Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày phải làm sao?
Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là một vấn đề không dễ dàng gì đối với các bậc phụ huynh, bởi đây là nhóm đối tượng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương dù chỉ là một tác động rất nhỏ từ bên ngoài. Nôn trớ là một trong những tình trạng rất phổ biến, dễ dàng gặp phải ở hầu hết trẻ sơ sinh khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng. Nguyên nhân nào khiến trẻ thường xuyên nôn trớ như vậy? Cha mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng này ở trẻ sơ sinh? Hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời cụ thể trong bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có dấu hiệu gì?
Phản ứng nôn là hiện tượng xảy ra khi nhu động ruột bị kích thích, dạ dày co bóp nhanh đồng thời lực co thắt của các cơ thành bụng tăng cao, khiến cho thức ăn và các chất chứa trong dạ dày bị kích thích đẩy ngược trở lại thực quản.
Khác với nôn, trớ đơn thuần là sự đẩy ngược thức ăn trở lại xuất phát từ sự co bóp của dạ dày. Bé thường bị trớ ra thức ăn dạng lỏng với lượng ít, không nôn vọt ra ngoài sau khi ăn. Bé sơ sinh thường bị trớ sau khi bú sữa mẹ, sữa hoặc thức ăn trào ra bên khóe miệng.
Nôn, trớ là 2 phản ứng thường xuyên gặp phải ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trong những tuần đầu, có thể xuất hiện ngay trong khi bé bú, khi bé vừa bú hoặc ăn no, cũng có thể xảy ra khi bé hơi vặn người, vận động nhẹ nhàng. Hiện tượng này thường tự hết sau khoảng từ 6 – 24 giờ mà không cần áp dụng các biện pháp chăm sóc đặc biệt.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày phải làm sao?
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nôn trớ lại là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe mà bé đang gặp phải. Do vậy, mẹ cần chú ý quan sát một trong số các dấu hiệu đi kèm với nôn trớ nêu ra dưới đây để có thể kịp thời phát hiện và tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể hỗ trợ bé một cách an toàn và nhanh chóng nhất:
Bụng bé có dấu hiệu căng chướng, sờ thấy cứng
Bé ôm bụng hoặc khom lưng vì đau bụng, chân tay nắm chặt, mặt đỏ bừng
Bé bị sốt, có thể hoặc không kèm theo co giật, lờ đờ, không tỉnh táo kèm theo dấu hiệu mất nước, khát hoặc giảm số lần đi tiểu.
Bé bị nôn trớ kéo dài trên 24 giờ, nôn trớ ra dịch màu xanh, vàng hoặc có xuất hiện máu.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có dấu hiệu gì?
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, bao gồm các nguyên nhân từ sinh lý và nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý được thống kê dưới đây:
1. Trẻ bị nôn trớ sinh lý
Đây là nguyên nhân phổ biến làm cho số lần nôn, trớ trong ngày của trẻ tăng cao, điều này xuất phát từ đặc điểm hệ tiêu hóa của bé. Bé sơ sinh dạ dày thường có vị trí nằm ngang hơn so với dạ dày của người lớn, đồng thời lực co thắt của cơ vòng thực quản – dạ dày còn chưa đủ mạnh, thể tích dạ dày của trẻ còn nhỏ, đó là lí do khiến cho trẻ dễ bị đẩy ngược thức ăn trở lại thực quản, dễ bị nôn trớ nhất là sau khi ăn hoặc bú quá no. Tình trạng nôn trớ sinh lý này hầu như chỉ kéo dài trong khoảng 1 năm đầu đời của trẻ, sau đó hệ tiêu hóa được hoàn thiện thì số lần nôn trớ cũng giảm dần.
Trẻ bị nôn trớ sinh lý
2. Nôn trớ do bé bị hẹp môn vị bẩm sinh
Lớp cơ môn vị - là phần cơ nối giữa dạ dày với ruột non ở một số ít trẻ bị dày lên, thu hẹp lại ngay từ khi sinh ra, khiến cho việc di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống dưới ruột non bị cản trở. Khi trẻ càng nạp nhiều thức ăn hoặc sữa vào, dạ dày không đủ khả năng lưu trữ, kết hợp với sữa không thể đẩy xuống ruột non sẽ dễ bị đẩy ngược trở lại bên trên, gây ra nôn trớ. Kèm theo tình trạng này, trẻ có thể có các dấu hiệu khác như chậm tăng cân, thậm chí là sút cân, mắt trũng sâu.
3. Nhiễm trùng đường tiêu hóa gây nôn ở trẻ sơ sinh
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn chưa được hoàn thiện khiến trẻ dễ mắc phải các nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi sự xâm nhập của các tác nhân như virus, vi khuẩn hay các ký sinh trùng. Các tác nhân này có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra tổn thương trên niêm mạc bảo vệ thành ruột, gây ra các tình trạng viêm ruột, viêm dạ dày,..., từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé. Sữa hoặc thức ăn không tiêu hóa được bị kích thích đẩy ngược trở lại gây nôn, bé có thể kèm theo sốt, nổi ban, quấy khóc do đau bụng.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa gây nôn ở trẻ sơ sinh
4. Nôn trớ do ngộ độc, dị ứng sữa hoặc thức ăn
Trong trường hợp mẹ không đủ sữa cho con bú, trẻ sơ sinh được bổ sung dinh dưỡng từ các loại sữa công thức bên ngoài nên rất dễ bị dị ứng với các thành phần trong sữa, phổ biến nhất là tình trạng kém dung nạp đường Lactose ở trẻ thiếu hụt men Lactase. Vấn đề này khiến trẻ thường bị nôn trớ ngay sau khi dùng sữa, kèm theo đó là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước.
Một số trường hợp khác, khi mẹ ăn các thức ăn bị nhiễm khuẩn, các thức ăn tươi sống hoặc các loại hải sản dễ gây dị ứng trong thời gian cho con bú, trẻ khi bú sữa mẹ thường đối mặt với nguy cơ cao bị ngộ độc do thức ăn mẹ ăn dẫn đến nôn trớ nhiều lần kèm theo tiêu chảy, đau bụng.
Nôn trớ do ngộ độc, dị ứng sữa hoặc thức ăn
5. Một số nguyên nhân khác khiến trẻ nôn trớ nhiều lần
Trẻ bị lồng ruột, có thể gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4 – 8 tháng tuổi: là tình trạng xảy ra khi một phần ruột của bé bị cuộn vào lòng bên trong của một đoạn ruột liền đó. Lồng ruột khiến cho bé bị đau bụng quặn từng cơn, tiêu hóa bị tắc nghẽn, bé thường bỏ bú và có dấu hiệu nôn vọt. Mẹ có thể quan sát các dấu hiệu bên ngoài của trẻ như da tím tái, môi khô, chân tay lạnh, bé khóc thét để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế nhanh chóng.
Do trẻ đang sử dụng một số loại thuốc gây ra tác dụng không mong muốn là loạn khuẩn đường ruột, nôn trớ thức ăn, điển hình nhất là kháng sinh.
Do bé bú mẹ chưa đúng cách, mẹ cho bé bú không đúng tư thế khiến bé nuốt nhiều khí vào dạ dày, gây ra hiện tượng nôn, ợ hơi.
Ngoài ra, khi mẹ đặt trẻ nằm ngang ngay sau khi trẻ ăn no hoặc khi quấn tã, mặc quần áo quá chật cho trẻ khiến bé bị tức bụng, dễ gây nôn trớ nhiều lần.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày cha mẹ phải làm sao?
Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ để có thể hỗ trợ bé sơ sinh khắc phục tình trạng nôn trớ nhiều lần:
Nên cho trẻ bú đúng cách, đúng tư thế: mẹ nên cho bé bú từ từ, không nên để bé nằm ngang khi bú. Với trẻ bú bình, bình sữa nên được giữ ở góc nghiêng khoảng 45 – 50 độ để sữa luôn ngập cổ bình, tránh tình trạng bé bú sữa bị lọt khí vào bên trong gây nôn trớ.
Mẹ nên cho bé mặc tã hoặc quần áo thoải mái, không quá chật để sau khi ăn no, thành bụng và dạ dày của bé không bị chèn ép quá nhiều. Mẹ cũng nên lưu ý nới lỏng để vùng bụng của bé được thoải mái mỗi khi bé ăn no.
Chú ý vỗ ợ hơi cho bé sau khi bé bú mẹ hoặc bú bình, không để bé nằm ngay sau khi bú để hạn chế bé bị trớ ngay sau khi ăn.
Mẹ cũng nên chú ý chia nhỏ khẩu phần ăn của bé, không nên ép bé ăn hoặc bú quá nhiều do dạ dày của bé còn khá nhỏ so với người lớn, hệ tiêu hóa còn hoạt động yếu nên dễ bị nôn trớ nếu bị ép ăn quá nhiều.
Khi bé có dấu hiệu nôn trớ, mẹ cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường đi kèm, không tự ý cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cân nhắc tham khảo một số dòng sản phẩm men vi sinh với thành phần an toàn và lành tính, giúp hỗ trợ cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho bé.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày cha mẹ phải làm sao?
Xem thêm 5 cách giúp hệ vi sinh đường ruột của bé có khởi đầu tốt
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY