Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ mẹ nên biết để có hướng giải quyết đúng
Dính thắng lưỡi ở trẻ là tình trạng phần lưỡi bên dưới của trẻ bị dính lại khiến cho cử động của lưỡi gặp khó khăn. Một số trẻ sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói, khả năng ăn của bé,... Dính thắng lưỡi gây nhiều tác hại đối với trẻ. Vậy hãy cùng Amano tìm hiểu về triệu chứng, tác hại cũng như cách thức điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ là gì nhé. Ngoài ra bài viết cũng sẽ cho các mẹ những hình ảnh chân thực nhất về dính thắng lưỡi ở trẻ để mẹ có thể phát hiện xem con mình có đang bị hay không nhé.
1. Dính thắng lưỡi ở trẻ là gì?
Dính thắng lưỡi ở trẻ là tình trạng phần mô ở bên dưới đầu lưỡi gắn với sàn miệng quá ngắn, quá dày hoặc bị dính quá chặt khiến cho cử động phần lưỡi bé bị hạn chế. Đây được coi là một dị tật bẩm sinh, gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Dính thắng lưỡi ở trẻ là gì?
Yếu tố di truyền có liên quan một phần đến hình thành việc dính thắng lưỡi ở trẻ. Đa số các trường hợp thì phần đầu lưỡi sẽ dần dần tách ra và bớt dính vào phần sàn miệng hơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp thì không bình thường được sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn và nói của bé
2. Triệu chứng dính thắng lưỡi ở trẻ là như thế nào
Triệu chứng dính thắng lưỡi ở trẻ bao gồm:
- Trẻ khó di truyển lưỡi từ bên này sang bên kia trong việc nhai và nói
- Trẻ khó nâng lưỡi lên răng trên, khó đẩy lưỡi vượt qua răng ở bên dưới
- Lưỡi trẻ trông ngắn hơn
- Đầu lưỡi của bé bị chẻ giống như hình trái tim
Triệu chứng dính thắng lưỡi ở trẻ là như thế nào
3. Tác hại của dính thắng lưỡi ở trẻ
Tác hại của tình trạng này tùy thuộc vào mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ. Dính thắng lưỡi sẽ gây ra một số tác hại như sau:
- Trẻ hay giật mình và tỉnh dậy khi ngủ
- Trẻ bú sữa mẹ khó khăn hơn, khó khăn trong việc nhai nhuốt thức ăn
- Bé sẽ bị nói ngọng, phát âm một số chữ cái không được chuẩn
- Ảnh hưởng đến việc chơi các dụng cụ sử dụng miệng
- Ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai răng ở bên dưới
- Mẹ có con bị dính thắng lưỡi có thể bị đau núm vú, viêm vú,...
Tác hại của dính thắng lưỡi ở trẻ
4. Điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ như thế nào
Như đã nói ở bên trên, hầu hết những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi đều có thể tự tách ra và hồi phục khi trẻ lớn lên.
Nếu tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng nói và sự phát triển của bé sau này thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tiểu phẩu cắt bớt phần dính thắng lưỡi.
Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi sẽ được sử dụng kéo vô trùng hoặc tia laser. Đây là một phương pháp đơn giản mà an toàn không quá phức tạp. Tiểu phẩu này được diễn ra một cách nhanh chóng và rất ít khi xảy ra biến chứng.
Điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ như thế nào
5. Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ
Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ
5.1 Dính thắng lưỡi ở trẻ mức độ nhẹ
Đây là tình trạng nhẹ nhất. Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ sẽ từ 12 đến 16 mm.
Dính thắng lưỡi nhẹ thường sẽ không ảnh hưởng đến khả năng ăn và việc nói của trẻ. Khi lớn lên sẽ tự hết. Mẹ không cần phải quá lo lắng khi con bị dính thắng lưỡi nhẹ.
5.2 Dính thắng lưỡi ở trẻ mức độ trung bình
Trẻ bị dính thắng lưỡi trung bình sẽ bị từ 8 đến 11mm.
Khi bé bị dính thắng lưỡi trung bình cử động của bé sẽ khó khăn hơn. Ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ăn và nói của trẻ.
5.3 Dính thắng lưỡi ở trẻ mức độ nặng
Trẻ dính thắng lưỡi nặng từ 3 đến 7 mm.
Dính thắng lưỡi nặng ảnh hưởng rất nhiêu đến khả năng ăn nói và phát triển của bé sau này. Đa số, trẻ bị dính thắng lưỡi nặng đều được chỉ định phẫu thuật.
Gọi ngay hotline để nhận được tư vấn từ các dược sĩ chuyên môn 0929197777
Tham khảo thêm những bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây
Uống C sủi có tác dụng gì? Uống C sủi có tốt không
Bổ sung siro vitamin C cho bé biếng ăn, sức đề kháng kém