Giỏ hàng
banner

Mẹo trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả và dứt điểm mẹ chưa biết

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của bé nhưng phần nào gây ra những rắc rối cho bé. Ảnh hưởng đến việc ăn cũng như giấc ngủ của bé. Khiến bé quấy khóc không chịu ăn. Nếu để lâu thì nấm lưỡi có thể gây ảnh hưởng đến những bộ phận cũng như cơ quan khác. Vậy bài viết dưới đây Amano sẽ chỉ ra cho mẹ những phương pháp giúp mẹ phòng nấm lưỡi cho con và cách điều trị nấm lưỡi sao cho an toàn hiệu quả mẹ nhé

1. Thế nào là nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là tưa lưỡi. Là những mảng màu trắng có thể phân bố đều hoặc không đều bên trên bề mặt của lưỡi bé. Đặc biệt xuất hiện ở bề mặt trên của lưỡi bé do nấm candida gây ra. Nấm lưỡi ở bé ban đầu chỉ xuất hiện những chấm trắng sau đó bắt đầu lan ra và ăn sâu vào trong niêm mạc của lưỡi bé. 

nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là thế nào?

Thế nào là nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Sau đó có thể lan rộng xuống cổ họng. Ban đầu thì đánh có thể hết nhưng nếu bị nặng sẽ khó đánh hay khó bóc. Nếu mẹ cố gắng bóc những mảng nấm lưỡi này có thể gây đau và chảy máu cho bé. 

Khi bé bị nấm lưỡi có thể gây cho bé cảm giác đau, bé quấy khóc và nấm lưỡi sẽ lây lan qua lại giữa ti của mẹ và miệng của bé. Khi bé quấy khóc việc vệ sinh miệng bé sẽ khó khăn hơn. Mẹ nên lưu ý vệ sinh miệng cũng như đầu ti mỗi lần cho con bú để bé không gặp phải tình trạng nấm lưỡi này nhé. 

2. Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Tại sao nấm lưỡi lại hay bị ở đối tượng trẻ sơ sinh. 

Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

- Bé ít tiết nước bọt, niêm mạc miệng của bé luôn có chỉ số pH thấp chính vì thế đây cũng là một nguyên nhân khiến những tác nhân lạ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. 

- Với sức đề kháng yếu hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên bé dễ dàng bị những tác nhân lạ xâm nhập và gây bệnh. 

- Việc vệ sinh răng miệng cho em bé không được đảm bảo. Mẹ không thường xuyên làm vệ sinh răng miệng cho bé khi bé thức dậy cũng như sau khi ăn. Vì thế bé rất dễ mắc bệnh nấm lưỡi. 

- Vệ sinh đầu ti không đúng cách: Mẹ lười không vệ sinh đầu ti trước và sau khi cho con bú. Hoặc mẹ vệ sinh không đúng cách khiến việc nhiễm khuẩn qua lại giữa mẹ và bé được diễn ra. Điều này khiến bé bị nấm lưỡi mẹ nhé. 

 

Mẹo trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả và dứt điểm mẹ chưa biết

- Hội chứng Raynaud hay bệnh chàm ở bé cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. 

- Trẻ mắc bện ung thư hay HIV từ mẹ hoặc từ nguyên nhân khác cũng là hai nguyên nhân gây ra bệnh tưa lưỡi nặng ở trẻ. Những bệnh lý mạn tính nguy hiểm này khiến bé bị suy giảm hệ miễn dịch nên bệnh tưa lưỡi ở bé rất nặng. 

- Những trường hợp trẻ bị những bệnh khác phải dùng corticoid như hen xuyễn, hay viêm nhiễm,... thì bé cũng bị nấm lưỡi do sử dụng những loại thuốc này mẹ nhé. 

- Bé dùng kháng sinh cũng sẽ gây nấm lưỡi. Thông thường mẹ không để ý điều này. Khi sử dụng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh và sẽ là điều kiện thuận lợi để cho nấm lưỡi phát triển. 

3. Những dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh như thế nào

Mẹ có biết những dấu hiệu nào cho thấy em bé nhà mình đang bị nấm lưỡi hay không?

Những dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh như thế nào

Những dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh như thế nào

- Ban đầu sẽ xuất hiện những chấm trắng hình tròn ở trên bề mặt lưỡi và được sắp xếp theo 1 đường. Những chấm trắng này nếu không được điều trị sẽ lan rộng thành từng mảng trên lưỡi bé gây đau và bé bắt đầu mất vị giác. Em bé có thể biếng ăn, bỏ bú, cáu gắt, đau đớn, gắt gỏng khi được mẹ cho bú,...

- Nấm lưỡi nếu không được điều trị có thể lây lan xuống vùng họng gây viêm họng. Sau đó lan dần xuống vùng phổi gây viêm phổi và lan xuống dạ dày gây tiêu chảy và những vấn đề tiêu hóa khác cho bé. 

- Nấm lưỡi sẽ tạo thành những mảng trắng dày nếu như không được vệ sinh và điều trị đúng cách. Nếu mẹ cố gắng bóc những mảng dày này ra sẽ gây đau đớn và chảy máu cho bé. Khi tình trạng nặng thì sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe của bé.

4. Phân biệt giữa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và cặn sữa

Nhiều mẹ thấy con mình có cặn sữa sẽ bắt đầu lo lắng. Nghĩ con mình đang bị nấm lưỡi và đưa bé đến ngay bệnh viện. Điều này không có gì sai cả nhưng có thể khiến mẹ mệt mỏi. Con chỉ bị bình thường mà mẹ đưa con đến ngay viện thì thật vừa mất công lại tốn sức đúng không nào.

Phân biệt giữa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và cặn sữa

Phân biệt giữa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và cặn sữa

Vậy để phân biệt giữa nấm lưỡi và cặn sữa thông thường mẹ phân biệt như thế nào?

- Khác với nấm lưỡi thì cặn sữa chỉ xuất hiện sau khi bé uống sữa hoặc bú mẹ. Tưa lưỡi thì khó bong mẹ phải sử dụng cây đánh tưa lưỡi mới có thể làm sạch được thì cặn sữa lại rất dễ hết. Bé chỉ cần nuốt nước bọt hoặc uống sữa là sẽ làm trôi hết phần cặn sữa trên lưỡi. 

- Cặn sữa khác với nấm lưỡi về cảm giác trên lưỡi trẻ. Cặn sữa không gây cho trẻ cảm giác đau đớn, không chảy máu khi mẹ cạo đi và không gây cho bé cảm giác khó chịu. 

- Cặn sữa cũng sẽ ảnh hưởng đến vị giác của trẻ nếu không được mẹ lấy ra ngoài. Nhưng tình trạng này sẽ hết khi bé được mẹ làm sạch cặn sữa. Còn đối với những bé bị nấm lưỡi thì cảm giác đó chỉ đau đớn hơn khi mẹ cố gắng cạo phần nấm trên lưỡi bé thôi. 

5. Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh 

Để giúp bé sơ sinh phòng bệnh nấm lưỡi một cách tốt nhất mẹ nên làm gì?

Điều quan trọng nhất việc phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh không chỉ được phòng từ phía mẹ hay chỉ từ phía bé mà phải được thực hiện từ cả mẹ và bé. 

5.1 Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh từ phía bé

- Mẹ thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho bé khi bé thức dậy, trước khi đi ngủ và nhất là sau khi bé bú xong

Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh từ phía bé

Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh từ phía bé

- Sử dụng những vật dụng vệ sinh cá nhân cho bé riêng biệt như khăn tắm hay đánh rơ lưỡi cho bé cũng nên được dùng riêng biệt. Nếu rơ 1 lần thì không nên dùng lại. Nếu rơ nhiều lần thì nên vệ sinh cây rơ sau đó để nơi sạch sẽ để dùng cho lần sau mẹ nhé. 

- Vệ sinh khoang miệng cho bé mỗi ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch cũng như sát khuẩn khoang miệng cho bé mẹ nhé. 

- Lưu ý đối với những bé bị mắc các bệnh như HIV hay tiểu đường, bệnh ung thư,... thì những biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho bé là vô cùng cần thiết. 

5.2 Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh đối với mẹ

- Mẹ nên vệ sinh đầu ti trước và sau khi cho con bú mỗi ngày. Điều này bảo vệ con và bảo vệ cả mẹ phòng tránh khỏi những bệnh như nấm lưỡi rất tốt. 

Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh đối với mẹ

Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh đối với mẹ

- Mẹ nên giữ gìn vệ sinh môi trường sống tốt. Điều này giúp nấm không phát triển và sinh sôi được. 

- Khi mang thai nếu mẹ nhiễm nấm âm đạo thì nên nói với bác sĩ vì nấm có thể truyền cho con trong quá trình sinh thường mẹ nhé. 

- Khi đang cho bé bú mà mẹ phát hiện bị nấm vú. Mẹ nên ngừng cho bú và đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. 

- Không hôn môi má và đặc biệt tránh cho người lạ hôn vào môi má bé vì điều này có thể lâu herpes cho em bé. Hoặc bào tử nấm sẽ có thể lây từ những người trưởng thành qua bé. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe bé. 

Nấm lưỡi không phải bệnh lý nguy hiểm chết người nhưng nếu mẹ để lâu không điều trị cho bé có thể gây những bệnh lý nguy hiểm khác. Nấm lưỡi ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Gây những khó chịu nhất định cho bé. Khiến ảnh hưởng đến sức khỏe bé. 

Vì thế mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho bé để bé có thể chống trọi được những tác nhân gây bệnh luôn rình rập từ bên ngoài vào. 

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Gọi ngay hotline để nhận được tư vấn từ chuyên gia 0929197777

Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe trẻ tại đây

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày nguyên nhân do đâu

Cách bổ sung canxi cho bé 5 tháng tuổi hiệu quả an toàn và hợp lý mẹ phải biết

Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh biếng ăn cực hữu ích

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!