Giỏ hàng
banner

Cho trẻ ngủ muộn rất tai hại, mẹ thay đổi ngay còn kịp

Nhiều mẹ có con nhỏ chỉ chăm chăm vào khoản dinh dưỡng mà quên rằng giấc ngủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thực tế cho thấy trẻ con đang có xu hướng thức khuya hơn do thói quen và cách chăm sóc chưa đúng của cha mẹ. Trẻ ngủ muộn sẽ bỏ lỡ khung giờ vàng để tăng trưởng và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 

trẻ ngủ muộn có sao không

Trẻ ngủ muộn rất tai hại, mẹ thay đổi ngay còn kịp

Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và thư giãn. Đối với trẻ, đây còn là thời điểm diễn ra sự tăng trưởng mạnh nhất. Vậy nếu con bạn thường xuyên đi ngủ muộn sau 11h, điều này có hại như thế nào?

Tác hại khi trẻ ngủ muộn

- Chậm phát triển chiều cao

Ngoài yếu tố di truyền, giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Nguyên nhân là do khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ sản sinh 1 loại hormon tăng trưởng, giúp trẻ tăng chiều cao. Theo các chuyên gia, loại hormon này được tiết ra từ khoảng 10h đêm đến 1h sáng khi trẻ đang ngủ sâu. Do đó, thường xuyên đi ngủ muộn dẫn tới lượng hormon ít, trẻ sẽ khó mà cao được.

trẻ ngủ muộn có sao không

Trẻ chậm phát triển chiều cao do thường xuyên ngủ muộn

- Ảnh hưởng đến khả năng học tập

Giấc ngủ giúp não bộ thư giãn và củng cố khả năng ghi nhớ. Nghiên cứu trên 10.000 trẻ 7 tuổi của Giáo sư Amanda Sarker, Đại học London cho thấy những trẻ thường xuyên đi ngủ sau 9h tối có khả năng đọc và tính toán kém hơn. Như vậy việc đi ngủ muộn về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và khả năng học tập của trẻ.

- Sức đề kháng giảm đi

Ngủ sâu là không chỉ là thời điểm cơ thể phục hồi, mà còn sản xuất ra cytokine, một loại protein có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, một giấc ngủ tốt sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh. Ngược lại, ngủ muộn, ngủ không sâu sẽ làm giảm số lượng các cytokine, dẫn tới sức đề kháng giảm đi. Trẻ vì thế mà dễ bị ốm vặt, cảm lạnh hơn.

- Dễ bị béo phì

Có thể mẹ sẽ bất ngờ khi việc trẻ đi ngủ muộn làm tăng nguy cơ béo phì. Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ đã cho kết quả những trẻ ngủ ít hơn 10h trên ngày có tỷ lệ béo phì cao gấp 3 lần so với những trẻ ngủ 12h trên ngày.

trẻ ngủ muộn có sao không

Trẻ ngủ ít có nguy cơ béo phì cao hơn

Giải thích về vấn đề này, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ càng thức nhiều sẽ càng tiết ra hormon kích thích cảm giác đói. Điều này dẫn tới việc trẻ muốn ăn nhiều hơn. Ngoài ra việc phát triển chiều cao bị ảnh hưởng cũng làm tăng nguy cơ trẻ thừa cân, béo phì.

Trẻ ngủ muộn do đâu?

Thời gian nằm trong bụng mẹ, ngày hay đêm đối với trẻ đều như nhau. Khi chào đời, trẻ vẫn chưa có khả năng phân biệt được các thời điểm trong ngày nên nhiều khi mẹ thấy con ngủ ngày cày đêm. Thói quen này có thể kéo dài cho đến khi trẻ được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên sau đó, việc trẻ đi ngủ muộn không phải do trẻ chưa thích ứng được với môi trường, mà đa phần do cách chăm sóc chưa đúng của cha mẹ. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp.

- Thói quen của người lớn

Trẻ được chăm sóc bởi người lớn, nên phần nào sẽ bị ảnh hưởng từ những thói quen của cha mẹ. Nếu bạn thường xuyên ngủ muộn, đừng hy vọng rằng con sẽ đi ngủ sớm. Thay vào đó, chúng sẽ thức cùng bạn. Và khi trẻ đã quen, rất khó để cha mẹ thay đổi.

trẻ ngủ muộn có sao không

Cha mẹ ngủ muộn thì trẻ cũng ngủ muộn

- Ngủ ngày quá nhiều

Trẻ sơ sinh cách 3-4 giờ lại đi ngủ, với tổng thời gian ngủ có thể lên tới 16 tiếng trên ngày. Từ 3 tháng trở đi, khi đã thích nghi được với điều kiện bên ngoài trẻ sẽ dần hình thành nhịp sinh học như người lớn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ vẫn duy trì thói quen cho trẻ ngủ ngày quá nhiều, thì đêm đến trẻ sẽ không buồn ngủ, và 1h sáng vẫn thức là chuyện bình thường. 

- Môi trường không phù hợp

Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ có thể khó đi vào giấc ngủ do thời tiết nóng hay lạnh quá, quần áo quá chật, tiếng ồn từ bên ngoài. 

- Trẻ bị thiếu chất

Thiếu một số vi chất thường liên quan đến giấc ngủ không sâu, trẻ khó ngủ, hay trằn trọc, giật mình. Ví dụ như sắt, canxi, vitamin D, magie. Những chất này tham gia vào điều hoà nhịp sinh học thông qua việc sản xuất các chất giúp trẻ cảm thấy buồn ngủ.

trẻ ngủ muộn có sao không

Trẻ thiếu chất cũng dẫn đến khó ngủ

>> Xem thêm Trẻ khó ngủ thiếu chất gì?

Giải pháp giúp trẻ đi ngủ đúng giờ

- Luyện cho trẻ đi ngủ đúng giờ

Thời điểm tốt nhất cho trẻ đi ngủ là 9h tối. Hàng ngày cứ đến khoảng này là tắt điện và thông báo cho trẻ biết đã đến giờ đi ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen. Tuy nhiên, cần lưu ý là trẻ sẽ chẳng chịu ngủ nếu mọi người bên cạnh vẫn thức. Do đó, mẹ nên để trẻ ngủ ở phòng riêng.

- Không cho trẻ chơi nhiều trước giờ đi ngủ

Trước giờ đi ngủ mà hoạt động nhiều hay xem điện thoại sẽ nhanh chóng khiến trẻ qua cơn buồn ngủ. Và để chờ đến cơn tiếp theo chắc sẽ mất cả buổi tối đấy mẹ ạ. Thế nên sắp đi ngủ rồi thì không nên cho trẻ chơi đùa nhiều.

trẻ ngủ muộn có sao không

Không cho trẻ xem điện thoại trước giờ đi ngủ

- Không cho trẻ ngủ ngày quá nhiều

Giảm bớt thời gian ngủ ngày là cách hiệu quả để trẻ buồn ngủ vào ban đêm. Mới đầu trẻ chưa quen sẽ hay ngủ gà ngủ gật, mẹ hãy dành thời gian chơi với con và bày trò cho con hoạt động để đập tan cơn buồn ngủ nhé.

- Để trẻ ngủ trong môi trường thoải mái

Để trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn, mẹ cần đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, khoảng 26-28 độ C. Chú ý mặc quần áo cho trẻ thoải mái, không quá chật. Cũng cần tránh gây tiếng ồn để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

- Hát ru hoặc sử dụng tiếng ồn trắng

Những bài hát ru hay tiếng ồn trắng sẽ có tác dụng đưa trẻ đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Tiếng ồn trắng là một loại âm thanh tương tự những gì trẻ nghe được khi ở trong bụng mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy quen thuộc, an toàn để bắt đầu giấc ngủ.

trẻ ngủ muộn có sao không

Hát ru hoặc sử dụng tiếng ồn trắng giúp trẻ dễ ngủ

>> Xem thêm Tiếng ồn trắng giúp bé ngủ ngon, mẹ đã biết chưa? 

- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

Thiếu chất có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Do đó, mẹ cần đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ đang cho con bú nên ăn uống tốt để có nhiều sữa. Trẻ ăn bổ sung cần đa dạng, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Nếu trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá, chậm hấp thu, biếng ăn thì có thể sử dụng thêm men tiêu hoá, men vi sinh và các vi chất thiếu yếu để hỗ trợ trẻ ăn tốt, hấp thu tốt dinh dưỡng từ thức ăn.

>> Xem thêm Trẻ tiêu hoá kém do đâu và cần làm gì để cải thiện?

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!