Trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón phải làm sao?
Trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khiến cho bậc cha mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Và táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi khi bước sang giai đoạn ăn dặm là tình trạng khá phổ biến. Vậy nguyên nhân nào khiến cho trẻ bị táo bón? Cha mẹ có thể khắc phục tình trạng trên bằng cách nào?
Trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón – nguyên nhân do đâu?
Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ mới chuyển sang chế độ ăn dặm thì nguy cơ xuất hiện tình trạng này lại cao hơn. Nó có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau, bao gồm:
Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Thông thường, chế độ ăn dặm có thể áp dụng đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, thời điểm cho trẻ ăn dặm cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi trẻ. Trong một số trường hợp, khi trẻ chưa sẵn sàng ăn dặm mà cha mẹ đã vội vàng cho trẻ tập ăn, có thể khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ gặp tình trạng quá tải, dẫn đến tình trạng táo bón.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Hệ tiêu hóa của trẻ đáp ứng kém với đồ ăn dặm
Trước 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa chưa hoạt động quá nhiều, trẻ nhỏ chủ yếu được cung cấp dưỡng chất thông qua sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức, là những dạng sữa lỏng đảm bảo an toàn và rất dễ tiêu hóa.
Trẻ trên 6 tháng tuổi được khuyến cáo chuyển sang giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa được làm quen với một số loại thực phẩm khác ngoài sữa như bột, bánh, cháo,... khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa gặp một số vấn đề, chưa thể thích nghi ngay lập tức. Đồng thời, thức ăn dặm cũng có thể chất đặc hơn so với sữa, khiến cho trẻ dễ gặp tình trạng táo bón hơn.
Thực đơn ăn dặm chưa phù hợp
Đặc điểm tiêu hóa của mỗi trẻ có sự khác biệt nhất định, nên việc điều chỉnh thực đơn ăn dặm đối với từng trẻ là vô cùng cần thiết. Một số loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng táo bón khi sử dụng quá nhiều cho trẻ 6 tháng tuổi cha mẹ cần lưu ý bao gồm:
Trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón phải làm sao?
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo tẻ, ngô,...
- Các dạng bánh ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, cà rốt,...
- Sữa bò, các sản phẩm làm từ sữa gồm phomai, bánh pudding, pancake,...
- Một số loại quả như chuối, lê, việt quất, đặc biệt là chuối chưa chín kỹ.
Bên cạnh đó, chế độ ăn không cung cấp đủ rau củ, chất xơ cũng khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém, dễ gây táo bón.
Trẻ ít bú mẹ
Một số cha mẹ cho rằng thực đơn ăn dặm có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của bé nên thường cho bé ăn dặm nhiều, giảm số lượng sữa bé bú mẹ khi bé bắt đầu ăn dặm. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ dưới 1 tuổi hơn bất cứ loại thực phẩm nào, giúp cung cấp nước, kháng thể cũng như nhiều loại enzym giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Thiếu hoặc bổ sung quá ít sữa mẹ trong giai đoạn ăn dặm khiến khả năng tiêu hóa của trẻ giảm sút, dễ gây táo bón hơn.
Trẻ ít bú mẹ
Không cho trẻ uống đủ nước
Khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm, chế độ ăn không bổ sung đủ nước có thể gây ra tình trạng phân khô cứng, dễ dẫn đến tình trạng táo bón, đi ngoài khó khăn cho trẻ nhỏ.
Sữa công thức pha quá đặc
Trên thực tế, khi cho trẻ ăn dặm, một trong những sai lầm của mẹ là pha sữa quá đặc cho trẻ để tăng thêm lượng sữa, hoặc pha trộn nhiều loại sữa cùng lúc, khiến hệ tiêu hóa trẻ không kịp thích nghi, phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến quá tải, gia tăng nguy cơ táo bón, các dưỡng chất trong sữa cũng không được hấp thu đầy đủ.
Một số trường hợp trẻ có thể bị táo bón do các nguyên nhân không phổ biến khác như sự thay đổi tâm lý ở trẻ, cách thức chế biến thức ăn dặm của mẹ chưa phù hợp, hoặc do một số bệnh lý như sa trực tràng,... Do đó, cha mẹ cũng cần theo dõi và quan sát chế độ ăn, sinh hoạt và biểu hiện của trẻ, tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây táo bón.
Trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón có những biểu hiện nào?
Để nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ trong giai đoạn mới cho trẻ ăn dặm, cha mẹ có thể quan sát và căn cứ vào một số dấu hiệu sau đây:
Đặc điểm phân
Phân trẻ khi bị táo bón thường có dạng tròn nhỏ, thể chất khô cứng, nứt bề mặt, trông giống phân dê, có thể có tình trạng són phân, mùi thường khó chịu do thức ăn tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý màu sắc phân, khi phân có lẫn vệt máu bên ngoài có thể là dấu hiệu của việc nứt kẽ hoặc rách hậu môn.
Quấy khóc bất thường
Khi bị táo bón, do phân khô cứng và vón cục trong khi cơ ruột của trẻ còn yếu, sức rặn của trẻ cần tăng nhiều hơn bình thường để đẩy phân ra ngoài, có thể khiến mặt trẻ đỏ bừng, gồng mình, căng thẳng khi đi ngoài. Trẻ thường quấy khóc, cáu kỉnh hoặc la hét khi rặn, bồn chồn, có thể thôi quấy sau khi đi ngoài ra nhiều phân.
Trẻ quấy khóc bất thường
Tần suất đi ngoài
Thông thường, trẻ trên 6 tháng tuổi có số lần đi ngoài giảm dần so với thời kỳ bú mẹ hoàn toàn, khoảng 2 – 3 ngày/lần. Do vậy, khi trẻ đi ngoài dưới 2 lần/tuần có thể là dấu hiệu của tình trạng táo bón.
Trẻ biếng ăn, khó tiêu
Thức ăn trong cơ thể bị tích tụ không thải ra bên ngoài khiến cho trẻ bị chướng bụng, đầy bụng, khi đặt tay lên có thể cảm nhận thấy bụng hơi căng cứng. Tình trạng táo bón cũng khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc vô cớ, không chịu ăn, lâu ngày dẫn đến biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Trẻ biếng ăn, khó tiêu
Giải pháp loại bỏ hoàn toàn táo bón cho trẻ ăn dặm
Để hạn chế và chấm dứt hoàn toàn tình trạng táo bón trong thời kỳ ăn dặm, cha mẹ nên cân nhắc áp dụng các nguyên tắc dưới đây:
Lựa chọn chính xác thời điểm ăn dặm
Tùy theo nhu cầu của trẻ, cha mẹ nên cho con bắt đầu ăn dặm khi có các dấu hiệu như:
- Trẻ tự ngồi ăn, tự đưa thức ăn vào miệng.
- Trẻ hào hứng khi được đưa thức ăn.
- Trẻ thường nhóp nhép mỗi khi nhìn thấy thức ăn.
Đồng thời, mẹ nên xây dựng thời gian biểu ăn dặm cho bé. Cho bé ăn đúng giờ giúp bé làm quen với nhịp sinh học và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Lựa chọn chính xác thời điểm ăn dặm
Thay đổi thực đơn và cách chế biến hợp lý
- Đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cần hạn chế các dạng thực phẩm quá rắn hoặc đặc, khó tiêu, nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng mềm để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần với thức ăn mới.
- Thực đơn ăn dặm nên chứa nhiều rau xanh, củ quả bổ sung chất xơ được nghiền nát nấu cùng với bột hoặc cháo. Một số loại thực phẩm có thể dùng để thay đổi thực đơn cho trẻ hàng ngày như bí, súp lơ; bơ, táo, đào; ngũ cốc nguyên hạt; thịt lợn, cá, gà, bò,...
- Nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm quá giàu chất đạm, thay vào đó, cha mẹ có thể bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa trẻ như các dạng men tiêu hóa để hạn chế táo bón.
- Cha mẹ cũng nên chú ý áp dụng từng món mới để tránh tình trạng bé bị dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa khi ăn quá nhiều thực phẩm cùng lúc. Lượng thức ăn cũng nên được cân nhắc tùy thuộc vào nhu cầu và đặc điểm hệ tiêu hóa của từng trẻ.
Thay đổi thực đơn ăn dặm và cách chế biến hợp lý
Bổ sung các chế phẩm chứa lợi khuẩn
Lợi khuẩn được bổ sung vào cơ thể có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa cho trẻ
Mẹ có thể tăng cường các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn vào thực đơn ăn dặm cho bé như sữa chua, nấm sữa kefir, một số loại phomai,... Mẹ nên cho bé ăn với lượng nhỏ mỗi ngày để phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé
Tuy nhiên, táo bón kéo dài có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, cáu bẳn và biếng ăn. Lúc này, men vi sinh sẽ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng trên. Men vi sinh giúp bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột cho cơ thể, tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng, giải quyết các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ như đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,... Đồng thời, men vi sinh cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
Bổ sung các chế phẩm chứa lợi khuẩn
Xem thêm: Giải pháp cho trẻ thường xuyên bị táo bón