Giỏ hàng
banner

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Vàng da là hiện tượng hay gặp ở trẻ mới sinh do nồng độ bilirubin máu cao. Trong đó, đa số trường hợp vàng da do sinh lý và thường tự hết sau 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có những trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Vậy tình trạng này có  nguy hiểm không và cha mẹ cần phải làm gì?

1. Đặc điểm trẻ sơ sinh vàng da

Trẻ sau sinh khoảng 2-4 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện vàng da và vàng mắt. Đây là hiện tượng phổ biến, gặp phải ở 60-80% trẻ mới sinh. Đặc biệt là những trẻ sinh non, tuổi thai dưới 37 tuần thì càng dễ bị vàng da hơn.

Quá thừa bilirubin trong máu là nguyên nhân chủ yếu gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Đây là một sắc tố có màu vàng, được giải phóng khi tế bào hồng cầu chết.

tre so sinh vang da

Vàng da hiện tượng phổ biến, gặp phải ở 60-80% trẻ mới sinh

Cách đơn giản để kiểm tra dấu hiệu vàng da ở trẻ như sau:

- Trong điều kiện ánh sáng tốt, phù hợp nhất là ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, dùng tay ấn nhẹ nhàng lên trán hoặc mũi của trẻ.

- Nếu thấy vùng da có màu vàng thì có nghĩa trẻ bị vàng da.

- Nếu da trẻ chỉ sáng hơi bình thường trong giây lát thì có nghĩa trẻ không phải bị vàng da.

Trong hầu hết trường hợp, vàng da sẽ tự hết sau 2-3 tuần. 

2. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Một số trẻ có thời gian vàng da kéo dài hơn bình thường, có khi lên đến cả tháng. Đối với trường hợp này, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào triệu chứng của trẻ và kết quả xét nghiệm bilirubin máu.

Màu vàng của da là màu của bilirubin máu cao. Do đó, bilirubin càng khó loại bỏ ra khỏi máu, thì thời gian trẻ bị vàng da càng lâu. Một số yếu tố có thể góp phần làm kéo dài thêm tình trạng này. Đó là trẻ sinh non, thiếu dinh dưỡng và sữa mẹ.

Trẻ sinh non dưới 38 tuần tuổi có khả năng thải trừ bilirubin kém hơn trẻ sinh đủ tháng. Bên cạnh đó, chúng cũng ăn và đi tiêu ít hơn nên lượng bilirubin theo phân ra ngoài cũng ít đi.

tre so sinh 1 thang tuoi vang da co nguy hiem khong

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Tương tự như trên, trẻ thiếu dinh dưỡng do lười ăn, không bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức so với nhu cầu dẫn tới bilirubin bị thải trừ kém.

Sữa mẹ cũng được coi là yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị vàng da kéo dài. Cơ chế của ảnh hưởng này chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nó có thể liên quan đến một chất trong sữa mẹ làm cản trở quá trình thải trừ bilirubin của enzyme gan. Vàng da do sữa mẹ có thể xảy ra khi trẻ được 1 tuần tuổi và kéo dài tới 12 tuần. 

Như vậy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có thể do sữa mẹ, đặc biệt với những trẻ sinh non và lười ăn. Tuy nhiên, đa số các trường hợp là không nguy hiểm, nên mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ bình thường.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Ngược lại, trẻ bị vàng da kéo dài được coi là nguy hiểm trong các trường hợp sau:

- Da trẻ có màu vàng đậm, không chỉ xuất hiện ở mặt, bụng mà còn lan xuống tận đầu gối.

- Trẻ bị sốt trên 38 độ C.

- Trẻ rất lười ăn, lờ đờ và tiếng khóc the thé.

- Trẻ tiểu ít, dưới 6 lần/ngày hoặc không đi ngoài thường xuyên.

Khi xuất hiện các triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

3. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da phải làm sao?

Như phân tích ở trên, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có thể là biểu hiện bình thường do trẻ bị vàng da do sữa mẹ.

Đối với trường hợp này, mẹ vẫn nên cho con bú đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng. Vì xét về lợi ích và nguy cơ, sữa mẹ vẫn tốt nhất cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng cách vắt sữa ra, hâm nóng đến sủi tăm rồi để ấm cho trẻ uống sẽ giảm được ảnh hưởng của sữa mẹ đến khả năng thải trừ bilirubin. 

tre so sinh 1 thang tuoi vang da phai lam sao

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể bú sữa mẹ hâm nóng để đỡ vàng da

Nếu trẻ lười ăn, mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Tư thế cho bú đúng cách: Mẹ nên ngồi cho trẻ bú, dùng ngón tay giữ núm vú khi sữa về nhiều để trẻ không bị sặc. Trẻ bú miệng cần mở rộng, môi dưới trẻ đưa ra ngoài, cằm chạm vào bầu vú mẹ, quầng vú ở trên môi nhiều hơn ở phía dưới.

- Với trẻ ăn sữa công thức: Cần pha sữa theo đúng tỷ lệ và hướng dẫn. Khi cho trẻ bú, nghiêng bình 1 góc để sữa ngập kín phần đầu, tránh được tình trạng trẻ nuốt phải không khí.

- Khoảng cách giữa các lần bú: Một ngày mẹ nên cho trẻ bú từ 7-9 lần, mỗi lần khoảng 60-120 ml sữa. Đừng để trẻ đói quá 4 tiếng, nếu cần thiết hãy đánh thức con dậy để cho bú.

- Môi trường: Cần chú ý cho trẻ bú trong không gian yên tĩnh để trẻ không bị xao lãng.

- Để ý xem trẻ có gặp vấn đề về tiêu hóa không. Ví dụ như trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón.

Trường hợp trẻ có dấu hiệu vàng da bất thường như trình bày ở trên, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Trẻ sẽ được làm xét nghiệm bilirubin để xác định mức độ vàng da, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp như chiếu đèn hoặc thay máu.

tre so sinh 1 thang tuoi vang da can dua di kham

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị vàng da nặng cần đưa đi khám

Việc cho trẻ phơi nắng không giúp trẻ cải thiện vàng da. Hơn nữa, với điều kiện thời tiết Việt Nam, ánh nắng có thể gây hại cho bé. Vì vậy, với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. 

Cuối cùng, thực phẩm mẹ ăn cũng không liên quan đến tình trạng vàng da của trẻ. Do đó, mẹ đừng kiêng khem quá, mà cần ăn uống đa dạng, đủ chất để có sức khỏe và nguồn sữa đảm bảo dinh dưỡng cho con bú.

>> Xem thêm Trẻ bị vàng da mẹ có được ăn nghệ không?

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về tình trạng trẻ 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Đa phần các trường hợp là do sữa mẹ và không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu trẻ bị vàng da nặng, bất thường, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!