Giỏ hàng
banner

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi như thế nào là bình thường?

Ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có những đặc điểm phát triển khác nhau rõ rệt, và cha mẹ thường dựa vào những dấu hiệu đó để đánh giá xem bé nhà mình có đang tăng trưởng bình thường và khỏe mạnh hay không. Đặc biệt đối với trẻ mới sinh, trẻ còn nhỏ tuổi, căn cứ vào số lần đi ngoài mỗi ngày, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề sức khỏe trẻ đang gặp phải. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi cập nhật thông tin và giải đáp thắc mắc về số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi như thế nào là bình thường.  

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi như thế nào là bình thường?

  • Đối với trẻ sơ sinh mới chào đời, trẻ thường đi ngoài sau khoảng từ 6 – 12 giờ đầu, trẻ đi ngoài phân su có màu xanh đậm, thể chất đặc dính. Phân su của trẻ thường không có mùi, bản chất là chất thải đã được hình thành ngay từ khi trẻ còn ở trong bào thai, chính là chất nhầy và dịch ối. Trẻ thải ra phân su trong khoảng từ 2 – 3 ngày đầu sau khi chào đời, với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày. 

  • Trong những tuần đầu của trẻ, số lần đi ngoài bình thường của bé còn phụ thuộc vào việc bé có được bú mẹ hoàn toàn hay sử dụng sữa công thức thay thế, hoặc bé sử dụng kết hợp cả sữa mẹ với sữa công thức:

  • Với trẻ được bú mẹ hoàn toàn, bé có thể đi ngoài từ 4 – 5 lần/ngày, có thể nhiều hơn từ 6 – 10 lần/ngày, đặc điểm phân lúc này có màu sáng hơn phân su. Trẻ khỏe mạnh trong giai đoạn này thường đi ngoài phân mềm và có màu vàng, kèm theo đó là dấu hiệu tăng cân đều đặn ở trẻ.

  • Với trẻ có sử dụng sữa công thức hoặc kết hợp sữa mẹ với sữa công thức, số lần đi ngoài của trẻ thường ít hơn, thể chất phân có thể đặc hơn, phân có mùi nồng và nặng hơn so với các bé dùng sữa mẹ hoàn toàn. 

  • Khi trẻ bước vào giai đoạn trên 1 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đang dần được hoàn thiện cả về cấu trúc và chức năng, số lần đi ngoài mỗi ngày của bé cũng có sự thay đổi. Thông thường, bé trên 6 tuần tuổi sẽ đi ngoài khoảng 3 – 5 lần mỗi ngày, một số trường hợp bé đi ngoài ít hơn, có khi là 1 – 2 lần/ngày. Nếu phân đi ngoài của bé vẫn mềm, nhuyễn không có dấu hiệu bất thường thì cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. 

  • Đến khoảng 6 tháng tuổi trở đi, là khi hệ tiêu hóa của trẻ đã bắt đầu hoạt động ổn định, trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, thể chất và đặc điểm thức ăn nạp vào cơ thể trẻ cũng có sự thay đổi, tần suất đi ngoài của bé cũng giảm dần, có thể tương tự với người lớn, khoảng 1 lần/ngày hoặc bé có thể đi ngoài cách ngày. Phân đi ngoài của bé trong giai đoạn này có màu tương tự với màu thức ăn dặm, có thể có nhiều mẩu vụn hơn do thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có trường hợp, trẻ ăn dặm nhưng thức ăn quá đặc khiến trẻ khó đi ngoài, số lần đi ngoài giảm còn khoảng 2 lần/tuần.

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi như thế nào là bình thường?

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi như thế nào là bình thường?

Sự thay đổi số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi là dấu hiệu của bệnh gì?

Nắm rõ đặc điểm về tần suất đi ngoài bình thường của bé, cha mẹ có thể sớm phát hiện các vấn đề bé có thể đang gặp phải khi số lần đi ngoài ở trẻ thay đổi. Cha mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu bệnh lý khi bé đi ngoài bất thường dưới đây:

1. Bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường đi ngoài nhiều lần trong ngày

Các tác nhân như vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng có thể dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ thông qua thức ăn, nước uống hoặc thông qua các vật dụng tiếp xúc hàng ngày, gây ra tình trạng nhiễm trùng đường ruột. Trẻ khi bị nhiễm trùng thường có dấu hiệu đau bụng kèm theo đi ngoài nhiều lần, phân thường lỏng, trẻ cũng có thể bị sốt vừa hoặc sốt cao, thường nôn trớ khi ăn.

Bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường đi ngoài nhiều lần trong ngày

Bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường đi ngoài nhiều lần trong ngày

2. Thay đổi số lần đi ngoài do rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi còn chưa được hoàn thiện bình thường như người lớn, rất dễ bị tác động gây ra tình trạng mất cân bằng. Rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột hay mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột thường xuất hiện khi trẻ dùng kháng sinh trong thời gian dài, làm tăng số lượng và tác động xấu của vi khuẩn có hại, rối loạn hoạt động bình thường của đường ruột, khiến cho thức ăn không tiêu hóa được bị đẩy ra bên ngoài gây tiêu chảy, tăng số lần đi ngoài ở trẻ. Một số trường hợp khác, trẻ không tiêu hóa được, thức ăn tích tụ trong ruột nhưng không thể thải ra ngoài, khiến cho trẻ bị táo bón, khó đi ngoài, số lần đi đại tiện giảm thấp hơn bình thường.

Thay đổi số lần đi ngoài do rối loạn tiêu hóa

Thay đổi số lần đi ngoài do rối loạn tiêu hóa

3. Bé đang bị dị ứng hoặc ngộ độc sữa, thực phẩm gây tăng số lần đi ngoài

Trong một số trường hợp, do nhiều nguyên nhân như bẩm sinh hoặc do các tổn thương ruột non khiến cho trẻ không có đủ men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, dẫn đến tình trạng kém dung nạp Lactose, gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu như tăng số lần đi ngoài, đi ngoài phân lỏng,...

Trẻ dị ứng sữa công thức hoặc ngộ độc thực phẩm, thức ăn sẽ không được hấp thu mà bị ruột kích thích đào thải ra bên ngoài, số lần đi ngoài hàng ngày của trẻ thường tăng, kèm theo tình trạng đau bụng, quấy khóc, biếng ăn biếng bú, trẻ thường bị nôn mửa khi ăn. 

Bé đang bị dị ứng hoặc ngộ độc sữa, thực phẩm gây tăng số lần đi ngoài

Bé đang bị dị ứng hoặc ngộ độc sữa, thực phẩm gây tăng số lần đi ngoài

Mẹ nên làm gì để đảm bảo số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi bình thường

Một số biện pháp mẹ có thể áp dụng để ổn định số lần đi ngoài của bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh được liệt kê dưới đây:

- Mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ:

  • Cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm, chế biến món ăn với thể chất mềm lỏng, không quá đặc ngay từ khi bắt đầu để trẻ có thời gian làm quen.

  • Thức ăn cho trẻ nên được nấu chín, chế biến đúng cách, đa dạng và thay đổi nhưng vẫn đảm bảo đủ chất để hệ tiêu hóa của trẻ có thể hoạt động ổn định. 

  • Khi trẻ đi ngoài nhiều lần, mẹ nên chú ý bù nước đúng cách cho bé.

  • Trong trường hợp trẻ bị táo bón giảm số lần đi ngoài, mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn các chất xơ.

- Tập cho bé thói quen vận động: vận động không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn giúp bé điều hòa nhu động ruột, đi ngoài dễ dàng và bình thường.

- Tránh cho trẻ đùa nghịch hoặc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, vật dụng dễ lây nhiễm vi khuẩn,... để hạn chế các rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng đi ngoài bất thường của trẻ.

- Các chuyên gia cũng khuyên rằng, mẹ có thể lựa chọn các chế phẩm bổ sung như men vi sinh để có thể ổn định và cải thiện chức năng tiêu hóa cho bé.

Mẹ nên làm gì để đảm bảo số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi bình thường

Mẹ nên làm gì để đảm bảo số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi bình thường

Men vi sinh Amano Enzym Gold chứa các lợi khuẩn Probiotics, nhóm các enzym tiêu hóa cùng vitamin, khoáng chất thiết yếu, giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định, bên cạnh đó còn giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, hạn chế nhiễm khuẩn cho bé. 

Men vi sinh Amano Enzym Gold giúp bé đi ngoài bình thường

Men vi sinh Amano Enzym Gold giúp bé đi ngoài bình thường

Xem thêm Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ phải làm sao?

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!