Trẻ hay vặn mình khi ngủ thì có cần bổ sung canxi không? Bổ sung canxi cho trẻ như thế nào?
Trẻ hay vặn mình khi ngủ là biểu hiện sinh lý hết sinh bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể lại là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy làm sao để nhận biết được nguyên nhân và có phải lúc nào trẻ vặn mình nhiều thì cũng cần bổ sung canxi không? Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ và chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
1. Hiện tượng trẻ hay vặn mình khi ngủ
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, trẻ hay vặn mình khi ngủ là một phản xạ sinh lý hết sức bình thường của cơ thể. Biểu hiện này có ở hầu hết các trẻ sơ sinh từ vài tuần tuổi tới 2 tháng. Chúng thường hết khi con được 3 - 4 tháng tuổi. Nguyên nhân được biết đến là do trẻ chưa quen với cuộc sống ở bên ngoài tử cung của mẹ. Khi này, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân trong cơ thể con vẫn chưa phát triển. Cho nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế hơn. Vì vậy mà trẻ thường có những biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên và vặn mình.
Trẻ vặn mình khi ngủ có phải do thiếu canxi không?
Ngoài ra, trẻ vặn mình khi ngủ còn có thể do nhiều lý do khác như đệm cứng, môi trường ngủ không thoải mái, gối đầu quá cao… Tuy nhiên nếu con có kèm theo các biểu hiện như hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì bạn cần phải lưu ý.
2. Lý do trẻ hay vặn mình khi ngủ
Có nhiều nguyên nhân có thể làm trẻ hay vặn mình khi ngủ. Chúng chủ yếu được chia thành 2 nhóm: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Do đó cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân nào là nguyên nhân thực sự gây ra vấn đề này ở con. Từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp, tránh để những nguyên nhân bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.
2.1. Nguyên nhân sinh lý
Khi trẻ còn trong độ tuổi vài tháng tuổi trở lại, lúc này vỏ não của con vẫn chưa phát triển đầy đủ. Đây được xem là yếu tố sinh lý hết sức bình thường và không cần điều trị gì. Ở giai đoạn này, vỏ não của con chưa phát triển đầy đủ. Con thường có những phản xạ như giật mình, quơ tay chân…Thêm vào đó, lúc này em bé của bạn gần như không thể vận động được bằng các động tác như lật, bò... Cho nên trẻ mới vận động cơ thể bằng cách vặn mình.
Có một số yếu tố khách quan có thể làm trẻ hay vặn mình khi ngủ như:
Môi trường ngủ không thoải mái. Có thể bạn đang cho bé nằm ở trong căn phòng có nhiều ánh sáng, thời tiết quá nóng/lạnh hay có nhiều tiếng ồn. Chúng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình và vặn mình.
Do bé đang đói: Trẻ dưới 2 tháng tuổi có thể tích dạ dày nhỏ. Do đó mà khả năng dự trữ thức ăn thấp và thường phải ăn liên tục. Vì vậy mà khi đang ngủ, trẻ cũng có thể dễ bị đói và vặn mình, quấy khóc.
Trẻ vặn mình khi ngủ có thể do đói bụng
Khi trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi có nhu cầu đi tiểu hay đại tiện, con thường hay vặn mình, đỏ mặt, thậm chí quấy khóc.
Trẻ gặp vấn đề với tã, bỉm: Khi trẻ đi tiểu làm tã bị ướt hay mẹ quấn tã quá chặt cũng có thể làm trẻ khó chịu và vặn mình thường xuyên.
Các nguyên nhân kể trên đều do yếu tố sinh lý. Cho nên bạn chỉ cần điều chỉnh theo từng nguyên nhân khách quan mà không cần quá lo lắng. Nếu con bạn vẫn khỏe mạnh và tăng cân tốt, thì triệu chứng này là hoàn toàn bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, mẹ vẫn cần chú ý bởi đôi khi có thể là do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Các nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ hay vặn mình khi ngủ bao gồm:
Trẻ bị thiếu canxi: Đây là yếu tố thường thấy ở những trẻ sinh non, trẻ có mẹ có chế độ dinh dưỡng kém, không tiếp xúc thường xuyên với nắng mặt trời… Khi lượng canxi bị thiếu hụt, bé có thể có các triệu chứng như hay vặn mình, ngủ không sâu giấc, thường quấy khóc về đêm, dễ bị kích động, bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, chán ăn, chậm lớn, hay nôn trớ, nấc, chậm phát triển vận động
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Do cơ thắt dưới thực quản của con chưa phát triển hoàn toàn, nên dễ gây hiện tượng trào ngược. Điều này được biểu hiện bằng việc con hay nôn trớ, ọc sữa… Chính chúng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm trẻ khó chịu cũng dẫn tới vặn mình.
Các bệnh lý khác: Có thể do trẻ bị ngứa do côn trùng cắn… nên con khó chịu và hay vặn mình. Khi đó mẹ cần quan sát chỗ ngủ của trẻ để loại bỏ các yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
3. Trẻ hay vặn mình khi ngủ có cần bổ sung canxi không?
Như đã đề cập ở trên, trẻ hay vặn mình khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và thiếu canxi chỉ là một trong những nguyên nhân đó. Vì vậy mà bạn cần xác định chính xác liệu con hay vặn mình là do thiếu canxi hay bởi nguyên nhân khác. Nếu con bạn vẫn được cung cấp đủ canxi nhưng bạn lại bổ sung thêm. Điều này dễ dẫn đến thừa canxi và có thể làm con gặp một số vấn đề về sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như: táo bón, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,…
Trẻ hay vặn mình khi ngủ có thể do thiếu canxi
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trẻ dưới 6 tháng tuổi rất dễ bị thiếu canxi. Có thể do mẹ không bổ sung đủ canxi trong thai kỳ hoặc chế độ ăn không đủ cung cấp canxi cho bé. Thiếu canxi ở trẻ sơ sinh thường gây ra các biểu hiện như: vặn mình khi ngủ, chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn,... Vì vậy, trẻ vặn mình khi ngủ rất có thể là do bé bị thiếu canxi. Bổ sung canxi ngay từ sớm cho trẻ là điều mà ba mẹ nên cân nhắc.
4. Bổ sung canxi cho trẻ từ thực phẩm hằng ngày
Bổ sung đủ canxi mỗi ngày không chỉ tốt với trẻ hay vặn mình khi ngủ mà còn có lợi với trẻ nhỏ nói chung. Đặc biệt là ở giai đoạn 1000 ngày đầu đời. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên bổ sung canxi cho con từ thực phẩm trước khi nghĩ tới các sản phẩm chức năng. Bởi canxi từ thực phẩm luôn là nguồn dưỡng chất an toàn nhất.
4.1. Bổ sung canxi từ sữa cho trẻ hay vặn mình khi ngủ
Không chỉ có sữa, mà các sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai cũng là nguồn cung cấp canxi tuyệt với cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn nhẹ sau bữa ăn bằng sữa chua hoặc phô mai. Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên cho bé ăn ít nhất 1 khẩu phần sữa hoặc sản phẩm từ sữa. Việc này sẽ giúp bé không bị thiếu hụt lượng canxi tối thiểu cần thiết
4.2. Bổ sung canxi cho trẻ hay vặn mình từ đậu nành
Đậu nành là một trong những thực phẩm giảu canxi tốt cho trẻ nhỏ. Bạn có thể dùng các sản phẩm từ đậu nành để chế biến các món ăn cho con. Chẳng hạn như sữa đậu nành, đậu phụ, đậu hũ,... Sữa đậu nành cũng là một lựa chọn thay thế tốt cho trẻ không dung nạp đường lactose.
Bên cạnh canxi, đậu nành còn mang đến nhiều khoáng chất thiết yếu. Thêm đậu nành vào chế độ ăn uống cảu con bạn đồng nghĩa với việc cung cấp thêm một lượng sắt, chất xơ và khoáng chất. Các khoáng chất có trong đậu nành bao gồm phốt pho, magie và các vitamin. Chúng hỗ trợ cho việc hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể.
4.3. Bổ sung canxi cho trẻ từ rau có màu xanh đậm
Với trẻ hay vặn mình khi ngủ, mẹ nên cho thêm các loại rau xanh vào khẩu phần ăn của trẻ. Các loại như rau bina, đậu bắp, bông cải xanh, rau chân vịt,... cũng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Hơn nữa, rau xanh còn có nguồn
5. Bổ sung canxi cho trẻ bằng Unical Kid Calcium
Trong trường hợp bé cần được bổ sung canxi, bạn cần lưu ý canxi sẽ được bổ sung tùy theo độ tuổi. Với bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi sẽ cần 300mg canxi mỗi ngày. Đặc biệt đối với những trẻ dùng sữa công thức hoàn toàn hoặc sữa mẹ không đủ thì việc bổ sung thêm canxi là cần thiết. Với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi thì nhu cầu canxi hằng ngày là 400mg.
Bên cạnh chế độ ăn giàu canxi, mẹ nên cho trẻ dùng thêm thực phẩm chức năng để bổ sung. Vì 1000 ngày đầu đời là giai đoạn đặt nền móng cho thể chất của trẻ sau này. Chúng quyết định tới 60% khả năng phát triển của bé trong tương lai. Tuy nhiên, mẹ cần cân nhắc lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp và an toàn với trẻ nhỏ.
Trong vô vàn sản phẩm bổ sung canxi trên thị trường, chúng tôi khuyến khích các mẹ lựa chọn dòng sản phẩm Unical Kid Calcium cho trẻ. Có 5 lý do để mẹ lựa chọn sản phẩm này cho bé:- Bổ sung canxi từ sữa: Không chỉ có nguồn gốc hữu cơ, canxi trong dòng sản phẩm này được chiết xuất từ sữa nên có cấu trúc tương tự như sữa. Vì thế, chúng phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Từ đó giúp trẻ hấp thu tốt hơn và hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng
- Công thức tối ưu: Bên cạnh việc cung cấp canxi, Unical Kid Calcium còn bổ sung cho bé nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Đó là D3, MK7, Mg, Zn, Lysine và các Vitamin nhóm B. Các khoáng chất này là cánh tay đắc lực trong việc hấp thu và vận chuyển canxi đến xương. Trong đó, D3 và Lysine giúp tăng cường hấp thu canxi từ trong ruột vào máu. Vitamin K2 giúp vận chuyển canxi từ máu vào các tổ chức xương khớp. Magie có vai trò giữ canxi lại cho cơ thể, tức là hạn chế việc cơ thể đào thải canxi ra ngoài. Vì thế, bổ sung đồng thời các khoáng chất này cùng với canxi sẽ đẩy mạnh hiệu quả đạt được.
- Hàm lượng vừa đủ với trẻ nhỏ: Mỗi gói Unical Kid Calcium có chứa 56,4mg canxi. Đây là lượng đã được tính toán vừa đủ với nhu cầu của trẻ nhỏ và cho hiệu quả cao nhất.
- Hạn chế tác dụng không mong muốn: Bằng việc bổ sung canxi từ sữa, sản phẩm sẽ hạn chế được các tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, lắng cặn thận,...
- Mùi vị tự nhiên: Sản phẩm đã được nghiên cứu và cam kết không có hương liệu tổng hợp, không chất bảo quản. Do vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho bé sử dụng.
Trẻ hay vặn mình khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Trong số đó, thiếu canxi là nguyên nhân thường gặp nhất. Vì thế, chủ động bổ sung canxi cho bé ngay từ sớm là việc ba mẹ cần làm ngay.
>> Xem thêm: Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu
>> Xem thêm: Thuốc tiêu hóa cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
>> Xem thêm: Công dụng chính của Taurine
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa