Trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ thì phải làm sao?
Trẻ sơ sinh thường khóc khi nó cảm thấy đói, khi đói trẻ sẽ không chịu nằm im hay đi ngủ. Tuy nhiên trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ, vẫn quấy khóc gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con và cả giấc ngủ của bố mẹ. Vậy muốn giải quyết được cần tìm nguyên nhân tại sao dẫn đến tình trạng này.
1.Trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ nguyên nhân do:
1.1.Trẻ bú chưa chưa no hoặc quá lo là nguyên nhân trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ
Khi cho bé bú xong mà vẫn chưa chịu đi ngủ mẹ cần xem xem bé đã bú đủ hay chưa, hay vẫn còn muốn bú tiếp mà mẹ đã cho bé dừng. Trong quá trình phát triển của trẻ dạ dày của trẻ sẽ tăng dần kích thích để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho phát triển của trẻ. Chính vì thế lượng bú mỗi lần của trẻ cũng phải tăng lên.
Trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ thì phải làm sao?
- Bé mới chào đời cho bú khoảng 6-7ml sữa mẹ
- Bé 3 ngày sau khi sinh cần bú khoảng 22-27ml sữa mẹ
- Bé sau khi sinh 1 tuần cần bú khoảng 40-60ml sữa mẹ
- Bé 2 tuần đến 2 tháng tuổi cần bú khoảng 60-120ml sữa mẹ
Con bú xong vẫn quấy khóc không chịu đi ngủ có lẽ là do mẹ cho bé bú vẫn chưa đủ. Nếu mẹ cho bé bú đủ rồi bé sẽ cảm thấy thoải mái và không còn quấy khóc nữa.
Trẻ bú quá no hoặc còn đói khiến trẻ không chịu ngủ
Ngoài ra một số mẹ lại có tâm lý sợ con bú chưa đủ cho con bú nhiều dẫn đến bé bị bú no quá khiến đường tiêu hóa không được thoải mái và tức bụng nên khó ngủ.
1.2.Khả năng bú của bé yếu là nguyên nhân trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ
Mỗi bé thì sẽ có một lực bú là khác nhau. Ở những bé có các vấn đề về nhiệt miệng, viêm lưỡi bản đồ,... thì sức bú sẽ yếu hơn bình thường. Do đó để đủ lượng sữa thì bé cần phải bú lâu hơn hoặc bu nhiều lần mới có thể đủ được. Trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ có thể là do buổi tối tốc độ sữa mẹ chậm hơn nên dẫn đến trẻ phải bú lâu hơn.
1.3. Mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa là nguyên nhân trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ
Điều này thường hay xảy ra ở mẹ trong những ngày đầu sau khi sinh, sữa mẹ chưa về được nhiều, hay mẹ đang ăn kiêng nên không đủ sữa cho con, sữa kém chất dinh dưỡng khiến bé phải bú nhiều hơn hoặc phải dùng thêm sữa ngoài khiến lạ bụng và không chịu đi ngủ.
Mẹ thiếu sữa nên trẻ dùng sữa ngoài khiến bé lạ bụng không chịu ngủ
1.4. Tác động từ môi trường ảnh hưởng đến trẻ là nguyên nhân trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ
Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều nhưng lại có những giấc ngủ nông. Vì vậy chỉ một tác động nhỏ từ môi trường cùng đủ làm trẻ bú xong không chịu đi ngủ.
Để trẻ có thể ngủ ngon mẹ cần chọn những không gian yên tĩnh, thoáng mát, không có tiếng ồn và đặc biệt là chọn nơi có ánh sáng thích hợp, và chú ý các ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử tại nó sẽ ức chế bộ não tiết ra melatonin gây ngủ.
Các tế bào trong cơ thể chúng ta không sử dụng đồng hồ bên ngoài để biết được thời gian đi ngủ, mà cần tín hiệu dẫn truyền tiết ra từ não là melatonin để kích thích gây buồn ngủ. Chất này sẽ được tăng tiết vào ban đêm để giúp cơ thể có thể ngủ sâu giấc và giảm tiết vào ban ngày cho cơ thể được tỉnh táo.
Tác động của môi trường ảnh hưởng giấc ngủ của bé
Với những trẻ sơ sinh thần kinh đang dần phát triển và hoàn thiện cho nên nhịp sinh học của trẻ chưa được hoàn thành d đó các bé thường có hiện tượng ngủ ngày thức đêm.Đây là rối loạn sinh lý bình thường ở trẻ. tuy nhiên bé lớn hơn từ 6 tháng tuổi trở lên mà vẫn chưa có được thói quen đi ngủ như người kiến thì dẫn đến rối loạn giấc ngủ, lúc này mẹ nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.
1.5.Do thói quen bú nửa đêm của con cũng có thể là nguyên nhân trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ
Mẹ thường có thói quen cho con bú trước khi đi ngủ và để con ngủ khi đang bú điều này hình thành phản xạ tự nhiên của con tạo mối liên kết giữa việc bú và ngủ. Dần dần bé có thói quen thức dậy đêm để đòi được cho bú. Hay khi mẹ cho bé bú quá sớm dẫn đến bé nhanh bị đói vào lúc nửa đêm nên dậy đòi bú.
1.6. Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ
Răng của trẻ bắt đầu mọc từ khoảng tháng 4 và khi răng mọc sẽ làm cho lợi bé bị ngứa, viêm, thậm chí là sốt. Trẻ không ăn được nhiều hay quấy khóc nên cũng ngủ ít hơn. Nếu bé có tình trạng bé chảy nước dãi, hay đưa tay lên miệng mẹ cần xem có phải bé đang mọc răng hay không để có những cách khắc phục kịp thời như làm giảm các cơn đau
Trẻ mọc răng khó chịu nên khiến bé khó ngủ
1.7. Trẻ đang trong thời gian tập lẫy, bò và thích hóng chuyện có thể là nguyên nhân trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ
Đây là trường hợp trẻ sơ sinh đã bú xong nhưng vẫn không có dấu hiệu buồn ngủ hay đi ngủ gì cả, trẻ vẫn khỏe không hề kêu ca mệt mỏi gì. Ngược lại trẻ còn thích được nói chuyện với mẹ và được mọi người quan tâm chú ý đến, hay có những động tác như lẫy,bò, tương tác với người thân,...
Giai đoạn này thì mẹ nên tập trung cố gắng trò chuyện cùng với con để biết được tâm tư của con giúp con được phát triển một cách tự nhiên theo cách mà bé muốn. Và dù bé không chịu đi ngủ do nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì mẹ hãy cố gắng để thời gian ngủ của con vẫn được đảm bảo đủ và cố tạo không gian yên tĩnh và ít ánh sáng cho con dễ đi ngủ.
1.8. Trẻ nghẹt mũi là nguyên nhân trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ
Đây là nguyên nhân cũng hay thường gặp ở trẻ sơ sinh khó ngủ do đường thở của trẻ vẫn còn hạn hẹp, dịch nhầy trong mũi dễ bị ứ đọng lại khiến con ngạt mũi gây khó ngủ.
Nếu thấy tình trạng bé thở khò khè, nghẹt mũi hay sổ mũi bạn nên nhớ nhỏ thuốc mũi cho bé và rửa mũi với nước muối sinh lý để làm thông đường thở của con. Trong trường hợp con bị nghẹt mũi lâu ngày , niêm mạc mũi có thể bị tổn thương như sưng lên sẽ gây sốt ở trẻ.
1.9. Một số trường hợp bé bị bám hơi mẹ quá nhiều
Các bé có một cảm giác an toàn khi được mẹ bế và áp mặt vào bầu ngực thân quen của mẹ. Nên ở một số bám mẹ chỉ muốn được gần mẹ và được mẹ bé mới có thể an tâm đi ngủ được mà không phải là bé đói hay ăn quá no. Việc tương tác cơ thể với trẻ sẽ tốt cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Tuy nhiên cần tránh điều này khỏi bé sẽ bị lệ thuộc vào mẹ, sẽ khiến mẹ rất vất vả mà bé cũng trở lên khó tính và khó gần.
Trẻ bám mẹ nếu không có mẹ không chịu đi ngủ hay bị thức giấc
Với vấn đề này cần phải có nhiều thời gian và sự kiên trì mới có thể khắc phục được. Tốt nhất mẹ nên tập cho bé thói quen tự lập như tự ngủ trưa một mình hay cho bé đi chơi với mọi người để bé không chỉ tập trung vào mỗi mẹ. Chắc thời gian đầu bé sẽ khóc là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên bạn không nên vội dỗ trẻ dần dần bé sẽ tự nín và đi ngủ. Như vậy tập cho con hình thành nên thói quen.
2. Giải pháp cho trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ có thể ngủ ngon sau khi bú
- Đảm bảo bé luôn được no đây là điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới khi bé chưa chịu đi ngủ. Hoặc nếu bạn đang lo ngại bé bú no quá dẫn đến khó ngủ thì bạn cũng có thể massage bụng cho bé dễ tiêu hóa, giúp bé ợ hơi sau khi bú.
- Điều quan trọng thứ hai mà mẹ cần chú ý đến là đảm bảo không gian ngủ của trẻ cần được yên tĩnh tránh tiếng ồn và những tiếng động lạ khiến trẻ dễ giật mình thức giấc và gắt ngủ , và chọn nơi có ánh sáng phù hợp, nhiệt độ phòng mát mẻ cho trẻ.
- Tạo cảm giác thoải mái an toàn cho trẻ như vỗ về, hát ru,...Hầu như để trẻ dễ ngủ các mẹ hay đưa bé nên võng ru tạo cảm giác đều đều buồn ngủ.
- Kiểm tra đảm bảo quần áo bé được thông thoáng không bí bách ra mồ hôi, thay tã bỉm cho bé trước khi bé bắt đầu ngủ.
- Với các triệu chứng khó ngủ liên quan đến trẻ mọc răng, nghẹt mũi thì mẹ cần phải khắc phục chứ bé nào cũng cần trải qua các giai đoạn đó.
- Tạo cho trẻ một thói quen đi ngủ đúng giờ. Chú ý không nên bế, lắc, hay sử dụng núm vú giả cho trẻ. Mặc dù những cách trên có thể giúp trẻ đi ngủ dễ dàng hơn nhưng lâu ngày sẽ thành thói quen của trẻ và bé sẽ không dễ để tụ đi ngủ được. Nếu trẻ không chịu đi ngủ bạn thử để con khóc một thời gian xem và lúc đó bạn có thể đến và trấn an con giúp con dễ dàng vào giấc ngủ.
- Quan sát kĩ dầu hiệu trẻ buồn ngủ như dùng tay kéo tai, ngáp, quấy khóc, nhìn chằm chằm vào khoảng không để đặt thời gian đó là thời gian ngủ cho con, giúp con hình thành thói quen đi ngủ.
- Thay đổi thời gian ngủ trưa của bé nếu muốn trẻ ngủ nhiều hơn vào ban đêm.
- Trước khi cho trẻ đi ngủ cần tránh để trẻ vận động kích thích quá mức bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Cơ thể của trẻ cũng cần được vệ sinh hằng ngày như thế mới thấy dễ chịu thoải mái mà ngủ ngon giấc được.
- Tránh áp lực bằng cách dọa nạt hay la mắng,.. Tuy trẻ sơ sinh chưa nói được nhưng có thể hiểu được và cảm thấy sợ giấc ngủ.
Giải pháp giúp bé bú xong ngủ ngon
3. Những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của bé để có thể giúp con có những giấc ngủ ngon
Khi nắm bắt được các đặc điểm về giấc ngủ của trẻ, mẹ sẽ hiểu được trẻ không chịu đi ngủ sẽ gây lên những ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ. Thời gian chính của trẻ sơ sinh là giành cho việc ngủ. Thời gian trung bình cho mỗi giấc ngủ của trẻ cũng rất thay đổi.
Bé có thể ngủ được 30 phút đến 10 giờ cho một giấc ngủ tùy vào từng thời điểm. Theo một số chuyên gia khuyến cáo rằng đôi khi mẹ phải đánh thức trẻ dậy để cho con bú.
Do trẻ chưa phân biệt được ngày và đêm nên có những trẻ ngủ ngày và thức suốt vào ban đêm khiến bố mẹ rất mệt mỏi nếu kéo dài.
- Với trẻ 0-1 tháng tuổi: Ở giai đoạn mới sinh này trẻ ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày hay có thể lên đến 18 tiếng một ngày. Bú cũng thường xuyên thức dậy và bú cả ngày lẫn đêm xong rồi lại đi ngủ tiếp. Có những giấc ngủ ngắn và giấc ngủ dài. Trẻ có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như quấy khóc, khó ngủ khi nằm ngửa, ngủ ngày thức đêm,...
- Với trẻ từ 2-3 tháng tuổi: Ở tuổi này bé ngủ và thức đã có những khung giwof rõ rệt hơn. Có 3-4 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm. Bé cũng bắt đầu ngủ ít hơn khoảng 12-16 tiếng mỗi ngày. Đến 3 tháng tuổi thì còn ngủ ngắn hơn nữa. Trẻ có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như hồi quy giấc ngủ( trẻ thường thức dậy nhiều lần trong đêm), ngủ không ngon giấc do ăn quá muộn,...
- Với trẻ từ 4-5 tháng tuổi:Bé ngủ khoảng 15 tiếng mỗi ngày trong đó giấc ngủ ngắn ít đi và thời gian cho giấc ngủ ngắn cũng ít đi và tăng thời gian cho giấc ngủ dài. Bé lúc này đã bắt đầu làm quen được với giấc ngủ sinh lý như người lớn. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề về giấc ngủ mà bé gặp phải như thay đổi thói quen ngủ,...
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trẻ lên hay gặp các vấn đề về giấc ngủ như không ngủ một mình, thức dậy sớm,...
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng nên mẹ cần lắm vững các thời điểm này
Giấc ngủ của trẻ vô cùng quan trọng, nó liên quan đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Mặc khác nếu trẻ không chịu ngủ có thể khiến mẹ và những người trong gia đình cảm thấy kiệt sức mỗi ngày. Mỗi trẻ thì có một giờ giấc ngủ riêng, mẹ không thể áp đặt quá của con người khác với con mình được. Ba mẹ hãy nhớ rằng tính cách thể trạng và tuổi cũng đóng vai trò liên quan đến giấc ngủ của trẻ.
Mong rằng bài viết dưới đây có thể giúp mẹ hiểu được các vấn đề liên quan trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ để mẹ có thể khắc phục ngay từ hôm nay.
Đừng quên thoi dõi website amano enzyme để có thể cập nhật các thông tin hữu ích về những vấn đề về sức khỏe cho bé cũng như cả gia đình bạn.
->>Xem thêm: Cách phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh
->>Xem thêm:Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao