Giỏ hàng
banner

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt chữa như thế nào? Cách phòng rôm sảy cho trẻ

Nhìn con bị rôm sảy khắp mặt mẹ nào cũng xót xa. Tình trạng này rất thường gặp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh khi vào mùa nắng nóng. Vậy trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt chữa như thế nào? Cách phòng rôm sảy cho trẻ ra làm sao? Bài viết dưới đây sẽ cho các mẹ câu trả lời.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt chữa như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt chữa như thế nào?

1. Triệu chứng trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Rôm sảy là những nốt đỏ nhỏ như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm. Đầu rôm sảy có một chút nước và thường mọc ở những nơi như mặt, đầu, cổ, ngực,.. Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ và đi kèm cảm giác ngứa ngáy nên trẻ thường xuyên gãi có thể gây nhiễm khuẩn.

Có 3 dạng rôm sảy ở trẻ

  • Rôm dạng tinh thể: Thường xảy ra ở những trẻ các tuyến mồ hôi không phát triển lắm. Loại rôm này không có biểu hiện viêm nhưng có sốt cao và khi khỏi bệnh thì da bong ra từng mảng.

  • Rôm đỏ: Thường gặp nhất, xảy ra do thời tiết nóng ẩm.

  • Rôm sâu: Thường xảy ra sau khi bị rôm đỏ kéo dài mà không được điều trị đúng cách.

Về bản chất, rôm sảy là do thời tiết nóng mà ra. Vì vậy khi trời mát mẻ sẽ không còn thấy các biểu hiện nóng đỏ hay ngứa nữa. Tuy nhiên trẻ sẽ bị rôm sảy trở lại nếu gặp thời tiết nóng bức.

 

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt chữa như thế nào? Cách phòng rôm sảy cho trẻ

Rôm sảy tái phát nhiều lần sẽ trở thành rôm sảy sâu. Lúc này tổn thương không chỉ ở trên bề mặt da mà còn cả lớp sâu bên trong da trẻ. Các tổn thương này phức tạp hơn ban đầu rất nhiều. Nốt rôm có màu thâm, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới việc trẻ không ra mồ hôi, dễ bị kiệt sức, mạch đập nhanh, và bị nôn liên tục.

Như vậy, bệnh rôm sảy không thể nào tự khỏi nếu cha mẹ không can thiệp. Thậm chí nếu cứ để như thế làm trẻ ngứa ngáy, mụn nước vỡ ra có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàng khá nguy hiểm. Trẻ quấy khóc nhiều, khó chịu nên biếng ăn, cơ thể sẽ suy nhược và sụt cân.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy quấy khóc vì ngứa ngáy

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy quấy khóc vì ngứa ngáy

2. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt do đâu?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt là do các ống mồ hôi bị tắc nghẽn. Và ống mồ hôi bị tắc thường do những nguyên nhân sau:

  • Ống dẫn mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh: Điều này làm cho mồ hôi của bé không được thoát ra ngoài, kéo theo bụi bặm và tế bào chết bịt kín, gây nên rôm sảy ở trẻ. Nhất là vào mùa hè, thời tiết nóng làm tình trạng rôm sảy trở nên phổ biến hơn.

  • Mẹ cho bé mặc quá nhiều quần áo, quần áo không có khả năng thoáng khí tốt: Việc mặc quần áo quá nhiều cũng làm trẻ không thoát được mồ hôi ra ngoài, làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.

  • Trẻ bị ốm sốt: Trẻ bị ốm sốt sẽ tăng thân nhiệt và lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn, làm nặng hơn tình trạng rôm sảy của trẻ.

  • Sử dụng dầu gội, sữa tắm không phù hợp với trẻ: Các sản phẩm tắm gội của người lớn thường chứa nhiều các chất hoá học như chất tạo mùi, chất tẩy rửa, chất bảo quản,... Các chất này dễ gây kích ứng gây mẩn đỏ trên làn da của bé. Vì vậy, mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm tắm gội và nước giặt dành cho trẻ sơ sinh nhé.

3. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt chữa như thế nào?

3.1 Chữa trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt bằng phương pháp dân gian

Mẹ có thể sử dụng các phương pháp dân gian để chữa rôm sảy cho trẻ, ví dụ như tắm nước lá trà xanh, khổ qua, lá kinh giới, tía tô,.. Đây là những loại thực vật lành tính, có công dụng kháng khuẩn và làm dịu da trẻ nhỏ.

Một số lưu ý khi dùng phương pháp dân gian để chữa rôm sảy cho trẻ:

  • Rửa sạch các loại lá bằng nước muối để loại bỏ mọi bụi bẩn bám trên lá.

  • Sử dụng các loại cây thuốc phù hợp với cơ địa của trẻ bằng cách thử một lượng nhỏ lá lên trên da. Nếu sau 2 giờ mà không xuất hiện dị ứng hay bất kỳ vấn đề gì thì mẹ mới nên sử dụng cho bé.

  • Trong nước tắm của trẻ không nên dùng chanh hoặc muối nhiều. Vì nó sẽ làm da bé mỏng hơn và dễ bị tổn thương hơn.

  • Đặc biệt, không tắm lá cho con nếu trên da của trẻ có các vết xước, nhiễm trùng, đỏ mưng mủ.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt có thể dùng mướp đắng để tắm

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt có thể dùng mướp đắng để tắm 

3.2 Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt nên bôi gì?

Mẹ có thể dùng các loại thuốc bôi để giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu của trẻ như:

  • Dung dịch calamine có tác dụng giảm ngứa, giảm cảm giác khó chịu ở da. Sử dụng bằng cách lấy bông sạch thấm dung dịch rồi bôi nhẹ lên da bé, sau đó để thuốc khô tự nhiên. Lưu ý tránh các vùng nhạy cảm như niêm mạc mắt, miệng, cơ quan sinh dục.

  • Thuốc anhydrous lanolin có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng các ống tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và ngăn cản sự phát sinh các tổn thương mới. Thường được sử dụng trong các dạng rôm sảy nặng.

  • Vitamin C: Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp giảm các tổn thương do rôm sảy gây ra.

3.3  Chữa trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt bằng phương pháp khác

Một số các phương pháp có khả năng xoa dịu làn da bé, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu

  • Làm mát da bé: Mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm, với khăn mềm. Ngoài ra có thể sử dụng thêm máy lọc không khí, quạt khi trời nóng và chườm nước mát lên trên vùng bị rôm sảy của trẻ.

Cho trẻ nằm điều hoà để giữ phòng mát mẻ giúp giảm rôm sảy

Cho trẻ nằm điều hoà để giữ phòng mát mẻ giúp giảm rôm sảy

  • Các sản phẩm tắm gội và giặt quần áo cho trẻ: Nên lựa chọn các sản phẩm không có nhiều chất tẩy rửa, không nhiều các chất phụ gia như chất tạo mùi, tạo màu,...Đặc biệt, sản phẩm được chọn phải dịu nhẹ và phù hợp với làn da của trẻ

Nếu với các biện pháp trên trẻ vẫn không đỡ, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để xét nghiệm và có hướng điều trị đúng đắn.

4. Cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các biện pháp giúp phòng ngừa rôm sảy ở trẻ:

  • Giữ da bé luôn sạch sẽ, khô ráo

  • Không gian ngủ của trẻ thoáng đãng, mát mẻ

  • Thoa kem dưỡng ẩm và thường xuyên làm mát cho làn da của bé

  • Không mặc quá nhiều quần áo, nên sử dụng chất liệu mềm mại và thoáng khí

  • Giữ điều hoà không khí ở mức nhiệt phù hợp 27-28 độ C

  • Cho bé tắm nắng, nhưng không tắm vào lúc 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều do đây là khoảng thời gian nóng rát trong ngày

  • Không dùng quá nhiều phấn rôm hoặc kem trên da bé vì dễ làm trẻ bít tắc lỗ chân lông.

Tổng hợp: Trần Hằng

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua mục HỎI ĐÁP hoặc Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!