Giỏ hàng
banner

Những điều cha mẹ cần biết về trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao so với tuổi. Đây là hậu quả của việc trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài, cơ thể trẻ thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất.

Những trẻ nào có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi?

Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc bị dị tật bẩm sinh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn. Một số tình trạng bệnh lý như trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh còi xương cũng là yếu tố nguy cơ khiến trẻ gặp phải tình trạng này.

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao so với tuổi

Ngoài ra trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng chưa hợp lý dẫn đến thiếu dưỡng chất, lâu dần sẽ trở nên suy dinh dưỡng thấp còi.

Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi

- Trẻ gặp phải tình trạng này trong những năm đầu đời sẽ dẫn tới suy giảm sự phát triển chiều cao khi trưởng thành.

- Suy dinh dưỡng thấp còi cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

- Trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng làm giảm chất lượng giống nòi.

- Trẻ dễ bị béo phì và rối loạn chuyển hoá do thấp chiều cao.

Suy sinh dưỡng thấp còi khiến dễ trẻ béo phì do thấp chiều cao

Cần làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi?

- Ăn đủ năng lượng, ưu tiên thức ăn giàu đạm, canxi, kẽm nguồn gốc động vật.

>> Xem thêm Trẻ cao hơn nhờ những loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên này

- Bổ sung vi chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

- Điều trị các bệnh kèm theo nếu có.

- Không cho trẻ đi ngủ quá muộn.

Cách phòng bệnh suy dinh dưỡng thấp còi

- Chăm sóc trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ: Khi mang thai mẹ cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Khám thai đều đặn định kỳ, tránh cho trẻ không bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc đẻ non. Bà mẹ nên bổ sung viên đa vi chất ngay từ khi có thai theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Với trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai nên bổ sung vi chất dinh dưỡng sớm theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn dặm hợp lý: Cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và kéo dài đến khi trẻ được khoảng 18-24 tháng tuổi.

- Phòng bệnh hiệu quả các bệnh nhiễm trùng, là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng thấp còi. Điều trị sớm các bệnh nhiễm trùng, bệnh còi xương.

Cần kiểm tra cân nặng và chiều cao của trẻ thường xuyên

- Cha mẹ cần kiểm tra cân nặng và đo chiều cao cho trẻ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của con. Với trẻ dưới 2 tuổi, cân và đo chiều dài 1 tháng/lần. Trẻ từ 2-5 tuổi thì cân và đo chiều dài khoảng 3 tháng/lần.

Để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc trẻ nhỏ, mời bạn truy cập trang web https://amanopharma.com/ hoặc https://taobon.vn/.

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!