Làm sao để hết nhiệt miệng cho bé - Giải pháp từ chuyên gia
Làm sao để hết nhiệt miệng cho bé? Khi bé bị nhiệt miệng sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu và chán ăn. Nếu cha mẹ không chữa trị dứt điểm sẽ khiến cho tình trạng biếng ăn của con kéo dài. Trong bài viết dưới đây là những giải pháp từ phía chuyên gia để giúp cho tình trạng nhiệt miệng của con chấm dứt nhanh nhất.
Nhiệt miệng ở trẻ em do đâu?
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi làm sao để hết nhiệt miệng cho bé, các mẹ cần biết được nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ đâu. Trẻ bị nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như:
Chế độ ăn thiếu khoa học có thể khiến trẻ bị nhiệt miệng
Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ gây ra những vết loét ở niêm mạc quanh miệng.
Trẻ vô tình cắn phải niêm mạc trong miệng khi vui chơi, ăn uống hoặc đánh răng cũng gây ra những tổn thương.
Cơ thể trẻ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như vitamin C, B12, sắt,…
Hệ miễn dịch của cơ thể trẻ yếu do ăn uống kém, trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc thường xuyên gặp các vấn đề khiến cho tâm lý căng thẳng,…
Làm sao để hết nhiệt miệng cho bé - Giải pháp từ INFOMAT
Trẻ mặc những bệnh liên quan đến răng như sâu răng, viêm tủy,…
Trẻ có sức đề kháng kém do hệ miễn dịch non yếu, ăn uống thiếu chất, thường xuyên căng thẳng,…
Các triệu chứng cho thấy bé bị nhiệt miệng
Làm sao để hết nhiệt miệng cho bé? Nắm được các triệu chứng cụ thể của nhiệt miệng sẽ giúp mẹ có những giải pháp chữa trị phù hợp.
Trong khoang miệng của bé có xuất hiện những đốm tròn nhỏ, màu trắng, viền đỏ ở xung quanh.
Sau khoảng vài ngày, những vết đốm này lớn dần lên. Phần bọng nước bị vỡ ra gây tạo thành những vết loét gây đau đớn cho bé.
Trong miệng bé xuất hiện vết loét trắng
Lúc này bé sẽ thấy ăn không ngon gây nên tình trạng bỏ ăn, chán ăn.
Nước miếng chảy ra liên tục.
Có những bé còn có dấu hiệu bị sốt, nổi hạch. Phần nướu và răng có thể bị sưng và chảy máu.
Làm sao để hết nhiệt miệng cho bé?
Trên thực tế, nhiệt miệng không nguy hiểm đến tính mạng. Nó có thể tự khỏi sau từ 7 đến 10 ngày. Nhưng trong khoảng thời gian này trẻ sẽ bị sưng đau, khó chịu và quấy khóc. Vậy làm sao để hết nhiệt miệng cho bé? Dưới đây là những giải pháp được các bác sĩ khuyến cáo.
Vệ sinh răng miệng
Cha mẹ cần vệ sinh răng miệng thường xuyên cho con dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu bé dưới 1 tuổi thì cần rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý từ 2-3 lần/ ngày. Còn trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy cho con sức miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi lần ăn để sát khuẩn và giúp cho vết loét nhanh lành hơn.
Uống nhiều nước
Làm sao để hết nhiệt miệng cho bé? Một giải pháp cũng được các bác sĩ khuyến cáo đó là bổ sung đủ nước cho bé. Nếu cơ thể bé bị thiếu nước, vùng môi và miệng sẽ bị khô. Lúc này các vết nhiệt miệng càng làm cho bé bị đau đớn hơn. Việc bổ sung đủ nước khiến cho vết đau không bị căng, vết nhiệt miệng cũng nhanh lành hơn. Mẹ có thể cho con uống sữa, uống nước lọc, hoặc nước hoa quả tùy theo độ tuổi của bé.
Ăn thức ăn dạng lỏng
Nhiệt miệng là cho bé đau đớn và không có cảm giác muốn ăn. Vậy làm sao để hết nhiệt miệng cho bé? Những ngày bé bị nhiệt miệng, mẹ nên cho con thức ăn có dạng lỏng, mềm như súp, cháo, canh.
Thức ăn mềm giúp bé giảm các giác đau khi nhai
Hoặc mẹ cũng có thể xay nhuyễn thức ăn để con dễ nuốt hơn. Mẹ cũng nên nêm nếm thức ăn vừa miệng, đừng nấu mặn hoặc quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Những cách chữa nhiệt miệng cho trẻ đơn giản tại nhà
Ngoài những cách chữa dứt điểm nhiệt miệng nêu trên, mẹ có thể áp dụng những cách dân gian dưới đây để khiến cho tình trạng nhiệt miệng của bé nhanh chóng được thuyên giảm.
Làm sao để hết nhiệt miệng cho bé? Uống nước rau má
Cho bé uống nước rau má từ lâu đã trở thành bài thuốc chữa nhiệt miệng nhanh, hiệu quả. Rau má có tính hàn, giải độc hiệu quả. Hơn nữa, trong rau má có chứa hoạt chất Triterpenoids giúp cho vết thương nhanh lành hơn. Chăm chỉ cho con uống nước rau má khoảng từ 2-3 ngày là bạn đã thấy những thay đổi rõ rệt ở vết thương của con rồi.
Cho bé ăn sữa chua
Nếu mẹ vẫn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi làm sao để hết nhiệt miệng cho bé thì đừng quên bổ sung sữa chua vào bữa ăn hàng ngày cho con. Bởi trong sữa chua có chứa hàm lượng lớn lợi khuẩn lactobacillus acidophilus. Lợi khuẩn này có tác dụng ngăn ngừa những vi khuẩn có hại phát triển trong miệng. Đồng thời, nó còn thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Làm sao để hết nhiệt miệng cho bé? Uống INFOMAT
Trẻ bị nhiệt miệng hoặc nóng trong kèm theo các biểu hiện như mẩn ngứa, nổi mề đay, táo bón,... thì INFOMAT là sản phẩm rất phù hợp. INFOMAT được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên. Bao gồm: Râu ngô, rau má, bồ công anh, cây kế sữa, cam thảo, cây Astiso,… đây đều là những vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể.
INFOVIT thanh nhiệt giải độc mát gan cho trẻ
Sản phẩm này còn bổ sung thêm Vitamin PP và Vitamin B2. Đây là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giúp lợi tiểu và cải thiện chức năng gan. INFOMAT không chỉ an toàn để sử dụng cho trẻ mà còn rất phù hợp cho người lớn. Đặc biệt trong trường hợp bị nóng trong hoặc muốn tăng cường chức năng gan.
Làm sao để hết nhiệt miệng cho bé? Sử dụng mật ong
Mật ong được xem là bài thuốc từ thiên nhiên có tính kháng khuẩn cao. Chất kháng sinh tự nhiên có trong mật ong vừa giúp sát khuẩn lại chống viêm nhiễm hiệu quả, làm lành vết thương nhanh. Mẹ có thể dùng mật ong nguyên chất chấm vào tăm bông và thoa trực tiếp lên vết loét. Thực hiện từ 1-2 lần/ ngày để nhanh chóng làm lành vết thương.
Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn gì
Sau khi đã biết làm thế nào để hết nhiệt miệng cho bé, mẹ cũng nên hạn chế những thực phẩm dưới đây trong bữa ăn hàng ngày của bé để tránh bệnh tái phát.
Thực phẩm cay, nóng
Những thực phẩm nhiều gia vị cay nóng như gừng, ớt, tiêu,… mẹ đừng cho vào trong thực đơn của những bé bị nhiệt miệng. Vị cay nóng sẽ khiến cho bé cảm thấy đau rát hơn khi ăn. Nó đặc biệt không tốt cho quá trình hồi phục vết thương.
Những đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán luôn rất hấp dẫn đối với các bạn trẻ. Nhưng khi con đang trong giai đoạn chữa hoặc đã khỏi nhiệt miệng thì mẹ nên hạn chế cho bé ăn món này.
Đồ ăn chiên rán vừa nhiều dầu mỡ, lại cứng cho nên dễ gây tổn thương niêm mạc quanh miệng. Đặc biệt, khi bé ăn nhanh, ăn vội thì nguy cơ tổn thương càng cao. Hơn nữa, những món ăn này lại gây ra tình trạng miệng bị khô dẫn đến vết loét miệng lâu lành.
Đồ ăn nhiều muối
Đồ ăn mặn không được khuyến cáo sử dụng trong các bữa ăn vì nó không tốt cho sức khỏe. Khi bé đang bị nhiệt miệng, đồ ăn mặn sẽ càng làm cho bé cảm thấy sợ ăn và khiến cho vết loét càng nặng hơn. Chính vì vậy, mẹ chỉ nên nêm nếm thức ăn vừa phải, không quá nhạt để không gây cảm giác bị đớ miệng cho bé.
Thực phẩm quá nhiều đường
Không cho bé ăn thực phẩm quá nhiều đường cũng là câu trả lời cho câu hỏi làm sao để hết nhiệt miệng cho bé. Mẹ nên hạn chế tối đa những thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo hoặc kem, nước ngọt. Bởi đường là môi trường thích hợp để vi khuẩn có hại hoạt động, khiến cho vết loét lâu liền hơn. Ngoài ra, ăn nhiều đường cũng khiến cho cơ thể thiếu nước, vết thương càng nghiêm trọng hơn.
Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo
Trên đây là tổng hợp những thông tin giải đáp thắc mắc làm sao để hết nhiệt miệng cho bé. Hy vọng chúng sẽ giúp mẹ giải quyết nhanh tình trạng nhiệt miệng để bé ăn ngon miệng hơn. Đừng quên theo dõi và cập nhật những kiến thức hữu ích về chăm sóc bé yêu được chúng tôi cập nhật hàng ngày trên website nhé.
Chat trực tiếp với thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây
Thuốc tiêu hóa cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Cách bổ sung canxi cho bé 5 tháng tuổi hiệu quả an toàn và hợp lý mẹ phải biết