ép trẻ thực hiện luôn tức thì, rất dễ có phản ứng ngược. Nếu trẻ không thực hiện hãy đưa trẻ đến một không gian yên tĩnh rồi
Cho trẻ 7 tuổi bướng bỉnh một khoảng thời gian cố định
5. Bố mẹ người thân hãy có thái độ tích cực, vui vẻ với trẻ 7 tuổi bướng bỉnh
Cách cư xử của cha mẹ được trẻ ghi nhận và tiếp thu rất nhanh nên việc bạn xử lý vấn đề bằng thái độ tiêu cực cùng những hành động cực đoan sẽ chỉ ghim vào đầu trẻ những hình ảnh không tốt. Việc bạn tức giận đối với hành vi sai trái của trẻ là chuyện bình thường nhưng điều đó phải được cải thiện theo hướng tích cực, vừa giúp ích cho bản thân bạn, vừa có tạo tiền đề hình ảnh tốt đối với con trẻ.
Đối với nhiều cha mẹ, việc uốn nắn, tạo cho trẻ nếp sống kỷ luật văn minh là một trong những nhiệm vụ khó khăn và nhiều khi gây bực bội vì đó là những bài kiểm tra ý chí giữa cha mẹ và con cái. Những đứa trẻ không thực hiện được những hành vi bộc phát của mình thường có xu hướng tìm kiếm cơ hội để thực hiện một hành vi khác. Vậy nên để uốn nắn được con trẻ thật tốt, trước hết cha mẹ phải làm tấm gương sáng cho con.