Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?
Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì có lẽ là câu hỏi mà không ít bậc phụ huynh có con nhỏ đang rất quan tâm hiện nay. Hiện nay số lượng trẻ em đến khám và nhập viện điều trị có các triệu chứng nôn và tiêu chảy ngày một tăng lên. Vậy khi con bạn không may đang gặp phải vấn đề này, bạn cần cho con ăn gì và không ăn gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây
1. Nguyên nhân đau bụng và nôn ở trẻ em
Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì là nỗi băn khoăn của không ít cha mẹ trẻ nhỏ. Bởi lẽ khi bé gặp các vấn đề về tiêu hóa thì thật không hề dễ dàng để chọn lựa loại thực phẩm phù hợp. Do đó mà cha mẹ bé cần tìm hiểu kỹ để có thể chọn được những món ăn vừa đảm bảo ngon miệng và an toàn nhất cho bé. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau bụng và nôn ở trẻ nhỏ. Những nguyên nhân tiêu biểu nhất có thể kể đến bao gồm:
1.1. Do nhiễm khuẩn tiêu hoá
Đây là nguyên nhân thường thấy gây ra tình trạng đau bụng và nôn ở trẻ nhỏ. Viêm dạ dày – ruột cấp do các loại virus như rotavirus, norovirus, calicivirus, adenovirus,... là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ. Điều này thường xảy ra khi trẻ ăn thức ăn uống nước bị nhiễm khuẩn hoặc sử dụng các loại đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ.
Nhiễm khuẩn tiêu hóa làm trẻ bị nôn và tiêu chảy
Vì sức đề kháng và hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên chúng dễ bị tổn thương bởi các yếu tố gây hại. Vì thế, khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc vi rút, nguy cơ trẻ bị nôn và tiêu chảy là rất lớn. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc ở các trẻ có sức đề kháng yếu.
Khi vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào đường tiêu hóa, chúng nhanh chóng gây kích ứng và làm tổn thương tại ruột. Khi đó, biểu hiện chống lại sự phá hủy này của cơ thể là nôn và tiêu chảy. Nếu việc này lăp lại thường xuyên, các tổn thương có xu hướng trầm trọng hơn. Hậu quả là các tình trạng bệnh lý có thể xảy ra. Ví dụ như nhiễm khuẩn ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm loét đại tràng,...
Phần lớn cơ hội để vi khuẩn tấn công hệ tiêu hóa của trẻ là do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc, thức ăn lề đường, thức ăn chứa nhiều phụ gia thực phẩm,... là những nguyên nhân hàng đầu khiến đường ruột của trẻ bị tổn thương. Vì thế, cha mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn của con ngay từ sớm để trành phải đau đầu vì câu hỏi Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì.
1.2. Do chế độ ăn không phù hợp
Một chế độ ăn uống không phù hợp có thể là lý do khiến con bạn táo bón nhiều ngày. Ví dụ như việc ăn uống quá độ, ăn quá nhiều loại thức ăn trong cùng một bữa, bị dị ứng thức ăn cũng là những nguyên nhân thường gặp. Chính những điều này có thể gây ra hiện tượng nôn trớ, đau bụng và đi ngoài ở trẻ.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường không nhận ra hoặc bỏ qua vần đề này. Một ví dụ điển hình chính là giai đoạn tập ăn dặm cho trẻ. Việc đột ngột chuyển từ bú mẹ sang các thực phẩm khác có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Thêm vào đó, độ thô của thức ăn có thể trở thành gánh nặng cho đường tiêu hóa yếu ớt của trẻ.
Cho trẻ ăn dặm quá lớn có thể gây rối loạn tiêu hóa
Còn đối với trẻ từ 2-6 tuổi, việc bổ sung quá nhiều chất trong một bữa ăn cũng có thể khiến bé nôn ói và tiêu chảy ngay sau đó. Các thực phẩm giàu chất đạm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,... dễ làm trẻ bị khó tiêu, đầy bụng. Vì thế, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn với lượng vừa phải và đảm bảo chúng được nấu chín.
1.3. Do ngộ độc thực phẩm
Trẻ có thể bị ngộ độc do các thực phẩm ăn hàng ngày. Chỉ vài tiếng sau khi ăn thực phẩm gây ra ngộ độc, trẻ sẽ bị đau bụng dữ dội đi kèm với nôn và tiêu chảy. Bên cạnh đó trẻ có thể bị sốt hoặc không. Các triệu chứng thường xảy ra khá nhanh sau khi trẻ ăn các đồ ăn không đảm bảo.
Vì thế trước khi tìm hiểu về trẻ bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì thì mẹ nên đảm bảo chất lượng đồ ăn của trẻ ngay từ đầu. Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nên các triệu chứng của ngộ độc có thể đến nhanh và trầm trọng hơn. VÌ thế, cha mẹ cần chú ý hơn để tránh khiến trẻ phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm.
1.4. Do mắc bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh lý như viêm ruột thừa, tắc ruột, xoắn ruột,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nôn và đi ngoài ở trẻ. Bên cạnh nôn và tiêu chảy, trẻ mắc các bệnh lý này thường kèm theo đau bụng dữ dội.
Nếu cha mẹ thấy bé bị nôn hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân thì nên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Nếu có vấn đề gì về đường tiêu hóa, trẻ cần được can thiệp y khoa ngay lập tức.
Có thể thấy, nguyên nhân khiến trẻ bị nôn và tiêu chảy đa phần đến từ những thứ mà trẻ ăn. Vì thế vấn đề trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì thực sự đáng quan tâm.
2. Các dấu hiệu ở trẻ bị đau bụng và nôn cấp tính
Trẻ có thể có các dấu hiệu khác nhau tùy theo lứa tuổi và nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường với các bé chưa biết nói sẽ quấy khóc, nhăn mặt, giãy đạp liên tục. Trong khi đó những bé lớn hơn có thể nói với cha mẹ về các vấn đề và bé đang gặp phải. Biểu hiện của tình trạng cấp tình là trẻ nôn và đi ngoài nhiều lần trong thời gian ngắn. Khi đó nguy cơ mất nước và kiệt sức rất dễ xảy ra.
Vậy khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Trẻ thường bị đau bụng vùng quanh rốn hoặc giữa bụng. Trong trường hợp bé bị đau kéo dài và mức độ càng lúc càng trầm trọng hơn, bạn nên đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.
Nôn là một trong những triệu chứng thường gặp. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi quan sát thấy trẻ nôn liên tục kéo dài trên 24h, hay dịch nôn có màu xanh, vàng hoặc có máu đỏ.
Đưa trẻ đến bệnh viện khi nôn kéo dài
Tiêu chảy là hiện tượng thường thấy đi kèm. Tiêu chảy có thể kéo dài sau khi đau bụng đã hết. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy bé đi ngoài quá nhiều, có biểu hiện mất nước hoặc đi ngoài ra máu.
Ngoài ra, nếu trẻ có kèm theo các triệu chứng như: sốt, mất nước nặng, kiệt sức,... thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Trong đó, mất nước nặng là một trong những hậu quả nguy hiểm. Một số trẻ chỉ có biểu hiện nhẹ như khô môi, mắt trũng, da dẻ xanh xao,... Tuy nhiên, trong trường hợp nặng trẻ có thể bị hôn mê hoặc mất ý thức.
3. Giải đáp: Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì?
Một chế độ với những món ăn phù hợp có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy của bé đồng thời giúp bé có được dinh dưỡng tối ưu. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết khi trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì. Do đó hãy cùng chúng tôi tham khảo chế độ ăn phù hợp nhất cho bé ở dưới đây.
3.1. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì: Trái cây
Chuối có vị nhạt và dễ tiêu hóa, vì vậy chúng luôn là lựa chọn tốt để giải quyết các vấn đề rối loạn hệ tiêu hóa. Chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào - một ion quan trọng có thể bị mất khi bạn bị tiêu chảy. Thêm vào đó nó còn là nguồn cung giàu các pectin - một chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể bé.
Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì: Nên ăn thêm trái cây
Bên cạnh đó, táo cũng là một sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho bé. Táo cung cấp nhiều chất xơ và nước. Vì thế, chúng tốt cho trẻ hay bị nôn và tiêu chảy. Một trái táo mỗi ngày giúp hệ tiêu hoa của bé khỏe mạnh hơn.
3.2. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì: Ngũ cốc, lúa mì, gạo
Yến mạch là một nguồn chất xơ hòa tan mà hiện này nhiều mẹ vẫn hay dùng cho con ăn hàng ngày. Yến mạch còn được biết đến với khả năng có thể làm rắn và đặc phân để giảm tiêu chảy. Do đó mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm này. Tuy nhiên mẹ cần tránh việc thêm đường, mật ong, siro cho đến khi con hết bị tiêu chảy.
Khi bé bị nôn, tiêu chảy, một lượng lớn ion Na có thể bị mất đi. Bánh quy có thể là một lựa chọn yêu thích của nhiều bé và phù hợp ở thời điểm này. Bởi chúng có thể chứa thêm muối giúp khôi phục sự cân bằng natri trong cơ thể của bé.
Gạo thường dễ tiêu hóa và có khả năng giúp làm rắn chắc phân lỏng hơn. Do đó mẹ có thể nấu cháo hoặc nấu cơm cho bé ăn như bình thường.
3.3. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì: Rau
Rau là nguồn thực phẩm quen thuộc không thể thiếu cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là với các bé bị tiêu chảy, buồn nôn. Chất xơ trong rau xanh là một người bạn thân thiện với đường ruột. Chúng giúp ruột hoạt động hiệu quả hơn và hỗ trợ chữa lành các tổn thương.
Vì thế bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn của trẻ là điều cân thiết. Tuy nhiên trong trường hợp này bé không nên ăn các loại rau sống. Thay vào đó, tất cả các loại rau nấu cho bé đều phải được chế biến kỹ và tốt nhất là luộc.
3.4. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì: Thịt gà
Thực phẩm nhiều dầu mỡ có hàm lượng chất béo cao nên có thể khiến tình trạng tiêu chảy của con bạn trở nên tồi tệ hơn. Chẳng hạn như các loại thịt đỏ hoặc hải sản. Vì vậy hãy chọn các loại thịt ít chất béo như thịt gà không da. Đặc biệt trong quá trình chế biến, bạn nên hạn chế sử dụng các loại gia vị dùng ướp thịt.
3.5. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên bổ sung gì: Amano Enzym Gold
Để đường ruột của con khỏe mạnh hơn và nhanh chóng chấm dứt tình trạng nôn, tiêu chảy thì mẹ nên bổ sung lợi khuẩn và enzyme tiêu hóa cho con. Thay vì lo lắng về triệu chứng, ba mẹ nên áp dụng phương pháp hỗ trợ tận gốc cho trẻ. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ chống lại các tác nhân có hại ngoài môi trường. Khi đó, bé sẽ không còn bị nôn hoặc tiêu chảy nữa.
Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì: Amano Enzym Gold
Dòng sản phẩm Amano Enzym Gold cung cấp 2 tỷ lợi khuẩn và các enzym thiết yếu. Chúng hỗ trợ trẻ xử lý tốt nguồn thức ăn nạp vào và phục hồi các tổn thương tại ruột. Nói cách khác, chúng giúp bụng của bé khỏe hơn, bé sẽ ít bị nôn và tiêu chảy hơn. Mẹ hãy kiên trì cho con sử dụng 2 gói Amano Enzym Gold mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
4. Giải đáp: Trẻ em bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm được khuyến khích bổ sung cho trẻ khi bị nôn và tiêu chảy thì cũng có những thực phẩm mà bé nên hạn chế ăn. Bởi chúng co thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mà trẻ gặp phải.
4.1. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì: Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao có thể làm cho tình trạng buồn nôn, tiêu chảy diễn ra nặng hơn. Chất béo thường mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa vì vậy nó làm chậm quá trình di chuyển và chuyển hóa của thức ăn trong cơ thể con bạn. Một số thực phẩm cần tránh bao gồm thực phẩm chiên, các món thịt có thêm chất béo hoặc hàm lượng chất béo cao, các loại hạt và nước sốt hoặc nước sốt có kem.
4.2. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì: Các sản phẩm từ sữa
Trong khoảng thời gian này, bé cần tránh các sản làm từ sữa. Chúng bao gồm sữa, pho mát, kem và bơ. Tuy nhiên, sữa chua là ngoại lệ vì nó chứa các loại lợi khuẩn có thể giúp điều trị tiêu chảy hiệu quả.
4.3. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì: Thức ăn giàu đường
Đường có thể làm cho tình trạng tiêu chảy, buồn nôn của bé trở nên tồi tệ hơn. Bởi nó khiến ruột tiết ra nhiều nước, dẫn đến phân lỏng. Khi đó như động ruột bị kích thích và dễ gây ra nôn, tiêu chảy.
Trẻ em bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì: Thực phẩm chứa nhiều đường
Do đó bé cần tránh thực phẩm và đồ uống có đường như bánh nướng, kẹo và soda khi bạn bị tiêu chảy. Đôi khi, nước ép trái cây chứa nhiều đường cũng cần tránh. Nếu muốn bổ sung nước và điện giải, cha mẹ nên cho trẻ uống oresol.
4.4. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì: Thức ăn gây đầy hơi
Một số loại thực phẩm có xu hướng gây đầy hơi và nên tránh khi bé bị tiêu chảy. Những thực phẩm này bao gồm:
Các loại đậu vì chúng có nhiều chất xơ và chứa một số raffinose, một loại đường phức tạp, khó tiêu hóa.
Các loại rau như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, vì chúng cũng chứa raffinose
Nhai kẹo cao su, vì nó có thể khiến bé nuốt thêm nhiều không khí, dẫn đến đầy hơi
Đồ uống có ga
Trên đây là giải đáp chi tiết cho nỗi băn khoăn trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì của không ít cha mẹ ở thời điểm này. Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp con đẩy lùi bệnh tật và nâng cao sức khỏe nhanh chóng hơn.
>> Xem thêm: Cách trị táo bón tại nhà cho trẻ
>> Xem thêm: Thuốc tiêu hóa cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
>> Xem thêm: Công dụng chính của Taurine
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa