Tư vấn giờ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh hợp lý và khoa học
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Muốn bé được phát triển tốt mẹ cần phải nắm được giờ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh để theo dõi và áp dụng cho con mình. Nếu mẹ chưa biết hãy đọc bài viết này để nghe tư vấn giờ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh nhé.
1.Các vấn đề liên quan đến giờ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh
1.1. Tầm quan trọng của giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất và nhanh nhất khiến trẻ sơ sinh có thể nhanh lớn và phát triển được trí não tốt nhất. Thời gian lớn của trẻ sơ sinh là dùng để ngủ, trẻ chỉ thức giấc khi đói và khi đi tiểu. Một phần là vì trẻ sơ sinh vẫn chưa quen với ánh sáng bên ngoài và vẫn có thói quen nhắm mắt như khi ở trong bụng mẹ.
Tầm quan trọng giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Những lợi ích mà giấc ngủ mang lại đối với trẻ sơ sinh:
- Tăng cân nặng và tăng chiều cao khi ngủ
- Phát triển trí não và sự nhận thức với thế giới bên ngoài
- Đảm bảo sự phát triển của hệ thần kinh trung ương được hoàn thiện
- Giúp trẻ được thoải mái hơn về mặt tinh thần
- Hình thành hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Những giấc ngủ ngon có thể khiến trẻ cảm thấy thoải mái , năng động, tràn đầy sức sống và thích giao tiếp, tương tác với mọi thứ xung quanh của trẻ
1.2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ ngắn hơn người lớn, ở trẻ sơ sinh ngủ nhiều sẽ có tình trạng chuyển động mắt nhanh. Đây là điều cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Điểm khác biệt giữa chuyển động mắt không nhanh và chuyển động mắt nhanh là trẻ sơ sinh chuyển động mắt nhanh sẽ dễ bị thức giấc hơn, ngủ không sâu giấc.
Tư vấn giờ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh hợp lý và khoa học
Trẻ sơ sinh thường ngủ liên tục có thể lên đến 20 tiếng một ngày và chúng chỉ thức dậy khi đói hay khó chịu và cần được thay tã. Khi được 6-8 tuần trẻ bắt đầu sẽ ngủ ít hơn vào ban ngày, nhiều hơn vào ban đêm. Mặc dù trẻ vẫn thức dậy và ăn vào ban đêm khi cảm thấy đói nhưng cũng sẽ nhanh chóng quay lại với giấc ngủ. Thời điểm này giấc ngủ của trẻ cũng cũng dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giúp phát triển trí não và tăng chiều cao và cân nặng
Khi trẻ từ 4-6 tháng thì hoàn toàn có thể có một giấc ngủ sâu từ 8-12 tiếng vào ban đêm.
Nói chung, ngủ nhiều thời gian này được coi là rất tốt đối với sự phát triển của trẻ về mặt trí não và cả tinh thần.
1.3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?
Trẻ ngủ ít hay khó ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Các khung giờ 22 - 24 - 2 giờ là khung giờ trẻ cần được ngủ sâu giấc bới đây là mốc thời điểm để hormon chiều cao tiết ra. Cho nên khi trẻ ngủ vào các khung giờ này khiến trẻ có thể phát triển chiều cao tốt về sau này.
Kể cả người lớn hay những trẻ lớn hơn ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, cáu gắt, mất tập trung, khả năng học hỏi kém.
Với một giấc ngủ trẻ ngủ nhiều hay ngủ ít vẫn không quan trọng bằng việc trẻ ngủ có sâu giấc hay không. Vì vậy cần tạo cho trẻ một không gian thoải mái, đủ tối, hạn chế tiếng ồn,...
2.Từng giai đoạn giờ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh như thế nào
2.1. Trẻ từ 0-2 tháng tuổi
Khoảng thời gian này trẻ ngủ từ 15-16 tiếng một ngày, 3-5 giấc ngủ ngắn và giành 7-8 giờ để ngủ vào ban ngày. Thời gian sinh hoạt của bé xoay quanh 3 việc bú mẹ - ngủ - đi vệ sinh. Ở độ tuổi này dạ dày của trẻ còn quá nhỏ để có thể chứa được một lượng thức ăn nhiều. Do đó trẻ cứ 2-3 tiếng lại dậy đòi ăn, việc này có thể diễn ra vào cả ngày hay đêm khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi.
Số giờ ngủ của trẻ sơ sinh 0-2 tháng tuổi
Thời gian này chuyên gia khuyên rằng mẹ cũng cần chú ý đánh thức bé dậy để bé được bú đủ sữa mẹ nạp năng lượng và các chất dinh dưỡng để có thể tăng cân.
2.2. Trẻ từ 3-5 tháng tuổi
Khoảng thời gian này trẻ đã bắt đầu tỉnh táo hơn và muốn dành thời gian tương tác với bạn nhiều hơn. Trẻ ở độ tuổi này ngủ ít hơn khoảng 1 giờ mỗi ngày so với đợt trước và 3-4 giấc ngủ ngắn, thời gian ngủ trung bình ban ngày 4-6 giờ.
Số giờ ngủ của trẻ sơ sinh 0-5 tháng tuổi
Ban đêm trẻ có thể ngủ dài hơn 6 tiếng mà không cần thức dậy để ăn
Khoảng 4 tháng tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu có những tăng trưởng nhảy vọt do đó bạn có thể thấy một thời gian ngắn trẻ thức dậy nhiều vào ban đêm dù trước đó trẻ đã ngủ liên tục nhiều giờ liền.
2.3.Trẻ trên 6 tháng tuổi
Phần lớn trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi đã có thể ngủ liên tục 8-10 tiếng vào ban đêm hoặc lâu hơn, số giấc ngủ ngắn 2-3 giấc trên ngày và thời gian ngủ trung bình ban ngày chỉ khoảng 3-4 tiếng.
Khủng hoảng lại bắt đầu xảy ra ở giai đoạn này vì bạn đã hết thời gian ở cữ và trở lại với công việc nên trẻ sẽ phải xa mẹ nhiều hơn và việc quấy khóc mỗi giấc ngủ là điều không khỏi tránh được. Cần có thời gian cho trẻ thích nghi dần dần.
Sau khoảng thời gian này con bắt đầu mọc răng, tập lẫy, tập bò đều có thể khiến con ngủ ít hơn do bị khó ngủ nhưng cũng sẽ nhanh chóng trở lại nề nếp giấc ngủ sinh hoạt như bình thường
3. Giờ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh làm sao để thiết lập thói quen ngủ tốt cho bé.
Để trẻ có một thói quen ngủ tốt và ngủ ngoan thì ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy áp dụng những các sau:
- Cho trẻ ngủ đúng giờ: Trong khoảng 6-8 tuần đầu tiên hầu hết trẻ nhỏ không thể thức lâu hơn 2 giờ. Vì vậy nếu bạn cho trẻ ngủ trễ hơn khung giờ này sẽ khiến trẻ mệt mỏi và gặp khó khăn khi đi ngủ.
- Tập cho trẻ biết ngày và đêm: Một số trẻ có hiện tượng ngủ ngày thức đêm, đến giờ mọi người đi ngủ thì trẻ lại thức do đó bạn hãy giúp trẻ làm quen được với ngày và đêm sớm như ban ngày bạn hãy nói chuyện nhiều với con để con thức vào ban ngày, ban đêm nếu bé tỉnh dậy bạn không nên nói chuyện với con, không mở thêm đèn và hạn chế tiếng ồn,... Làm như vậy chẳng bao lâu bé sẽ phân biệt được ngày và đêm và có những giấc ngủ như người lớn.
- Tìm dấu hiệu khiến bé mệt mỏi: Bé bứt tai, dụi mắt và trở nên cáu gắt hơn bình thường. Nếu bạn thấy những dấu hiệu này ở trẻ hay bất kỳ dấu hiệu buồn ngủ nào khác hãy cho bé đi ngủ.
- Tập cho bé ngủ một mình: Bạn có thể đặt con lên giường hoặc nôi khi bé có dấu hiệu buồn ngủ nhưng mắt vẫn đang lim dim để tạo cho bé có thể tự ngủ mà không cần ai ở bên.
Thiết lập thói quen khiến bé ngủ ngoan một mình
Chăm sóc nuôi dưỡng con cái là một quá trình dài, vì vậy cha mẹ hãy luôn là người đồng hành cùng con giúp con phát huy tốt thể chất cũng như tình thần.
Nếu bạn gặp khó khăn gì về vấn đề sức khỏe của con hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và đừng quên theo dõi website amanoenzym.com để cập nhật các thông tin hữu ích về sức khỏe cho con và cả gia đình bạn.
->> Xem thêm: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
->> Xem thêm: Trẻ bú xong không chịu ngủ phải làm sao