Chán ăn là bệnh gì? Bé chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy phải làm sao?
Chán ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trẻ biếng ăn lâu dài có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ. Điều này, khiến nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy chán ăn là bệnh gì? Bé chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thông qua bài biết dưới đây.
Chán ăn là bệnh gì?
Chán ăn là một rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ, đây là tình trạng phổ biến ở trẻ từ 1 - 6 tuổi. Bé chán ăn là tình trạng bé không chịu ăn hoặc ăn rất ít, ăn không đủ chất dinh dưỡng. Do đó, trẻ chán ăn thường có các biểu hiện sau:
Trẻ quấy khóc khi ăn uống
Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nhai, nuốt. Thời gian bữa ăn thường kéo dài.
Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc không chịu ăn tất cả các loại thức ăn.
Có thể có cảm giác buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn.
Chán ăn là bệnh gì? Bé chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy phải làm sao?
Phân biệt chán ăn bệnh lý và chán ăn sinh lý.
Để xác định đúng tình trạng mà con đang gặp phải, cha mẹ cần phân biệt giữa chán ăn bệnh lý và chán ăn sinh lý:
Chán ăn sinh lý xảy ra khi bé bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thay đổi như từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm, tập lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng, học nói,...Đây là giai đoạn trẻ mải khám phá với các khả năng của cơ thể, học và luyện tập các kỹ năng mới nên trẻ không tập trung vào ăn uống. Chán ăn sinh lý cũng có thể xảy ra do cơ thể mẹ khi mang thai thiếu hụt các chất như: sắt, canxi, kẽm, các vitamin,... khiến trẻ có thể sinh non và lười bú mẹ trong những tháng đầu.
Chán ăn bệnh lý xảy ra khi trẻ bị mắc các chứng bệnh khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai, nuốt như: viêm amidan, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt hoặc khi gặp phải các triệu chứng trên đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,... cũng khiến trẻ chán ăn.
Chán ăn là bệnh gì?
Xem thêm Bé biếng ăn sinh lý khi nào? Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu?
Bé chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy do đâu?
Bé chán ăn kèm buồn nôn, tiêu chảy được coi là tình trạng chán ăn bệnh lý với một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
Do rối loạn tiêu hóa hoặc trẻ gặp phải các bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, đại tràng, hội chứng ruột kích thích, hội chứng giảm hấp thu, loạn khuẩn đường ruột do sử dụng kháng sinh kéo dài: làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, trẻ thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy nôn trớ dẫn đến chán ăn.
Trẻ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng: hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu dễ bị các tác nhân môi trường tấn công gây các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa; trẻ đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy khiến trẻ lười ăn, không muốn ăn.
Trẻ không dung nạp lactose trong sữa do thiếu hụt men lactase: trẻ không tiêu hóa được sữa và các sản phẩm từ sữa dẫn đến bụng chướng, đầy hơi, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy, tăng cảm giác thèm ăn.
Trẻ bị dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Bé chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy do đâu?
Bé chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy phải làm sao?
1. Bù nước và điện giải cho trẻ tránh mất nước do tiêu chảy
Trẻ tiêu chảy nhiều, đi ngoài thường xuyên có thể dẫn đến mất nước và điện giải khiến cơ thể trẻ mệt mỏi kèm theo tình trạng chán ăn. Vì vậy cần bổ sung nước và chất điện giải là cần thiết nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ có thể cho trẻ uống oresol, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng pha và sử dụng như trên bao bì. Nếu trẻ trong tình trạng mệt mỏi li bì cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Bù nước và điện giải cho trẻ tránh mất nước do tiêu chảy
2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy
Cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn với các thực phẩm phù hợp với tình trạng tiêu chảy, buồn nôn và nên thay đổi thường xuyên để kích thích sự thèm ăn của bé. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ với 4 nhóm thực phẩm dưới đây:
Nhóm chất đạm: thịt lợn nạc, thịt bò
Nhóm chất béo: trẻ đang bị tiêu chảy, buồn nôn, do đó nên thay mỡ bằng các dầu thực vật như dầu lạc, dầu hướng dương,...
Nhóm tinh bột: gạo, khoai tây,... là các thực phẩm dễ tiêu hóa
Bổ sung vitamin và khoáng chất: sử dụng các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như chuối, táo, hồng xiêm, cà rốt, ổi,...
Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn, bú lâu hơn để tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu trẻ không dung nạp lactose thì cha mẹ nên lựa chọn các loại sữa không chứa lactose cho trẻ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy
3. Lưu ý cách chế biến và thói quen ăn uống hợp lý để phòng ngừa tiêu chảy
Nên chế biến các món ăn dạng mềm, giúp trẻ dễ tiêu hóa, đồng thời thức ăn cần đảm bảo vệ sinh và được nấu chín kỹ.
Cần rửa tay sạch khi chế biến, khi cho trẻ ăn, dụng cụ ăn uống của trẻ cũng cần đảm bảo vệ sinh giúp giảm các vấn đề trên đường tiêu hóa.
Nên chia nhỏ các bữa ăn, cho trẻ ăn lượng ít trong nhiều lần giúp trẻ tăng hấp thụ thức ăn.
4. Bổ sung men vi sinh - giải pháp cho trẻ chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy
Men vi sinh bổ sung cho hệ tiêu hóa của trẻ nhiều vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân ngoài môi trường như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Từ đó, làm giảm tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Bổ sung men vi sinh - giải pháp cho trẻ chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy
Men vi sinh Amano Enzym Gold là sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ số 1 Nhật Bản, thành phần bao gồm các bào tử lợi khuẩn, cùng với các enzym tiêu hóa như lipase, lactase,... và DHA, các vitamin nhóm B, D, các khoáng chất thiết yếu như kẽm, canxi,... đem đến nhiều công dụng như:
Cải thiện chứng chán ăn ở trẻ em
Giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
Giải quyết các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột,...
Men vi sinh Amano Enzym Gold cho trẻ chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy
Xem thêm Trẻ ăn không ngon miệng cần bổ sung gì?
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY