Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy nguyên nhân và cách xử lý từ bác sĩ
Rất nhiều mẹ có bé gặp phải tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy. Nhất là khi bé ở giai đoạn sơ sinh. Vậy tại sao lại có tình trạng như vậy. Khi trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hại đến sức khỏe của bé không và mẹ phải làm gì trong trường hợp này để giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để nghe chuyên gia tư vấn về vấn đề này nhé.
1.Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy là bệnh gì?
Hiện tượng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể là dấu hiệu cảnh báo của các căn bệnh nguy hiểm. Cho mẹ cha mẹ không được chủ quan trước tình trạng này của trẻ. Cần phải có những theo dõi kỹ càng để có những biện pháp xử lý kịp thời tránh xa tình trạng nguy hiểm.
Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy thông thường liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa. Có thể các bệnh như
Bệnh kiết lỵ
Đây là loại bệnh rất hay gặp ở trẻ em. Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do trẻ bị nhiễm trùng ở đường ruột do một số vi khuẩn hay ký sinh trùng gây nên. Nó có thể trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị sớm và kịp thời.
Trẻ em bị nhiễm ký sinh trùng đi ngoài ra máu và chất nhầy
Thông thường bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ sẽ chia làm hai loại:
- Kiết lỵ amip: Trẻ có biểu hiện đau bụng quặn từng cơn, có thể kèm với sốt nhẹ hoặc không sốt. Ngoài ra trẻ có thể đi ngoài nhiều lần trong một ngày và trong phân có thể kèm theo máu và nhầy.
- Kiết lỵ trực tràng: Trẻ em thường có biểu hiện sốt cao liên tục. Và bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, phân lỏng, đau rát vùng hậu môn và đi ngoài cũng ra máu và nhầy. Trẻ cũng muốn đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Trẻ em bị kiết lỵ đôi khi là do chế độ sinh hoạt hay chế biến thức ăn của trẻ đã không được sạch sẽ khiến tạo cơ hội cho vi khuẩn hay virus xâm nhập và cơ thể bé gây ra tình trạng trên.
Bệnh lồng ruột cấp tính ở trẻ em
Căn bệnh này thường gặp ở độ tuổi từ 4-9 tháng tuổi. Giai đoạn này bé đang bú sữa mẹ và bắt đầu được chuyển sang chế độ ăn dặm. Sự thay đổi này có thể khiến ruột bị co bóp thất thường nên khiến cho một đoạn ruột có thể bị lộn ngược rồi chui vào bên trong của đoạn ruột gần kề. Điều đó gây nên sự tắc nghẽn sự lưu thông trong đường ruột. Bé sẽ có biểu hiện đau bụng dữ dội, nôn mửa bỏ ăn và đi ngoài ra máu và nhầy,...
Bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời.
Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy do bị tiêu chảy nhiễm khuẩn
Đây là tình trạng có thể thường gặp ở trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch của trẻ còn yếu đang trong quá trình hoàn thiện. Nên dễ bị các vi khuẩn xâm nhập vào gây ra các bệnh đường ruột. Tình trạng này ở trẻ có thể kèm theo biểu hiện sốt, mót rặn, đau bụng quặn, và đi ngoài ra máu và nhầy,...
Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy do bị viêm đại tràng
Việc bé đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể liên quan đến bệnh viêm loét đại tràng. Nó gây những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như suy dinh dưỡng, tắc nghẽn ruột,...
Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy do viêm đại tràng
Đặc biệt trẻ có thể bị viêm ruột hoại tử nếu mà đi ngoài ra sợi máu. Đây là tình trạng nghiêm trọng và nó thường xảy ra với trẻ em bị sinh non.
Ngoài ra trẻ bị tổn thương vùng hậu môn như nứt hậu môn cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy.
Tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy nếu thấy trẻ vẫn phát triển tốt và hoạt động bình thường mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng để chắc chắn hơn mẹ vẫn nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám.
2.Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?
Trẻ em đi ngoài ra máu và nhầy mẹ sẽ thường thấy xuất hiện các đốm máu hoặc vệt dài máu hòa lẫn vào phân. Để xác định mức độ của nó có nguy hiểm không mẹ cần phải xác định mức độ chảy máu trong phân. Thì mới có thể xác định được đúng tình trạng của trẻ. Bởi điều này rất quan trọng, nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hay tính mạng của trẻ.
Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không
- Nếu trẻ em đi ngoài ra máu có rất ít cùng với chất nhầy trong phân thì đây là mức độ nhẹ. Mẹ có thể thấy bé vẫn hoạt động bình thường và khỏe mạnh
- Nếu trường hợp bé đi ngoài ra máu và chất nhầy với số lượng lớn hơn. Kèm theo đó là biểu hiện da nhợt nhạt mệt mỏi. Thì đây có thể chẩn đoán là mức độ nặng và bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.
3.Cách khắc phục trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy
Hiện tượng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể nhận định là vấn đề không hề đơn giản. Do vậy cha mẹ cần phải chú ý đến các điểm sau:
- Quan sát kỹ lưỡng biểu hiện của trẻ, như xem trẻ có sốt hay mệt mỏi không. Đồng thời cũng quan sát đến phân của trẻ xem mức độ máu và chất nhầy xuất hiện như thế nào.
- Nếu phát hiện ra tình trạng trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có kèm sốt cao và mất nước thì nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm khác xảy ra
- Tuyệt đối không được cho trẻ tự ý uống các thuốc nào hay sử dụng các thực phẩm mà không được sự chỉ định của bác sĩ
Để phòng ngừa và điều trị cho trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy mẹ cần phải cho bé:
- Ăn chín uống sôi và bổ sung các thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bổ sung nước và hoa quả cho trẻ
- Không được cho trẻ ăn các thức ăn có dấu hiện ôi thiu hay bị ruồi bọ bám vào thức ăn
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi vệ sinh
- Đảm bảo môi trường sinh hoạt và sống của trẻ luôn được vệ sinh để tránh sự phát triển của vi khuẩn.
- Có thể cho trẻ uống kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh dưới sự chỉ định của bác sĩ
- Cho trẻ bổ sung lợi khuẩn trong men tiêu hóa Amano Enzyme để giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh tiêu diệt các hại khuẩn.
Bổ sung amanoenzym cho trẻ có đường tiêu hóa khỏe mạnh
Ngoài ra sự có mặt của lợi khuẩn trong Amano Enzyme là dưới dạng bào tử lợi khuẩn do đó sức sống của nó có thể mãnh liệt hơn ở đường tiêu hóa. Đồng thời sự có mặt đa bào tử sẽ có tác dụng vượt trội hơn một bào tử lợi khuẩn thôi. Do đó sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy.
4.Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy khi nào cần gặp bác sĩ
Tình trạng này cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ trước khi nó nguy hiểm đến tính mạng của trẻ , khi trẻ có những dấu hiệu như:
- Sốt cao
- Phân có nhiều máu
- Trẻ khó chịu buồn bã, thờ ơ, mệt mỏi
- Có những dấu hiệu của sự nhiễm trùng đường hô hấp như ho đờm và đi ngoài có chứa nhiều chất nhầy
Cho trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy gặp khác sĩ
Bên cạnh đó mẹ cũng cần theo dõi số lần đi ngoài và hình thái tính chất phân của trẻ để có những bất thường nào còn báo cho bác sỹ.
Hy vọng với những thông tin bổ ích ở trên giúp mẹ không còn cảm thấy bối rối khi gặp tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy nữa.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chát trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
->>Xem thêm: Tại sao bé ăn được nhưng không tăng cân
->>Xem thêm:Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không
Xem thêm Trẻ biếng ăn thiếu chất gì? Làm sao để con ăn ngon tăng cân đều?
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác amanoenzym