Triệu chứng kích thích ruột ở trẻ. Triệu chứng kích thích đường ruột
Hệ tiêu hóa của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi nhiều tác nhân từ bên ngoài gây ra tình trạng rối loạn và suy giảm chức năng đường tiêu hóa. Hội chứng ruột kích thích cũng là một trong những tình trạng dễ gặp phải ở đối tượng trẻ em. Vậy hội chứng kích thích đường ruột là gì? Có thể dễ dàng nhận biết hội chứng này thông qua các dấu hiệu nào? Hãy cùng giải đáp cụ thể các thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Hội chứng kích thích ruột ở trẻ là gì?
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, tỷ lệ trẻ em mắc hội chứng ruột kích thích lên tới 5 – 20%, tương đương với con số thống kê từ người trưởng thành. Hội chứng kích thích đường ruột ở trẻ em (hay còn gọi là IBS), là một nhóm các vấn đề xảy ra khi chức năng đường tiêu hóa bị rối loạn nhưng không có dấu hiệu tổn thương niêm mạc hay bất cứ bộ phận nào của hệ thống tiêu hóa. Hội chứng này có nguyên nhân bắt nguồn từ chính cơ thể trẻ, cũng có thể là từ tâm lý, hoặc do hệ tiêu hóa của trẻ mẫn cảm và non yếu hơn so với người trưởng thành.
Kích thích đường tiêu hóa được coi là một bệnh lý chức năng, không có tổn thương thực thể, nhưng các dấu hiệu của tình trạng này lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác như tiêu chảy, táo bón hoặc rối loạn đại tiện phối hợp. Hội chứng này thường được chẩn đoán khi trẻ em đang sinh hoạt bình thường có dấu hiệu đau bụng khó chịu đột ngột ít nhất 1 lần trong tuần hoặc tình trạng này kéo dài trong vòng 2 tháng mà không có bất cứ nguyên nhân gây tổn thương nào. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, trẻ có tiền sử tái phát đau bụng nhiều lần có nguy cơ mắc IBS cao hơn ở tuổi vị thành niên và trưởng thành.
Hội chứng kích thích ruột ở trẻ là gì?
Triệu chứng kích thích đường ruột ở trẻ em
Một số dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện và kịp thời đưa bé đến kiểm tra để xác định chính xác hội chứng kích thích đường tiêu hóa của bé bao gồm:
1. Đau bụng do kích thích ruột
Thông thường khi thức ăn đi vào từ miệng, đến thực quản và được nhu động ruột đẩy dần xuống đến đại tràng, các chất dinh dưỡng cũng được phân tách và lưu thông. Bất kỳ nguyên nhân nào gây rối loạn làm tăng hoặc giảm nhu động ruột cũng khiến cho quá trình này bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng chất dinh dưỡng tại ruột kết không di chuyển được gây tắc nghẽn, hoặc di di chuyển quá nhanh khiến cho trẻ có dấu hiệu đau bụng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng tùy trường hợp và cảm thấy rất khó chịu. Cơn đau bụng có thể xuất hiện thường nhật hoặc trẻ đau âm ỉ, ít nhất 1 cơn mỗi tuần và kéo dài trong ít nhất 2 tháng.
Đau bụng do kích thích ruột
2. Tiêu hóa rối loạn là dấu hiệu điển hình của trẻ bị hội chứng ruột kích thích
Một trong những dấu hiệu khá điển hình của trẻ bị hội chứng ruột kích thích là rối loạn tiêu hóa. Đặc điểm đi ngoài của trẻ cũng có nhiều thay đổi, bao gồm:
Thay đổi về số lần đi ngoài trong ngày: trẻ có thể đi ngoài liên tục với tần suất 6 – 7 lần một ngày.
Thay đổi tính chất phân: phân có dấu hiệu lỏng bất thường hoặc chỉ chứa toàn nước, phân nát không thành khuôn, đặc biệt gặp nhiều hơn sau khi mẹ cho bé ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạ, thủy hải sản hoặc đồ cay nóng.
Triệu chứng kích thích ruột ở trẻ. Triệu chứng kích thích đường ruột
Cũng có nhiều trường hợp phân khô cứng khiến việc đi ngoài của trẻ gặp khó khăn, phân có thể dính nhầy
Trẻ bị đầy bụng, ăn uống kém, đầy hơi, căng bụng dưới sau ăn.
3. Các dấu hiệu bất thường ở bụng khi trẻ mắc hội chứng kích thích ruột
Trẻ bị hội chứng ruột kích thích thường xuyên quấy khóc kêu đau bụng, khi đó cha mẹ có thể sờ thấy cục cứng nổi lên trên bụng dọc theo khung đại tràng. Cảm giác đau bụng và nổi u cứng càng khiến cho trẻ mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, nôn mửa khi ăn. Hậu quả dẫn đến trẻ có thể chậm phát triển thể chất, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.
Các dấu hiệu bất thường ở bụng khi trẻ mắc hội chứng kích thích ruột
4. Các biểu hiện khác ở trẻ bị hội chứng ruột kích thích
Bên cạnh các dấu hiệu đặc trưng, trẻ bị hội chứng ruột kích thích thường có một số biểu hiện kèm theo như:
Hay bị chuột rút
Bụng sôi, nghe rõ âm thanh rối loạn của nhu động ruột
Trào ngược dạ dày thực quản
Cảm giác bụng căng tức, đi ngoài không hết phân
Một số trường hợp có thể có sốt
Trẻ mắc triệu chứng kích thích ruột nguyên nhân do đâu?
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc IBS ở trẻ đã được thống kê bao gồm:
Xu hướng di truyền từ gia đình: trong gia đình có tiền sử cha, mẹ mắc hội chứng ruột kích thích thì trẻ có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
Do yếu tố tâm lý: trẻ bị căng thẳng, stress có thể làm kích thích hệ thống tiêu hóa, tăng tốc độ ruột già và làm giảm tốc độ dạ dày, khiến các biểu hiện ruột kích thích ở trẻ thường có diễn tiến nặng hơn.
Do loạn khuẩn đường ruột: sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại gây ra các rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến làm tăng các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích.
Thực phẩm hàng ngày không đảm bảo vệ sinh: chế độ ăn quá nhiều chất béo có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, thức uống nhiều đường làm tăng nguy cơ tiêu chảy hoặc thức ăn cay nóng, ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa lại gây ra kích thích tiêu hóa, chậm hấp thu, khó tiêu đầy bụng ở trẻ.
Để xác định được chính xác nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích cũng như có biện pháp khắc phục kịp thời, cha mẹ nên chú ý quan sát và theo dõi kỹ lưỡng các dấu hiệu của trẻ, đặc biệt khi bé bị đau bụng. Hội chứng ruột kích thích tuy không gây các tổn thương thực thể đường tiêu hóa nhưng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ mắc triệu chứng kích thích ruột nguyên nhân do đâu?
Xem thêm Trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa do đâu? Nhiễm khuẩn tiêu hóa nên ăn gì?
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY