Trọn bộ 20 thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên hấp dẫn và đủ chất
Khi được 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm lúc này chủ yếu là để bé thích nghi với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Với mục tiêu này, Amano Enzym sẽ chia sẻ đến các mẹ phương pháp ăn dặm và thực đơn cho bé an dặm lần đầu đa dạng. Từ đó, mẹ tự tin đồng hành cùng con qua hành trình “ăn dặm không phải là trận chiến”.
Bé nên ăn dặm lần đầu tiên khi nào
Lần ăn dặm đầu tiên của bé bước khởi đầu vô cùng quan trọng. Vai trò của bữa ăn đầu tiên là tạo nền tảng cho thói quen ăn uống sau này của trẻ. Giúp bé và mẹ vượt qua giai đoạn này dễ dàng nhất bài viết sẽ nêu ra thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên. Tuy nhiên, trước mẹ phải biết được bé nhà mình đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa.
Dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm
Theo khuyến cáo của các cơ sở y tế, 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Ngoài ra, cha mẹ nên quan sát khả năng vận động của trẻ để đánh giá mức độ sẵn sàng ăn dặm của trẻ. Cha mẹ có thể dựa vào 3 dấu hiệu sau để đánh giá mức độ sẵn sàng của bé:
Khi nào mẹ bắt đầu lên thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu tiên
+ Em bé có thể tự vào tư thế ngồi mà không cần sự trợ giúp
+ Em bé có thể ngồi vững trên ghế nâng.
+ Bé đã có thể cầm, nắm và đưa tay lên miệng.
Trẻ ăn dặm trước 6 tháng có sao không
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình không đủ dinh dưỡng nên khi con được 3-4 tháng tuổi mới bắt đầu cho con ăn bổ sung. Tuy nhiên, việc đưa chất rắn vào quá sớm có thể dẫn đến một số hậu quả có hại:
+ Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, non nớt, chưa thể thích nghi với thức ăn.
+ Trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, hay táo bón.
+ Trẻ ăn dặm sớm ít có khả năng bú mẹ trở lại và thiếu hụt chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ.
+ Trẻ sơ sinh bú mẹ ít hơn thường xuyên làm tăng nguy cơ mang thai sớm cho mẹ.
Trọn bộ 20 thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên của chuyên gia
Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 9 tháng có thể dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trẻ, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu… khi còn nhỏ. Nếu cha mẹ buộc phải cho trẻ ăn dặm sớm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nhé!
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên
Trong lần đầu ăn dặm, bé chỉ nên làm quen với các nhóm thức ăn dễ tiêu để thích ứng tốt hơn với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Vì thế, thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên mẹ nên chọn những món đơn giản. Các thực phẩm thuộc nhóm đạm như: Thịt, cá, gà,... mẹ chỉ nên cho một chút hoặc đợi đến khi bé đã ăn dặm tốt hơn.
Nguyên tắc mẹ cần biết khi cho bé ăn dặm
Nếu bé có những dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm, mẹ có thể chuẩn bị cho bé những thức ăn đặc đầu tiên. Hãy ghi nhớ các nguyên tắc sau để bắt đầu cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm lần đầu tiên đúng cách.
Những lưu ý khi lập thực đơn cho bé ăn dặm
+ Liều lượng: Mẹ cho bé tập ăn theo nhu cầu của bé, từ ít đến nhiều.
+ Số bữa ăn: 1 bữa / ngày
+ Độ thô của thức ăn bổ sung cho trẻ sẽ tăng dần: thức ăn nghiền nhuyễn, sau đó tăng dần độ đặc.
+ Một số loại thức ăn: tinh bột, rau củ, trái cây.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Một số loại rau
Rau xanh cung cấp chất xơ, vitamin và một số khoáng chất cho bé. Vì thế, mẹ hãy tham khảo những loại rau dưới đây nhé.
+ Dưa chuột
Dưa chuột có thể dùng làm thức ăn dặm cho trẻ vì nó bổ dưỡng và có thể cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Dưa chuột rất tốt cho tiêu hóa của trẻ và đôi khi giúp trị táo bón. Dưa chuột cũng có thể cải thiện tình trạng khó chịu của trẻ khi mọc răng, đồng thời tăng cường trí nhớ cho trẻ rất hiệu quả.
+ Cà chua
Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa và là một kho lycopene tự nhiên. Đồng thời, nó cung cấp lượng lớn vitamin C và vitamin A giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
+ Củ cà rốt
Cà rốt rất giàu caroten, có thể chuyển hóa thành vitamin A với số lượng lớn. Vitamin A có thể cải thiện chức năng miễn dịch, ngăn ngừa trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, rất tốt cho sức khỏe, cha mẹ chỉ cần nghiền nhỏ cà rốt để cho trẻ ăn.
Món rau cho thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu tiên
+ Rau xà lách
Xà lách có thể dùng làm thức ăn cho trẻ. Bởi vì, nó chứa nhiều chất xơ và vitamin, hàm lượng nước lớn nên có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng của bé tốt hơn. Món xà lách xay nhuyễn có thể ngăn ngừa còi xương sau khi bé ăn thức ăn đặc.
+ Bí ngô
Bí đỏ rất giàu chất dinh dưỡng, chứa đường, vitamin, protein và 17 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, bí đỏ còn rất giàu kẽm, cung cấp dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Trong thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn bí đỏ xay nhuyễn để bé dễ hấp thu.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Cháo bí đỏ
Bí ngô là món ăn mà hầu như bé nào cũng yêu thích. Màu bí đỏ hấp dẫn và khiến bé rất thích thú khi ăn. Có lẽ vì thế mà hầu hết các mẹ đều chọn cháo bí đỏ là bữa ăn đầu tiên cho bé 6 tháng tuổi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Bí ngô: 20 gam
+ Gạo trắng: 2 thìa nhỏ
Cách nấu:
Bước 1: Bí đỏ được gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ và đem hấp chín.
Bước 2: Cháo được nấu với tỷ lệ 1gạo/10 nước. Sau đó rây qua lưới cho đến khi mịn.
Trộn bí đỏ và cháo cho bé. Hoặc mẹ có thể cho bé ăn riêng bí đỏ để phát triển về vị giác.
Cháo bí đỏ thịt bò cho bé an dặm lần đầu
Thịt bò là thực phẩm có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sản sinh hồng cầu giúp vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể. Thịt bò còn bổ sung thêm protein giúp thúc đẩy quá trình phát triển và duy trì cơ bắp ở trẻ nhỏ. Thịt bò và bí đỏ kết hợp với nhau tạo thành món cháo thịt bò thơm ngon, phù hợp cho bé 7 tháng tuổi thơm ngon, bổ dưỡng.
Thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu tiên từ bí đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Một miếng nhỏ bí đỏ
+ Một ít thịt bò
+ 2 thìa gạo
Cách chế biến:
Bước 1: Thịt bò sau khi rửa sạch, mẹ băm hoặc xay nhuyễn.
Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi luộc chín, xay nhuyễn.
Bước 3: Khi cháo đã chín, cho thịt bò vào rồi đảo đều cho đến khi hỗn hợp sôi. Tiếp đó, cho bí xay nhuyễn vào nấu cho đến khi sôi. Mẹ đun lửa nhỏ liu riu cho đến khi cháo chín hẳn thì bắt ra.
Bước 4: Đổ cháo ra bát và thêm 1 thìa dầu oliu vào khuấy đều ( dầu oliu có trong cháo sẽ giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong cháo bí đỏ thịt bò tốt hơn).
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Súp khoai
Khoai lang hoặc khoai tây là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, dễ hấp thu. Và đối với bé an dặm lần đầu tiên, mẹ nên làm súp khoai có bổ sung sữa mẹ (hoặc sữa công thức) thay vì cháo bột hằng ngày.
Nguyên liệu cần có:
+ Khoai tây / khoai lang: 1/2 củ.
+ Sữa mẹ hoặc sữa bột: 50 ml
Cách nấu:
Bước 1: Gọt vỏ, cắt nhỏ, hấp chín và tán nhuyễn. Nếu gia đình có lò nướng thì bọc giấy bạc lại rồi nướng, bằng cách này khoai sẽ cho ra hương vị hơi khác so với hấp.
Bước 2: Cho sữa vào khoai đã được nghiền rồi đảo đều, rây mịn. Vậy là một món ăn bổ dưỡng thơm ngon cho bé đã sẵn sàng.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Cháo yến mạch
Ắt hẳn mẹ nào cũng biết yến mạch rất dễ chế biến và rất bổ dưỡng. Ngày nay, các bà mẹ hiện đại cũng thường lựa chọn yến mạch để bổ sung vào thức ăn dặm hàng ngày của bé 6 tháng tuổi.
Cháo yến mạch cho bé lần đầu ăn dặm
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ 50g yến mạch
+ Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh hoặc sữa mẹ: 60 ml
Cách nấu:
Bước 1: Yến mạch sau khi nấu chín thì nghiền nhuyễn.
Bước 2: Thêm sữa mẹ (sữa công thức) vào yến mạch và nấu trên lửa nhỏ. Sau đó đem ray kỹ và cho bé thưởng thức.
Cháo gạo lứt có thêm khoai tím cho bé
Nguyên liệu cần có:
+ 2 thìa gạo lứt
+ ½ củ khoai tím
Cách chế biến:
Bước 1: Vo sạch gạo và chế nước với tỷ lệ 1/10. Khoai tím đem gọt vỏ, rửa sạch. Cắt khoai tím thành hạt lựu nhỏ, trộn với gạo và đem nấu chín.
Bước 2: Trong lần đầu ăn dặm thì mẹ có thể khuấy nhuyễn khoai. Trong những lần sau khi bé ăn tốt hơn mẹ có thể không cần tán nhuyễn.
Vậy là chỉ với 2 bước cực đơn giản một món ngon cho bé ăn dặm đã sẵn sàng. Đây là một món rất giàu dinh dưỡng. Bởi vì, gạo lứt và khoai tím cung cấp cho bé chất xơ, khoáng chất và tinh bột. Cả 2 loại nguyên liệu đều rất thân thiện với hệ tiêu hoá, giúp bé dễ dàng đi đại tiện.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Súp đậu
Thực phẩm họ đậu luôn dồi dào protein, khoáng chất tốt cho sức khoẻ và dễ để hấp thu. Chính vì thế, thực đơn ăn dặm cho bé lần đầu tiên nên có các món ăn từ loại thực phẩm này.
Thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu tiên:Súp đậu
Nguyên liệu:
+ 30g đậu. Có rất nhiều loại đậu mẹ có thể lựa chọn như: đậu gà, đậu lăng,... để thay đổi cho bé.
+ Sữa công thức (hoặc sữa mẹ): 60ml
Cách nấu:
Bước 1: Đậu được rửa sạch và ngâm với nước khoảng 10p để đậu được nở hơn. Tiếp đó, đem đậu luộc chín và tán nhuyễn.
Bước 2: Cho đậu là sữa đã chuẩn bị sẵn vào nồi đun lửa nhỏ riu riu. Tắt bếp, lấy ra bát và để nguội rồi cho bé thưởng thức.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Bơ nghiền sữa mẹ
Nếu bé bắt đầu ăn dặm vào mùa bơ thì mẹ hãy làm ngay món này cho bé thưởng thức. Trái bơ khi chín chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất béo lành mạnh, vitamin,...
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ 30g bơ chín
+ Sữa công thức (hoặc sữa mẹ đều được): 50-60ml
Cách chế biến:
Bước 1: Chọn trái bơ già và chín, bỏ vỏ, cắt mỏng và nghiền nhuyễn.
Bước 2: Trộn đều sữa và bơ với nhau. Vậy là món ăn giàu dinh dưỡng béo ngậy đã được hoàn thành.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Cháo hạt sen
Vị bùi thanh cùng giá trị dinh dưỡng cao của hạt sen rất phù hợp để nấu cháo cho bé an dặm lần đầu tiên. Mẹ hãy tham khảo ngay công thức chế biến món cháo bổ dưỡng này nhé!
Nguyên liệu cần có:
+ 30 gram hạt sen
+ Gạo trắng: 2 thìa nhỏ
Cháo hạt sen giàu dinh dưỡng cho bé yêu
Cách nấu:
Bước 1: Loại bỏ tâm sen để tránh vị đắng, rồi luộc sen chín nhừ. Sau đó tán (nghiền) nhuyễn.
Bước 2: Mẹ nấu cháo cho bé theo tỷ lệ nước:gạo là 10:1 (hãy lấy nước hầm hạt sen mẹ nhé). Cháo khi đã chín, mẹ cho sen tán nhuyễn vào trộn đều và đun từ 1-3p ở lửa nhỏ.
Bước 3: Bắt cháo, rây mịn vậy là có ngay món ngon có bé ăn dặm.
Cháo rau củ nấu từ cà rốt và khoai tây
Nguyên liệu chuẩn bị:
+ ⅓ củ cà rốt
+ 1 củ khoai tây
+ Một ít thịt bò băm
+ Nước hầm xương
Cách nấu:
Bước 1: Cà rốt và khoai tây băm nhỏ. Sau đó nghiền thành bột nhuyễn.
Bước 2: Lấy thịt bò xay hầm với nước thịt và xay nhuyễn.
Bước 3: Cuối cùng, cho bột khoai và cà rốt đã nghiền nhuyễn vào hỗn hợp thịt vừa xay khuấy đều, đun lửa nhỏ. Với 3 bước đơn giản nêu trên bé đã có một món ngon đầy đủ dưỡng chất.
Cháo rau củ nấu từ cà rốt và khoai mỡ
Nguyên liệu cần có:
+ ½ củ cà rốt nhỏ
+ ½ củ khoai mỡ
+ 2 thia gạo nhỏ.
Cách làm:
Bước 1: Gọt vỏ khoai mỡ và cà rốt, cắt nhỏ thành hạt lựu. Sau đó, cho gạo và 2 loại củ vào cùng một nồi và hầm nhừ.
Bước 2: Sau đó mẹ có thể lấy hỗn hợp đã nấu chín ra nghiền nhuyễn. Với những bé có khả năng ăn thô tốt hơn thì mẹ có thể để nguyên.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Cháo rau xanh
Rau là nguồn thực phẩm thân thiện cho hệ tiêu hoá của trẻ. Và nó còn cung cấp cho trẻ chất xơ giúp bé ngăn ngừa được bệnh táo bón. Hãy cùng bài viết tìm hiểu cách nấu những món cháo từ các loại rau nhé:
Thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu tiên: Cháo rau cải
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Rau xanh: cải bó xôi, súp lơ xanh, cải xoăn,... Mẹ nên lấy khoảng từ 3-4 lá trên mỗi loại rau.
+ 2-3 thìa gạo trắng.
Cách chế biến:
Bước 1: Rửa sạch rau và băm nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo theo tỷ lệ gạo: nước là 1:10. Cháo cần được mẹ cho rau đã băm nhỏ vào nấu chín.
Bước 3: Rây cháo để loại bỏ những miếng rau quá to rồi cho bé thưởng thức.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Cháo đậu
Ngoài món súp đậu thì mẹ có thể nấu cháo đậu cho bé thưởng thức. Món cháo đậu được chế biến đơn giản theo công thức sau:
Nguyên liệu:
+ Đậu các loại: 3-4 quả
+ Gạo trắng khoảng 2 thìa nhỏ.
Cách chế biến:
Bước 1: Rửa sạch đậu và ngâm sơ với nước trong 10 phút. Tiếp theo đem luộc chín và xay nhuyễn, lọc qua rây.
Bước 2: Mẹ nấu cháo bằng nước luộc đậu theo tỷ lệ gạo:nước là 1:10.Khi cháo sắp được mẹ cho bột đậu vào đun nhỏ lửa.
Bước 3: Cuối cùng là rây mịn cháo rồi cho bé ăn.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Trái cây
Sau mỗi bữa ăn hoặc bữa phụ, mẹ có thể cho bé tập ăn các loại trái cây. Tuỳ theo khả năng và sở thích của mỗi bé, mẹ hãy lựa chọn cách thưởng thức trái cây cho bé một cách phù hợp:
Mẹ có thể cho bé tậpăn dặm với một số hoa quả
+ Ăn thô:
Có nhiều loại trái cây dễ cho bé ăn thô. Mẹ có thể lấy thìa nạo nhẹ nhàng thành từng miếng nhỏ hơi nhuyễn cho bé thưởng thức. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này mẹ cân quan sát thật kỹ. Và đối với những bé chưa từng ăn thô hay khả năng ăn thô kém thì tuyệt đối mẹ không nên áp dụng cách này.
+ Ăn nghiền nhuyễn:
Các loại quả như táo và lê,.. có thể hấp chín sau đó nghiền nhuyễn. Một số quả như: bơ, thanh long, kiwi,... mẹ có thể nghiền và trộn thêm một ít sữa mẹ (sữa bột) vào. Sau đó cho bé nếm để vị giác của bé được kích thích, tăng hứng thú với thức ăn.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Súp bí ngô súp lơ
Thành phần chuẩn bị:
+ Bông cải xanh: 1-2 miếng
+ Bí đỏ: 2 chén nhỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu
+ Dầu ô liu: 1 muỗng canh
+ Nước lọc: 1/3 cốc
Chế biến:
Bước1: Mẹ trộn bí ngô với dầu oliu và hấp chín thì vớt ra để nguội.
Bước 2: Nấu bông cải xanh trong nồi hấp. Nếu không có nồi cách thủy, bạn có thể nấu bắp cải trên bếp ga thông thường.
Bước 3: Cuối cùng, cho cả hai nguyên liệu vào máy xay sinh tố, thêm chút nước lọc (hoặc sữa mẹ, sữa công thức) xay cho đến khi nhuyễn mịn.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Súp bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại “siêu thực phẩm” giúp chống lại bệnh ung thư hiệu quả. Đồng thời, hương vị của súp lơ cũng rất phù hợp với khẩu vị của bé ăn dặm.
Nguyên liệu:
+ 480 gram bông cải xanh, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.
1/3 chén súp thịt thăn hoặc nước luộc súp lơ.
Món ngon từ súp lơ xanh cho bé
Cách làm:
Bước 1: Mẹ cho súp lơ xanh vào nồi nấu chín, vớt súp lơ ra chén, chắt lấy phần nước còn lại.
Bước 2: Tiếp theo, đổ súp lơ đã nấu chín vào máy xay sinh tố rồi cho từ từ nước dùng vào (hoặc có thể dùng nước hầm xương để thay thế).
Bước 3: Khi súp đã nhuyễn và đạt độ sánh / sệt như mong muốn, mẹ tắt máy và đổ ra bát cho bé ăn.
Với cách nấu súp rau củ cho bé này, bạn phải để súp lơ thật nguội rồi mới cho bé thưởng thức. Bởi khi súp lơ nguội sẽ giảm bớt mùi hăng và giúp bé dễ ăn hơn.
Súp được nấu từ khoai lang và bí đỏ
Sự kết hợp giữa bí đỏ và khoai lang giúp tăng gấp đôi nguồn vitamin cho bé. Đây sẽ là món ăn khiến các mẹ yên tâm hơn khi nấu ăn cho con.
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Bí đỏ, khoai lang
+ Rau mùi rửa sạch, băm nhỏ
+ Nước lọc hoặc sữa công thức (sữa mẹ)
Cách chế biến:
Bước 1: Khoai lang, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu. Mẹ nấu cà rốt, khoai lang và bí trong nồi cho đến khi chín mềm. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
Bước 2: Sau khi các nguyên liệu đã xay nhuyễn, mẹ bật bếp và đun sôi lại hỗn hợp trên. Lúc này, mẹ hãy pha thêm nước lọc (sữa) để làm loãng món ăn rồi mới tiếp tục nấu.
Bước 3: Cho súp ra bát để bé thưởng thức ( có thể thêm một ít rau mùi để tăng hương thơm cho bé)
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Súp khoai sọ
Nguyên liệu:
+ Rau cải: 2-3 cây
+ Khoai sọ: 2 củ nhỏ
+ %-6 thìa sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) hoặc nước lọc.
Thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu tiên từ khoai sọ
Cách nấu:
Bước 1: Gọt vỏ khoai sọ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ. Hấp chín rồi tán nhuyễn.
Bước 2: Rau cải nhặt phần lá, rửa sạch rồi luộc chín, băm nhỏ.
Bước 3: Cho nước hoặc sữa và rau cải vào khoai sọ rồi đun chín. Tiếp đó, cho súp ra bát. để nguội rồi cho bé thưởng thức.
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên: Khoai tây nghiền
Nguyên liệu:
+ Khoai tây ½ củ
+ Sữa mẹ ( sữa công thức): 60ml
Cách chế biến:
Bước 1: Gọt bỏ vỏ khoai tây, cắt nhỏ và hấp chín.
Bước 2: Sau khi khoai chín, nghiền nát. Khoai sau khi nghiền có thể cho thêm sữa vào rồi cho bé ăn trực tiếp. Hoặc ăn cùng với cháo để ăn kèm.
Cách giúp bé dễ dàng hấp thu ngay từ lần đầu ăn dặm
Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên cần có một số lưu ý sau để bé dễ hấp thu hơn:
Lựa chọn thực phẩm phù hợp với tuổi của bé
+ Thức ăn chế biến phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng tiếp nhận nguồn thức ăn. Ví dụ như: Khi mới tập ăn, cho bé làm quen dần với thực phẩm giàu protein, hải sản thì khoảng 7 tháng thì mới nên bổ sung cho trẻ.
+ Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ cần lưu ý chọn loại thức ăn phù hợp với từng lứa tuổi như nước trái cây, nước cháo, các loại rau củ có thể ép hoặc xay nhuyễn khi luộc… .. và nhiệt độ chế biến, chế biến. sao cho tránh thất thoát chất dinh dưỡng trong thức ăn, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé dễ hấp thu.
Và cách giúp bé tiêu hoá dễ dàng đó là chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ phải luôn khỏe mạnh. Các mẹ phải quan tâm đến hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này, vì bé đã bắt đầu thích nghi với thức ăn mới, mặt khác hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, mẹ cần đề phòng các dấu hiệu của các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón ở trẻ ... có thể khiến trẻ không hấp thụ được từng miếng thức ăn mẹ chuẩn bị cho trẻ.
Bổ sung lợi khuẩn để bé tiêu hoá tốt hơn
Nhưng mẹ không cần quá lo lắng đã có Cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold đồng hành cùng mẹ. Sản phẩm sẽ cung cấp đồng thời lợi khuẩn, men tiêu hoá và vi chất cho bé. Từ đó, sức khoẻ của hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá được củng cố và đảm bảo. Bé có thể dễ dàng tập làm quen với món ăn mới, háu ăn và tăng cân đều đặn.
Trên đây là 20 món ăn cho thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên. Hi vọng rằng, những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình nuôi con không lớn.
Chat trực tiếp với thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây
Thuốc tiêu hóa cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên