Trẻ đái dầm khi ngủ mẹ không giải quyết ngay hậu quả khó lường
Trẻ đái dầm khi ngủ là tình trạng của rất nhiều bé. Nhưng nếu không được hiểu và xử lý đúng cách thì sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng. Khi trẻ đái dầm với tần xuất dày đặc và lượng nước tiểu mỗi lần đi của bé nhiều thì có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe và mẹ cần đưa bé đi khám nhé. Bài viết dưới đây hãy cùng Amano tìm hiểu nguyên nhân cũng như khi nào nên đưa bé đái dầm đi khám mẹ nhé
1. Trẻ đái dầm khi ngủ là tình trạng như thế nào?
Đái dầm khi ngủ là tình trạng tiểu tiện không tự chủ được khi ngủ trưa hay ngủ tối. Thường xảy ra ở 10% các bé ở độ tuổi từ 5-6 tuổi. Những độ tuổi khác cũng có đái dầm nhưng thường ít hơn. Hiện tượng đái dầm khi ngủ thường xảy ra vào ban đêm khi bé có một giấc ngủ dài. Nhưng nó có thể xuất hiện vào bất kì thời gian nào trong ngày kể cả những giấc ngủ ngắn của bé.
Trẻ đái dầm khi ngủ mẹ không giải quyết ngay hậu quả khó lường
Nếu bé đái dầm vào cả lúc bé thức thì hiện tượng này thường sẽ là hiện tượng bệnh lý. Đái dầm khi ngủ và khi thức là hai tình trạng khác nhau mẹ không nên coi hai tình trạng này la giống nhau.
Ở giai đoạn từ 0-3 tuổi em bé chưa chủ động được hành động của mình nên đái dầm là chuyện rất bình thường. Nhưng khi bé lớn hơn lên đến 5-7 tuổi mà bé vẫn đái dầm liên tục thì mẹ nên xem xét lại xem bé có đang mắc bệnh gì không mẹ nhé.
2. Nguyên nhân trẻ đái dầm khi ngủ là gì?
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đái dầm ở trẻ. Một trong số đó có thể là bàng quang của bé chưa phát triển toàn diện nên khả năng chứa nước tiểu còn hạn chế.
Nguyên nhân trẻ đái dầm khi ngủ là gì?
- Một số nguyên nhân khác như khi đi ngủ hormon chống bài niệu giảm tiết. Vì thế khiến bé bị đái dầm không tự chủ.
- Đái dầm cũng có thể do tâm lý: Như bé bị mẹ quát mắng đánh, đi học bé bị căng thẳng trên lớp,... Khi đêm về bé sẽ dễ nằm mơ và dẫn đến tình trạng đái dầm.
- Đái dầm do di truyền: Tuy trường hợp này khá ít nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đái dầm ở bé.
- Nguyên nhân chiếm rất ít ở bé là bé bị nhiễm trùng đường niệu, sỏi, hoặc bé bị nhiễm kí sinh trùng như giun, sán, bé bị táo bón cũng có thể là nguyên nhân gây ra đái dầm ở trẻ.
3. Mẹ dựa vào những dấu hiệu nào chẩn đoán trẻ đái dầm khi ngủ
Mẹ dựa trên những dấu hiệu sau để có thể nói lại với bác sĩ khi được hỏi về tình trạng đái dầm của bé
Mẹ dựa vào những dấu hiệu nào chẩn đoán trẻ đái dầm khi ngủ
- Bé tự dậy đi tiểu hay tiểu trên giường
- Bé hay đái dầm bao nhiêu lần/ ngày. Xuất hiện tình trạng lâu chưa
- Lượng nước tiểu mỗi lần đái dầm nhiều hay ít.
- Bé có đang được sử dụng thuốc gì hay không.
- Gia đình có ai bị đái dầm như vậy hay không.
- Bé có gặp vấn đề tâm lý gì hay không. Có bị bố mẹ hay cô giáo quát mắng không.
4. Giúp hết trẻ đái dầm khi ngủ mẹ nên làm gì?
Giúp hết trẻ đái dầm khi ngủ mẹ nên làm gì?
4.1 Trẻ đái dầm khi ngủ mẹ điều chỉnh hành vi bé
- Mẹ nhắc nhở bé đi tiểu trước khi đi ngủ
- Đêm mẹ có thể gọi bé và hỏi bé có đang buồn tiểu hay không rồi đưa con đi tiểu
- Không sử dụng tã bỉm cho bé nhất là đối với những trẻ đã lớn
- Thay tấm lót nệm cho bé để tránh mùi hôi
- Không trêu chọc bé khi bé bị đái dầm vì có thể gây ảnh hưởng tâm lý bé
- Nhắc bé thay quần áo khi đái dầm và vệ sinh cá nhân.
4.2 Trẻ đái dầm khi ngủ mẹ điều chỉnh động cơ bé
- Giúp bé luyện tập bàng quang nếu bé có dung tích bàng quang nhỏ hơn so với tuổi.
- Hãy tuyên dương khích lệ bé mỗi khi bé không đái dầm
- Giúp bé luyện tập cách giữ nước tiểu lâu hơn vào ban ngày. Đương nhiên việc này không quá lâu vì nếu nhịn tiểu lâu sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.
Gọi ngay hotline để nhận được tư vấn từ chuyên gia 0929197777
Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây
Trẻ khóc dạ đề là như thế nào? Mẹ phải làm sao khi con khóc dạ đề?