Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu mẹ phải làm sao? Tư vấn từ bác sĩ
Tùy theo độ tuổi, từng giai đoạn phát triển, cũng như phụ thuộc nhiều vào khẩu phần ăn uống hàng ngày, trẻ thường đi ngoài với số lần và đặc điểm thể chất phân khác nhau. Các bậc cha mẹ cũng thường xuyên căn cứ vào những đặc điểm đó để sơ bộ xác định xem hệ tiêu hóa của bé có đang hoạt động bình thường hay không. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu, cũng như điểm qua một số lời khuyên từ các chuyên gia để khắc phục vấn đề này.
Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu mẹ phải làm sao? Tư vấn từ bác sĩ
Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu là một trong những tình trạng trẻ có thể dễ dàng gặp phải, thường gặp nhất ở đối tượng trẻ sơ sinh. Nhóm trẻ này thường đi ngoài phân lỏng hoặc rất loãng, hầu như chỉ có nước, kèm theo đó là một số biểu hiện như đau bụng, sợ đi ngoài, quấy khóc ở trẻ. Đó rất có thể là dấu hiệu để cha mẹ nhận biết một số bệnh lý đường tiêu hóa mà trẻ đang gặp phải, cụ thể như:
1. Đi ngoài có nhầy là dấu hiệu khi trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ mới bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, việc thay đổi dạng thức ăn đột ngột khiến cho bé chưa kịp thích nghi, đi kèm theo đó, bé dễ bị quấy khóc, bỏ bữa, chán ăn, đau bụng và xuất hiện các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như đi ngoài ra phân có màu nâu, dính nhiều chất nhầy. Tình trạng này hầu như sẽ được cải thiện khi bé dần làm quen với các loại thực phẩm mới nên mẹ không cần quá lo lắng.
Đi ngoài có nhầy là dấu hiệu khi trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa
2. Bé bị kiết lỵ gây ra đi ngoài dính nhầy nâu
Đây là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ, nguyên nhân xuất phát từ sự xâm nhập của ký sinh trùng, vi khuẩn vào đường ruột. Các tác nhân này sẽ kích thích bài tiết độc tố làm tổn thương niêm mạc tiêu hóa, khiến cho trẻ đi ngoài liên tục ra phân có dính nhầy, phân có thể có màu nâu hoặc đỏ do dính máu. Kèm với đó, trẻ thường có biểu hiện đau bụng, sốt từng cơn, đau rát hậu môn,...
Bé bị kiết lỵ gây ra đi ngoài dính nhầy nâu
3. Bé bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm khiến phân lẫn chất nhầy
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm E.coli đường tiêu hóa, khiến trẻ đi ngoài phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm theo chất nhầy màu nâu dính trong phân, trẻ cũng có thể bị sốt, có dấu hiệu nôn mửa, mệt mỏi do mất nước.
Bé bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm khiến phân lẫn chất nhầy
4. Các bệnh lý đường tiêu hóa khác làm trẻ đi ngoài có nhầy
Trẻ có thể bị lồng ruột cấp tính: có tỷ lệ mắc phải cao hơn ở trẻ từ khoảng 4 – 9 tháng tuổi, là tình trạng gặp phải khi trẻ có đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào phía bên trong của một đoạn ruột khác khiến trẻ đau bụng dữ dội kèm đi ngoài dính nhầy lẫn máu trong phân. Nếu vấn đề này không được phát hiện và khắc phục kịp thời, trẻ có thể bị tắc ruột hoặc mắc các biến chứng nguy hiểm khác.
Trẻ bị táo bón hoặc nứt kẽ hậu môn, gây ra tình trạng đau rát khi đi ngoài, chảy máu hậu môn, máu dính vào phân kèm với nhầy gây đổi màu phân khi trẻ đi đại tiện.
Viêm đại tràng hoặc polyp trực tràng: là vấn đề hiếm gặp hơn ở trẻ, khi niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng bị tổn thương, khiến cho việc đi ngoài của trẻ gặp khó khăn, mỗi lần đi ngoài trẻ thường có cảm giác đau rát hậu môn, phân có dính nhầy, dính máu,...
Các bệnh lý đường tiêu hóa khác làm trẻ đi ngoài có nhầy
Mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu?
Nhiều cha mẹ thường chủ quan khi trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu, tuy nhiên nếu vấn đề này không được phát hiện và xử lý sớm, đúng cách có thể gây ra ảnh hưởng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số lưu ý mà các bác sĩ dành cho mẹ khi trẻ nhỏ gặp phải tình trạng nêu trên:
- Quan trọng nhất, cha mẹ cần chú ý quan sát kỹ các biểu hiện kèm theo của trẻ để có thể kịp thời phát hiện và xử lý. Nếu tình trạng bé đi ngoài kèm dính nhầy trong phân chi diễn ra trong vòng 1 – 3 ngày sau đó tự hết, mẹ có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, các biểu hiện trên nếu diễn ra trong thời gian dài, trẻ bị sốt hoặc đau bụng quặn từng cơn, liên tục đi ngoài ra máu thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
- Không tự ý cho bé sử dụng các loại thuốc đau bụng, thuốc kháng sinh khi chưa tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc các dược sĩ, bác sĩ.
- Mẹ cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn của bé cho hợp lý, cụ thể như:
Đảm bảo nguyên tắc cho trẻ ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế thức ăn sống làm trẻ đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc
Cho bé uống nhiều nước khi bé đi ngoài nhiều lần trong ngày để giảm nguy cơ mất nước gây suy kiệt cơ thể.
Cho trẻ sử dụng các loại hoa quả tươi để tăng cường đề kháng, hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa làm nặng hơn tình trạng đi ngoài.
Hạn chế dùng các thức ăn khó tiêu hóa hoặc đồ ăn quá nhiều dầu mỡ khi trẻ bị đau bụng, bởi nó có thể làm trẻ đi ngoài nặng hơn, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cần đảm bảo môi trường xung quanh của bé được vệ sinh sạch sẽ, chú ý cho bé vệ sinh tay chân đúng cách trước mỗi bữa ăn.
- Mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng một số dạng sản phẩm hỗ trợ chức năng tiêu hóa như men vi sinh bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé để làm giảm nguy cơ trẻ mắc phải các rối loạn đường ruột gây đi ngoài.
Mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu?
Men vi sinh Amano Enzym Gold – giải pháp cho trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu
Amano Enzym Gold là sản phẩm men vi sinh bào chế dạng cốm, có nguồn gốc từ Nhật Bản, với các thành phần dưỡng chất chính bao gồm:
Lợi khuẩn chủng Bacillus cùng với tinh chất men bia chứa khoảng 20 tỷ tế bào sống Saccharomyces cerevisiae: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định hoạt động đường tiêu hóa, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Nhóm các men tiêu hóa Lipase, Protease,..: hỗ trợ phân giải thức ăn và hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn, giảm gánh nặng đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ.
Các vitamin nhóm B, vitamin D cùng với khoáng chất Calci, Kẽm: hỗ trợ cải thiện và tăng cường sức đề kháng, nâng cao hiệu quả miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Sản phẩm thích hợp dùng cho các đối tượng như:
Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài bất thường, đi ngoài dính nhầy trong phân
Bé bị táo bón, loạn khuẩn đường ruột, tiêu hóa kém gây đầy chướng bụng
Bé hay ốm vặt, sức đề kháng yếu.
Liều dùng: thay đổi theo độ tuổi của trẻ:
Trẻ trên 3 tuổi: mỗi lần 1 gói, uống 1 – 3 lần/ngày
Trẻ từ 2 – 3 tuổi: mỗi ngày 1 gói
Men vi sinh Amano Enzym Gold – giải pháp cho trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu
Sản phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì sử dụng trong từ 1 – 2 tháng liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy do đâu? Mẹ cần làm gì để khắc phục?
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY