Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Giải pháp dành cho mẹ giúp bé ngủ ngon
Ngủ là thời gian để trẻ thư giãn và tăng trưởng. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng dễ đi vào giấc ngủ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó, sự thiếu hụt một số vi chất là vấn đề thường gặp. Vậy trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nếu con bạn khó ngủ, hay ọ oẹ cả đêm khi bạn đã áp dụng đủ mọi biện pháp như đảm bảo con đủ no, giường ngủ dễ chịu, bỉm khô thoáng, dùng tiếng ồn trắng,... thì có thể nghĩ đến khả năng do bé bị thiếu dưỡng chất.
Trẻ khó ngủ thiếu chất gì?
>> Xem thêm Tiếng ồn trắng giúp bé ngủ ngon, mẹ đã biết chưa?
1. Trẻ khó ngủ do thiếu sắt
Sắt được cho là có liên quan đến thời gian ngủ của trẻ. Cụ thể, thiếu sắt, hay thường gặp là thiếu máu do thiếu sắt, khiến trẻ thức đêm nhiều hơn và làm giảm tổng thời gian ngủ nói chung. Cơ chế là thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến trẻ bồn chồn, hay giật chân tay, nên dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Bên cạnh đó, sắt tham gia tạo thành acid amin tryptophan, một chất để sản xuất melatonin và serotonin giúp điều hoà tâm trạng và giấc ngủ. Vì vậy khi thiếu sắt giấc ngủ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Trẻ khó ngủ do thiếu sắt
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu sắt: trẻ mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao, môi khô.
Giải pháp: Mẹ cho con bú ăn đa dạng các loại thực phẩm, lựa chọn nguồn giàu sắt như thịt đỏ, nội tạng động vật sạch như gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại đậu, cần tây,... Trẻ đến tuổi ăn dặm cũng tăng cường thức ăn giàu sắt. Tẩy giun định kỳ hàng năm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
2. Thiếu Vitamin D khiến trẻ khó ngủ và ngủ không ngon
Thiếu hụt vitamin D ở trẻ em có liên quan đến việc giảm thời gian ngủ và hiệu quả giấc ngủ kém hơn. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D và nhịp sinh học có thể liên quan đến nhau. Khi trẻ bị thiếu vitamin D sẽ có xu hướng đi ngủ muộn hơn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D: hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi về đêm, rụng tóc vùng gáy.
Thiếu Vitamin D khiến trẻ khó ngủ và ngủ không ngon
Giải pháp: Mẹ cho con bú ăn uống đầy đủ, dùng thức ăn nhiều canxi, vitamin D, photpho như hải sản, sữa, sữa chua, trứng, rau dền, rau ngót, các loại đậu, rau bí, rau muống. Mẹ tắm nắng 15-20 phút với bàn chân, bàn tay không che chắn từ 9-10h sáng hoặc 3-4h chiều. Trẻ đã ăn dặm lựa chọn những thực phẩm giàu canxi, ăn thêm sữa chua. Trẻ lớn từ 1 tuổi có thể tắm nắng được. Ngoài ra có thể bổ sung viên uống vitamin D cho cả mẹ và bé theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
3. Trẻ khó ngủ, trẻ trằn trọc và hay quấy khóc, cẩn thận do thiếu Canxi
Canxi không chỉ liên quan đến sức khoẻ xương, mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Cụ thể, mức độ canxi tăng lên và giảm xuống khi ngủ, và đạt nồng độ cao nhất khi ngủ sâu. Ngoài ra, canxi cũng liên quan đến việc sản xuất melatonin giúp điều hòa giấc ngủ. Đây là lý do trẻ bị thiếu canxi thường có biểu hiện trằn trọc, giật mình, ngủ không sâu.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi: mỏi cơ, rụng tóc phía sau đầu, chậm mọc răng, còi xương
Bổ sung canxi cho trẻ có thể cải thiện tình trạng khó ngủ
Giải pháp: Tương tự trường hợp thiếu vitamin D. Mẹ và bé tăng cường uống sữa và các sản phẩm từ sữa, tắm nắng đúng cách, và bổ sung canxi nếu cần.
4. Magie cũng liên quan đến trẻ khó ngủ đến giấc ngủ của trẻ
Các chuyên gia cho rằng magie tham gia điều hoà nhịp sinh học, bao gồm chu kỳ thức và ngủ. Các nghiên cứu cho thấy magie hoạt động như một chất làm giãn cơ và giúp giấc ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ não sản xuất melatonin và chất dẫn truyền thần kinh GABA giúp trẻ cảm thấy buồn ngủ.
Như vậy trẻ bị thiếu magie sẽ khó mà bắt đầu giấc ngủ.
Trẻ bị thiếu Magie khó để bắt đầu giấc ngủ
Dấu hiệu trẻ thiếu magie: buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, run rẩy, co giật tay chân.
Giải pháp: Bổ sung thực phẩm giàu magie cho mẹ và bé. Hầu hết các thực phẩm đều chứa magie, nhưng có nhiều nhất trong các loại đậu, lạc, sữa, sữa chua.