Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 6-7 tháng tuổi
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Do sữa mẹ lúc này có đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên khi ngoài 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung do nhu cầu của trẻ đã tăng lên. Để có được hiệu quả tốt nhất, chế độ ăn dặm cần vừa phải đảm bảo dinh dưỡng vừa không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của con. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ một số thực đơn ăn dặm phù hợp với trẻ 6-7 tháng tuổi.
Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 6-7 tháng tuổi
Về cách cho ăn
- Trẻ 6-7 tháng tuổi vẫn bú mẹ theo nhu cầu, khoảng 6-8 lần/ngày.
- Ban đầu mẹ cho con tập ăn bột loãng trong vài ngày, sau đó thì chuyển sang bột đặc hơn.
- Cho bé ăn bột 1-2 lần/ngày.
- Những ngày đầu nên cho bé tập ăn vài thìa, rồi dần tăng lên ½ bát.
- Mẹ nên sử dụng thay đổi các loại rau để quấy bột cho con. Ví dụ như rau ngót, rau muống, rau cải, rau dền, rau mồng tơi. Rau cần được giã hoặc thái nhỏ. Và mẹ cho con ăn cả cái.
Mẹ cho con tập ăn bột từ loãng đến đặc
Gợi ý một số thực đơn cho các mẹ tham khảo
Các loại bột trứng, bột thịt, bột đậu xanh và bí đỏ.
- Bột trứng:
Bột gạo: 2 thìa cà phê.
Trứng gà: nửa lòng đỏ (hoặc 2 quả trứng chim cút).
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê (thìa = 5ml).
Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê.
Nước: lưng bát con (bát = 250ml).
- Bột thịt:
Bột gạo: 2 thìa cà phê.
Thịt nạc: 1-2 thìa cà phê.
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê.
Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê.
Nước: lưng bát con.
Bột ăn dặm cho trẻ 6-7 tháng tuổi
- Bột đậu xanh + bí đỏ:
Bột gạo: 2 thìa cà phê.
Bột đậu xanh: 2 thìa cà phê.
Bí đỏ nghiền nát: 2 miếng nhỏ.
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê.
Nước: lưng bát con.
Trên đây là những gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 6-7 tháng tuổi. Chúc các mẹ áp dụng thành công.
>> Xem thêm Trẻ ăn dặm có thể nêm muối hay gia vị khác vào trong thức ăn không?
Nguồn: Bộ Y tế