Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh gì
Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở đường tiêu hóa. Do đó khi thấy dấu hiệu đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy bạn nên lưu ý và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh gì, hãy cùng chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.
1.Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh gì?
Mỗi kiểu đau bụng sẽ cho biết các loại bệnh lý khác nhau mà bạn đang mắc phải. Với đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy có thể là sự biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như:
1.1.Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy có thể mắc bệnh tiêu chảy mãn tính
Đau bụng tiêu chảy dường như là một vấn đề tưởng chừng đơn giản tuy nhiên nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu kéo dài tình trạng này và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh có triệu chứng đi ngoài liên tục với phân lỏng, có thể lẫn máu.
Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh gì
Và đôi thi sẽ kèm theo các cơn đau bụng quặn gây nên cảm giác khó chịu. Tình trạng này nếu không được điều trị mà để kéo dài trên 4 tuần có thể gây ra thêm tình trạng nôn mửa, chán ăn, sốt,...
1.2.Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy có thể do rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa có thể là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta khi mà chúng ta sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp hay là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó đang sử dụng. Để xác minh rõ rối loạn tiêu hóa do đâu, bạn cần theo dõi các biểu hiện của triệu chứng, diễn biến đau như thế nào, đau bụng dưới âm ỉ kèm đi ngoài không để có thể nhận được tư vấn chẩn đoán chính xác của bác sĩ.
Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa
1.3.Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh polyp đại tràng
Polyp đại tràng thực chất là xuất hiện một vài khối u nhỏ lành tính ở trong lòng ruột gây nên các triệu chứng như đau bụng quặn, tiêu chảy, táo bón trong khoảng thời gian dài, có thể tiêu chảy ra máu,...Nguyên nhân gây ra bệnh này phần lớn là do chế độ ăn không hợp lý nhiều chất đạm và chứa ít chất xơ quá, hoặc hay uống rượu bia, hút thuốc, thừa cân,...Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì đây là một khối u lành tính và vớ kích thước nhỏ. Bạn cần phát hiện sớm để điều trị để tránh khối u to lên và dẫn đến ung thư đại tràng.
Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy do các khối polyp
1.4.Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy có thể do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Vi khuẩn đường ruột có chức năng bảo vệ hệ tiêu hóa của chúng ta giúp chúng ta ăn ngon miệng tăng hấp thu các chất dinh dưỡng. Nhưng khi bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột tức là tăng số vi khuẩn có hại lên và giảm số vi khuẩn có lợi đi thì sẽ dẫn đến mất cân bằng gây nên các chứng rối loạn tiêu hóa, không hấp thu được thức ăn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc phân sống, đau bụng quặn, và một loạt các triệu chứng khó chịu khác nữa.
1.5. Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy có thể do mắc các bệnh ung thư đại trực tràng
Ở những người mắc bệnh ung thư đại trực tràng thường xuất hiện triệu chứng trên đau bụng quặn từng cơn, ậm ạch đầy hơi, đi ngoài lúc táo lúc lỏng, phân có thể lẫn máu và nhầy, tiêu chảy kéo dài. Với các dấu hiệu như này bạn nên đi khám bác sĩ kịp thời để được điều trị sớm.
1.6.Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy do viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng là tình trạng thường xảy ra ở ruột già khi nó bị nhiễm khuẩn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm khuẩn. Bệnh này được chia làm 2 mức độ là cấp tính và mãn tính. Người mắc bệnh này sẽ có triệu chứng đau quặn ở vùng xương chậu hoặc hạ sườn và đi ngoài liên tục, phân lỏng, có nhầy máu. Do đó khiến toàn thân mệt mỏi, chán ăn, sốt, và sụt cân, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến ung thư đại tràng.
1.7. Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích thường xảy ra do sự thay đổi thói quen ăn uống hoặc sau khi ăn đồ lạ, hay thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc có thể xảy ra khi đang dùng một số thuốc điều trị bệnh nào đó. Người mắc hội chứng này thường có triệu chứng như đau bụng quặn và khó chịu, tiêu chảy kéo dài, chướng bụng, phân lỏng chứa chất nhầy,...
Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích
2. Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy cần làm gì?
2.1. Biện pháp không sử dụng thuốc
Không dùng thuốc là biện pháp đầu tiên bạn nên nghĩ tới khi đau bụng tiêu chảy để có thể cải thiện tình trạng của bệnh. Một số biện pháp sau bạn có thể áp dụng:
-Bổ sung nước cho cơ thể:
Tiêu chảy khiến cơ thể bạn sẽ bị mất đi một lượng nước đáng kể. Do đó để không bị hao hụt nước và rối loạn điện giải trong cơ thể bạn cần tăng lượng nước hằng ngày lên, hoặc bổ sung oresol để bù nước và điện giải. Hoặc bạn có thể sử dụng cháo để cho dễ nuốt và cũng tăng thêm lượng nước cho cơ thể.
Bổ sung nước điện giải cho người đau bụng tiêu chảy
-Luyện tập thể dục thể thao cùng với chế độ nghỉ ngơi điều độ
Với những người đang bị đau bụng tiêu chảy thì thời gian nghỉ ngơi là vô cùng cần thiết để giúp triệu chứng đau quặn được thuyên giảm. Bên cạnh đó khi đã khỏe lại rồi bạn cũng cần luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Điều này rất hữu ích với sự phục hồi của cơ thể sau khi đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
-Uống trà hoa cúc thường xuyên
Trà hoa cúc là một loại nước uống được rất nhiều nhiều yêu thích bởi hương thơm dịu nhẹ của nó mang lại. Không những thế trà hoa cúc còn mang lại hiệu quả tuyệt vời trong điều trị và hỗ trợ các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa rất hiệu quả. Đặc biệt trà hoa cúc uống cùng với nước ấm sẽ giảm được trình trạng đau bụng tiêu chảy một cách hiệu quả. Trà hoa cúc còn có nhiều tác dụng khác nữa như an thần, thanh nhiệt giải độc, giảm các căng thẳng lo âu,...
Uống trà hoa cúc để làm giảm cơn đau bụng
-Thay đổi chế độ ăn uống để ngăn ngừa tình trạng đau bụng tiêu chảy
Đau bụng tiêu chảy phần lớn là do chế độ ăn uống của bạn đang chưa được hợp lý và khoa học. Vì vậy bạn nên chú ý và thay đổi chế độ ăn uống sao cho lành mạnh, lựa chọn các thực phẩm an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn đã hay bị đau bụng do bụng kém thì bạn nên tránh xa các loại thức ăn nhanh, đồ đóng hộp hay thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn tái chưa được nấu chín hay rượu bia, nước ngọt và cả các chất kích thích khác nữa.
Người đau bụng cần tránh các chất kích thích như rượu bia thuốc lá
2.2.Biện pháp sử dụng thuốc
Trong các trường hợp đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy mà nghiêm trọng hơn và cảm thấy khó chịu quá thì sử dụng thuốc là phương pháp giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Tùy vào từng nguyên nhân hay triệu chứng của bệnh mà sẽ có những thuốc sao cho phù hợp như thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm nhu động ruột, thuốc bảo vệ niêm mạc ruột, thuốc làm giảm triệu chứng chướng bụng đầy hơi,...
Các loại thuốc kể trên có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ gây đến rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột và nó chỉ có tác dụng lúc đó và rất dễ bị tái phát lại. Không chỉ vậy người dùng còn rất có thể đối diện với các tác dụng phụ của thuốc như dị ứng, suy gan,... khi dùng không đúng cách.
Khi bị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy bạn có thể sử dụng men tiêu hóa dưới dạng thực phẩm chức năng để bổ sung các lợi khuẩn cho đường tiêu hóa.
Amano Enzyme là một men tiêu hóa đến từ Nhật Bản được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP về chất lượng do đó hết sức an toàn với người sử dụng, kể cả trẻ nhỏ từ trên 6 tháng tuổi trở lên.
Amanoenzym men tiêu hóa cho người đau bụng tiêu chảy để có hệ tiêu hóa khỏe
Men tiêu hóa Amanoenzym giúp bổ sung lợi khuẩn dưới dạng bào tử có khả năng bảo vệ và sống sót được trong cả môi trường acid dạ dày hay dưới tác động của các loại kháng sinh hay thuốc dùng kèm. Do đó giúp ức chế hoạt động của các độc tố vi sinh vật, giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột làm cải thiện được các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng. Hơn thế nữa men tiêu hóa này còn được bào chế dưới dạng đa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis nên càng tăng cường khả năng bảo vệ đường tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể hơn.
Ngoài ra men tiêu hóa Amano Enzyme còn chứa các enzym tiêu hóa như amylase, protease,.. giúp sự phân giải thức ăn của những người đang bị bệnh hay chưa bị bệnh có thể dễ dàng hơi từ đó cũng giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa men vi sinh và enzym tiêu hóa để tăng cường hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó sản phẩm có bổ sung lactase đây là một loại enzym giúp phân giải được đường lactose. Rất nhiều người có thể bị đau bụng tiêu chảy vì không dung nạp được đường lactose.
Amano Enzyme cũng chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết để cung cấp cho cơ thể, do đó nó rất thích hợp cho những người mới ốm dậy sức khỏe còn yếu.
Với người chưa bị triệu chứng đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nên sử dụng men tiêu hóa để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa cho bạn, phòng chống các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
3. Chuyên gia khuyến cáo chế độ ăn uống cho người đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy
3.1.Những đồ nên ăn khi bị đau bụng tiêu chảy
Chế độ ăn cho những người đang bị đau bụng quặn kèm tiêu chảy cần được quan tâm và có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng tránh cho cơ thê bị bỏ bữa. Những thứ nên ăn là:
-Gạo và khoai tây: Đây là thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và các enzym tiêu hóa hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hơn nữa nó làm chắc phân giúp phân thành khuôn giảm tiêu chảy đi ngoài. Mặt khác nó cũng có hàm lượng chất xơ thấp khiến cho hệ tiêu hóa không cần hoạt động nhiều
-Thịt nạc như thịt gà, thịt lợn sẽ giúp bổ sung protein cho cơ thể, từ đó tăng năng lượng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
-Sữa đậu nành, sữa chua không chứa đường lactose: Khi bị tiêu chảy cơ thể sẽ khó tiêu hóa được đường lactose do đó bạn không nên uống các loại sữa này. Bên cạnh đó bạn nên bổ sung sữa chua nhưng không được chứa đường lactose hàng ngày để cung cấp và tăng cường các lợi khuẩn đường tiêu hóa, bảo vệ đường tiêu hóa, giúp hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy.
-Dầu thực vật: Các loại dầu thực vật được ưu tiên sử dụng như dầu oliu, dầu dừa bởi hương vị thơm ngon của nó và tác dụng giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy.
-Chuối: chuối là loại hoa quả được ưu tiên sử dụng cho người đau bụng tiêu chảy do đặc tính mềm và có thể làm dịu bào tử ruột ngay lập tức. Ngoài ra chuối cũng có hàm lượng kali lớn giúp bổ sung các chất điện giải cho cơ thể đang cần bù nước.
-Táo: Tương tự như chuối thì táo cũng là loại hoa quả có thể giúp cải thiện được tình trạng đau bụng tiêu chảy nhờ chứa lượng chất xơ hòa tan pectin lớn nên rất dễ tiêu hóa. Ăn 2-3 quả táo mỗi ngày giúp làm giảm được tình trạng tiêu chảy.
Ngoài ra bị tiêu chảy bạn nên bổ sung nước cho cơ thể, bạn có thể dùng nước chanh hoặc nước trái cây pha loãng một phần cũng giúp bổ sung vitamin và các chất điện giải kali, natri, khoáng chất từ trái cây cho người tiêu chảy.
3.2. Những đồ ăn cần hạn chế không nên ăn khi bị đau bụng tiêu chảy
-Nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô cứng khó tiêu hóa
-Không nên ăn rau sống, rau muống, rau cần, giá đỗ và những món ăn nhiều bã khó tiêu hóa nó sẽ kích thích cơ học đối với dạ dày, ruột, làm giảm co bóp gây nên tiêu chảy nhiều hơn.
-Không nên ăn củ cải, đậu tương hay hành sống bởi đó là những loại thực phẩm và gia vị sinh hơi, có tính kích thích.
-Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, nước có ga,...bởi nó sẽ kích thích mạnh lên đường tiêu hóa, tăng cảm giác khó chịu hơn.
-Các loại thực phẩm sống hay tái cũng cần được loại bỏ như tiết canh, nem chua, gỏi cá,...Cần tránh các thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng, hay mốc và lâu ngày.
Để dứt điểm điều trị cũng như phòng ngừa đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn sinh hoạt lành mạnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đồng thời đừng quên bổ sung men tiêu hóa để giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh.
Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia tư vấn miễn phí cũng như giúp bạn lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp cho bạn.
->>Xem thêm: Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em có nguy hiểm không?
->>Xem thêm: Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ do đâu, nên ăn gì ?