Giỏ hàng
banner

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? Mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Vấn đề rối loạn tiêu hoá không phải là hiếm gặp ở trẻ. Nếu rối loạn tiêu hoá kéo dài thì sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hoá bao lâu thì khỏi, và mẹ nên xử trí thế nào để con nhanh hồi phục? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

1. Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hoá 

Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá của trẻ chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn tiêu hoá khi sử dụng một dạng thực phẩm mới. Mẹ nên nắm rõ các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở trẻ để đưa ra cách xử lý kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc.

1.1 Nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong ống tiêu hoá bị đẩy ngược ra bên ngoài dưới tác động của cơ vòng thực quản. Việc này có thể kể đến do các nguyên nhân như ăn quá no, trẻ nằm ăn, nhiễm trùng dạ dày, ruột, ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh,..

Nếu để trẻ nôn nhiều và lâu, có thể gây nên các hậu quả như mất nước, mất các chất điện giải như Kali, Natri, gây mệt mỏi. Việc nôn quá nhiều và mất các chất điện giải có thể gây ra các hậu quả như dạ dày trẻ bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng. Trẻ sẽ dễ quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn, sợ ăn,.. Phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế để đảm bảo không xảy ra các hậu quả đáng tiếc

Nôn trớ là biểu hiện của trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Nôn trớ là biểu hiện của trẻ bị rối loạn tiêu hoá

1.2 Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá ở trẻ, các biểu hiện hay gặp nhất khi trẻ bị tiêu chảy là trẻ đi đại tiện 3 lần một ngày, phân lỏng, số ngày không quá 14 ngày. Nếu trẻ gặp các hiện tượng trên với thời gian trên 2 tuần có thể bé đã gặp phải các bất thường về đường ruột, mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế nhé.

Tiêu chảy cũng gây nên các hậu quả như trẻ mệt mỏi, quấy khóc, đồng thời là mất nước, mất các chất điện giải, trẻ bị khô da, bong tróc da môi,..

1.3 Táo bón

Táo bón là hiện tượng trẻ đi ngoài 2-3 ngày 1 lần, trẻ đi ngoài khá khó khăn, phân khô, rắn, có cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng không đi được. Hậu quả của táo bón cũng khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa, đầy bụng nên quấy khóc. Táo bón có thể bị do thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng, khó tiêu hay có chứa quá nhiều đạm, bữa ăn có ít rau xanh và chất xơ.

1.4 Một số triệu chứng rối loạn tiêu hoá khác

  • Đau bụng: Trẻ khóc nhiều, mặt đỏ, bụng trướng to, tay nắm chặt và chân co lên bụng

  • Bỏ bú: Trẻ lười bú hơn khi bị rối loạn tiêu hoá, bên cạnh đó cũng có thể có nhiều các nguyên nhân khác nữa.

2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này, bởi vì đây là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng đầy đủ và ổn định. Khi bị rối loạn tiêu hóa xuất hiện, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị giảm một cách đáng kể. Hậu quả gây ra khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. Về sau, trẻ sẽ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.

Bệnh rối loạn tiêu hoá ở người lớn thường sẽ ổn định trong vòng 1-2 ngày, nhưng đối với trẻ em thì lâu hơn, nó có thể kéo dài từ 1-2 tuần tuỳ thuộc vào mức độ, nguyên nhân và cách chăm sóc của bố mẹ.

2.1 Phụ thuộc mức độ

  • Rối loạn tiêu hoá cấp tính: Có các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn kèm sốt, mệt mỏi, quấy khóc nhiều. Thường hiện tượng này kéo dài 1-2 ngày, lâu hơn có thể lên đến 2 tuần.

  • Rối loạn tiêu hoá kéo dài: Trẻ có biểu hiện ra bên ngoài như đau âm ỉ phần dưới bụng, đi ngoài nhiều lần, và thường kéo dài từ 2-4 tuần.

  • Rối loạn tiêu hoá mãn tính: Các biểu hiện như đau bụng, sốt, buồn nôn, mệt mỏi và phân có máu,.. thường kéo dài từ 4 tuần trở lên.

2.2 Phụ thuộc nguyên nhân

  • Loạn khuẩn đường ruột: Do hệ vi sinh có lợi đường ruột của bé chưa đủ mạnh để bảo vệ, khi bị loạn khuẩn thường sử dụng kháng sinh, tuy nhiên kháng sinh không chỉ diệt các vi khuẩn có hại mà cả các vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh, nên sau khi dùng 2-5 ngày trẻ sẽ xuất hiện lại tình trạng rối loạn tiêu hoá.

  • Do ngộ độc thức ăn: Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, còn dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, nếu do nguyên nhân này, trẻ ngừng rối loạn tiêu hoá khi loại trừ hết các độc tố trong đường tiêu hoá của trẻ

  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Do mầm bệnh xâm nhập qua miệng khi trẻ tiếp xúc vật nuôi, ngậm đồ chơi hay mút tay,.. Thời gian ủ bệnh khoảng 2-5 ngày, sau đó sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, phân có chất nhày.

3. Mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

3.1 Nôn trớ

Ngay khi trẻ bị nôn, cần nghiêng đầu trẻ sang 1 bên và lau sạch chất nôn để tránh trẻ bị sặc chất nôn:

  • Sau đó, vỗ nhẹ vào lưng để trấn an trẻ, đồng thời giúp tống các chất nôn đã trào lên ra ngoài.

  • Lau người bằng nước ấm, thay quần áo để tránh chất nôn dính lại trên người.

  • Không dùng thuốc chống nôn khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Sau khi trẻ hết nôn, có thể bổ sung các loại men tiêu hoá để thúc đẩy sự tiêu hoá ở trẻ.

3.2 Tiêu chảy

Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy:

  • Điều trị càng sớm càng tốt, chú trọng đến việc bù nước, bù khoáng và các chất điện giải cho trẻ.

  • Cho trẻ uống nhiều nước Oresol (dung dịch bù nước và điện giải) có chứa đường và muối. Nếu không có sẵn Oresol tại nhà, mẹ có thể pha theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối ăn - 8 thìa cà phê đường trong 1 lít nước ấm. Có thể vắt thêm nửa quả cam hoặc chanh để dễ uống hơn.

  • Lưu ý khi uống Oresol, mẹ nên cho trẻ uống từ từ từng thìa cách nhau 2-3 phút.

  • Cho trẻ ăn các loại thực phẩm như khoai tây, gạo, thịt gà, thịt lợn và các loại hoa quả như táo, hồng xiêm,..

  • Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng, đi ngoài không ngừng được, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị.

3.3 Táo bón

Để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ, mẹ có thể tham khảo các cách sau:

  • Bổ sung thêm vào bữa ăn các thực phẩm giàu chất xơ và có khả năng nhuận tràng như chuối tiêu, khoai lang, đu đủ, mồng tơi,...

  • Cho trẻ uống nhiều nước.

  • Nếu trẻ đã có thể ăn dặm, mẹ có thể pha khoai lang nghiền với các các sản phẩm sữa.

  • Phụ huynh cần tăng cường vận động với trẻ lớn, nếu trẻ còn nhỏ, mẹ hay massage cho trẻ để đường ruột hoạt động tốt hơn.

  • Sử dụng các loại men tiêu hoá, men vi sinh an toàn cho trẻ để bổ sung các enzym tiêu hoá, các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Massage để giảm táo bón cho trẻ

Massage để giảm táo bón cho trẻ

4. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì?

Những thực phẩm mà mẹ nên sử dụng cho bé trong thời gian bị rối loạn tiêu hoá: 

  • Rau xanh: Rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh việc chứa một lượng lớn chất xơ thì rau xanh còn chứa rất nhiều các vitamin cho cơ thể, giúp trẻ kích thích ăn ngon hơn.

  • Chuối chín: Trong chuối có chứa một chất gọi là chất nhầy pectin, chất này có tác dụng giúp nhuận tràng. Ngoài ra trong chuối còn chứa các enzym tiêu hoá quan trọng.

  • Thịt gà: Thịt gà là một loại thịt có hàm lượng chất béo thấp, điều này giúp bé tiêu hoá dễ dàng hơn, giúp làm dịu sự khó chịu trong dạ dày. Mẹ nên lựa chọn phần ức gà để nấu súp hoặc nấu cháo cho bé nhé. 

  • Nước sốt làm từ táo và lê: Táo và lê chứa hàm lượng cao các ion như kali, folate và vitamin C. Những thành phần này có tác dụng ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Lưu ý, trẻ từ 7 tháng tuổi có thể ăn 2 loại quả này. Mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống hoặc nếu bé đã có thể nhai, cho bé ăn trực tiếp để bổ sung thêm chất xơ.

Táo lê giúp trẻ cải thiện rối loạn tiêu hóa

Táo lê giúp trẻ cải thiện rối loạn tiêu hóa

  • Các loại hạt, ngũ cốc: Các loại hạt như hạt chia, hạt óc chó,... đều giàu hàm lượng chất béo omega-3. Đây là một món ăn có lợi cho sức khỏe và trí não của trẻ chứ không phải trên mỗi đường tiêu hoá

  • Bổ sung các men vi sinh, các vi khuẩn có lợi: Men vi sinh là phương pháp hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hoá, bổ sung thêm vào hệ vi sinh đường ruột. Ví dụ như men vi sinh có chứa enzym lipase A12 thuỷ phân chất béo, dầu, mỡ động vật và thực vật. Giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu tốt từ thức ăn. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng.

Một số thực đơn cho mẹ tham khảo: 

Thực đơn 1: 

  • 30ml canh rau củ

  • 40 ml gà nấu đậu

  • 15g khoai lang nghiền

  • 25g súp bắp non

  • 50ml nước cam vắt bổ sung vitamin C

 Thực đơn 2:

  • 1 bát cháo bí ngô thịt bằm

  • 50ml đậu phụ nấu giá đỗ

  • 2 quả cherry dằm sữa chua

Thực đơn 3:

  • 30g cơm nát

  • 15g rau khoai lang

  • 35g dưa leo nấu đậu hà lan

  • 40ml súp đậu phụ

  • 1 cốc nhỏ rau câu bơ sữa

Với một số thực đơn tham khảo ở trên, hi vọng mẹ đã có cho mình một số loại thực phẩm nên sử dụng cho trẻ trong thời kỳ này nhé. Mẹ cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm trên để ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ, giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh hơn

Tổng hợp: Trần Hằng

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua mục HỎI ĐÁP hoặc Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!