THỰC ĐƠN CHO BÉ CÒI XƯƠNG SUY DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?
THỰC ĐƠN CHO BÉ CÒI XƯƠNG SUY DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?
Bé còi xương, suy dinh dưỡng khiến ba mẹ đau lòng. Ba mẹ chưa tìm được phương pháp nào khắc phục tình trạng như vậy.
Theo số liệu thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia thì độ tuổi bị biếng ăn nhiều nhất là độ tuổi dưới 3 tuổi. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt, hệ miễn dịch yếu, bé chưa kịp thích nghi với những yếu tố lạ từ bên ngoài.
Để giúp bé khỏe mạnh, không bị còi xương, suy dinh dưỡng thì nên cho bé có một thực đơn hoàn chỉnh. Hoàn chỉnh cả về những chất dinh dưỡng được đưa vào cũng như có một thực đơn khoa học nhất dành cho bé.
1. Biểu hiện nào cho thấy bé bị suy dinh dưỡng:
1.1 Bé hay nấc và có biểu hiện nôn trớ khi ăn:
Tại sao lại có hiện tượng này. Những bé biếng ăn sẽ có biểu hiện nấc cụt. Bé không thích ăn những món ăn được ba mẹ chuẩn bị. Điều này khiến bé cứ ăn vào là sẽ có hiện tượng buồn nôn.
1.2 Bé ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình:
Bé biếng ăn có biểu hiện ngủ không ngon giấc, khi ngủ bé hay giật mình, đêm thức nhiều lần. Có khi kèm theo luôn cả đổ mồ hôi trộm. Những biểu hiện này tồi tệ hơn nếu không được chăm sóc đúng cách.
1.3 Trẻ có biểu hiện táo bón hoặc bị tiêu chảy kéo dài:
Khi bé biếng ăn thì hệ tiêu hóa bé sẽ kém phát triển. Cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy hay táo bón kéo dài. Vòng tròn bệnh lý sẽ diễn ra khi bé cứ biếng ăn - tiêu chảy - táo bón và biếng ăn không bao giờ hết nếu không có phương pháp can thiệp kịp thời.
1.4 Xuất hiện một số bệnh như ho, cảm cúm, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,...
Khi bé biếng ăn đồng nghĩa với việc cơ thể bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đó, hệ miễn dịch của bé bị suy giảm. Dẫn đến bé sẽ dễ mắc các bệnh như trên. Cần có những phương pháp để cung cấp các vitamin và khoáng chất ngoài thức ăn. Để bé được bảo vệ toàn diện nhất.
1.5 Chậm phát triển các bộ phận trên cơ thể
Bé sẽ có những biểu hiện như chậm mọc răng, chậm mọc tóc, có biểu hiện rụng tóc hình vành khăn.
1.6 Chậm phát triển các hoạt động sinh lý bình thường
Bé sẽ chậm lấy, chậm bò, chậm ngồi, chậm đi,... Khi bé biếng ăn.
2. Thực đơn cho bé biếng ăn nên và không nên có những gì?
2.1 Những thứ không nên có trong thực đơn cho bé bị biếng ăn:
Bé biếng ăn trong thực đơn không nên có nhiều thực phẩm chứa nhiều acid hữu cơ như rau chân vịt, quả lê, nước chè,....
Đồ ăn của bé không nên có và cũng không nên được chế biến từ những thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản như thịt đóng hộp, đồ ăn liền như xúc xích hay bim bim,...
Những đồ uống chứa chất kích thích như nước giải khát, có chứa phẩm màu nhiều. Ngoài chất kích thích và phẩm màu thì chúng còn chứa nhiều đường và gas không hề tốt cho hệ tiêu hóa của bé một chút nào.
Những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như bim bim, gà rán, …
Những thực phẩm đồ ăn đã được chế biến ở nhiệt độ cao như đồ nướng,...
2.2 Những thực phẩm nên có trong thực đơn cho bé là những thực phẩm như thế nào?
Bổ sung cho bé những loại thực phẩm tươi còn nhiều chất dinh dưỡng.
Bữa ăn hàng ngày của bé chắc chắn phải có rau củ.
Bổ sung nước vào bữa ăn của bé >6 tháng tuổi. Có thẻ bằng các loại canh rau, củ, quả.
Cho bé làm quen từ từ với thực đơn mới. Không nên thay đổi luôn khiến bé không kịp thích nghi.
Ngoài ra có thể bổ sung cho bé protein từ những nguồn giàu protein như hải sản, thịt bò, thịt lợn,...
Thay đổi thực đơn mỗi tuần cho bé.
Nấu đa dạng món ăn để bé cảm thấy hứng thú khi đến bữa ăn.
Một số gợi ý cho thực đơn của bé đa dạng
Cháo yến mạch
Cháo cá chép
Cháo chim bồ câu
Cháo bí đỏ
Cháo trứng
Cháo cá lóc
Cháo tôm
Cháo chim cút
Thịt bò hầm rau củ
Cháo thịt cua
Cháo gà
Cháo thịt bò
Cháo rau củ
Hãy tìm hiểu để có thể bổ sung thêm vào thực đơn của bé nhiều món ăn bổ dưỡng hơn nữa nhé.