Giỏ hàng
banner

Trẻ bị nôn liên tục là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì khi trẻ bị nôn liên tục?

Trẻ bị nôn liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Bởi vậy, bạn không được chủ quan khi thấy việc nôn không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cách xử trí kịp thời nhé.

Trẻ bị nôn liên tục có thể là dấu hiệu của một số bệnh tiêu hóa

Trẻ bị nôn liên tục có thể là dấu hiệu của một số bệnh tiêu hóa

1. Trẻ bị nôn liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?

Nôn có vẻ là triệu chứng khá thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Nôn thực chất là phản xạ có lợi của cơ thể nhằm tống các chất độc, các yếu tố lạ ra khỏi đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nôn kéo dài có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý nghiêm trọng khác mà bố mẹ cần chú ý:

1.1. Viêm đường tiêu hóa cấp tính

Viêm dạ dày – ruột cấp tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh và những trẻ lớn hơn. Tác nhân gây viêm phổ biến là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khi sức đề kháng suy yếu hoặc trẻ bị mất cân bằng vi sinh đường ruột. Chúng xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa qua nhiều con đường: đồ ăn thức uống, môi trường sống hoặc từ người sang người.

Viêm dạ dày ruột cấp làm trẻ nôn liên tục

Viêm dạ dày ruột cấp làm trẻ nôn liên tục

Viêm đường tiêu hóa được cho là khá nguy hiểm ở trẻ nhỏ với các triệu chứng đặc trưng như: nôn mửa, nôn ra máu, tiêu chảy, bỏ ăn, đau quặn bụng,... Ở một số trẻ, nguồn gốc gây viêm có thể trầm trọng hơn như viêm màng não, viêm ruột thừa, viêm đường niệu,... Do đó bố mẹ cần chú ý các biểu hiện thay đổi của trẻ, các dấu hiệu bất thường để có phương pháp xử trí phù hợp. Cụ thể:

+ Trẻ có thể mắc chứng viêm màng não khi có biểu hiện sốt cao, choáng váng, co cứng cổ và sợ ánh sáng mặt trời, thậm chí trẻ có thể ngủ li bì, nhận thức kém.

+ Nếu bên cạnh nôn nhiều, trẻ còn bị đau bụng vùng quanh rốn, đau tăng khi ấn vào bụng, có thể kèm tiêu chảy thì đó có thể là dấu hiệu của chứng viêm ruột thừa. Tuy nhiên, ở một số trẻ nhỏ không có những triệu chứng trên hoặc các triệu chứng không rõ ràng có thể gây chủ quan cho bố mẹ.

1.2. Trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân này được nhận định là thường xảy ra ở trẻ lớn nhưng hiện nay đã có rất nhiều trường hợp trẻ dưới 2 tuổi bị trào ngược. Trào ngược xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị rối loạn và không thể thắt chặt khi trẻ không ăn khiến cho thức ăn ở dạ dày dễ trào lên gây nôn. Khi đó nôn thường xảy ra khi bé ăn uống sai cách như ăn quá nhiều, vừa ăn vừa nằm, chạy nhảy ngay sau khi ăn hoặc ở những trẻ có bệnh nền tổn thương phổi mãn tính.

1.3. Tắc ruột, lồng ruột

Dị tật đường tiêu hóa làm trẻ hay bị nôn

Dị tật đường tiêu hóa làm trẻ hay bị nôn

Tắc ruột và lồng ruột thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và hiếm gặp ở những trẻ lớn hơn. Các dị tật đường ruột này gây khó khăn khi ăn uống cho trẻ, thức ăn không lưu thông được gây chèn ép đồng thời việc giảm máu đến ruột có thể gây hoại tử hoặc thủng ruột. Dấu hiệu nhận biết thường là các cơn đau dữ dội, cấp tính kèm theo nôn trong bữa ăn, giữa các cơn nôn, trẻ lại trở về bình thường. Nếu để bệnh tiến triển kéo dài, trẻ có thể nôn ra máu, phân có lẫn máu, triệu chứng đau có thể giảm nhưng trẻ thường li bì, mệt mỏi.

1.4. Trẻ bị nôn liên tục do bệnh khác

Một số bệnh hiếm gặp khác khiến trẻ bị nôn liên tục là: rối loạn tiêu hóa, hẹp môn vị, tăng áp lực nội sọ,...

2. Trẻ bị nôn liên tục có nguy hiểm không?

Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nôn của trẻ. Tuy nhiên nếu bố mẹ có biện pháp xử trí phù hợp để cầm nôn, bù phụ nước điện giải hợp lý, phục hồi thể trạng cho con thì trẻ sẽ tránh được nguy hiểm. Việc mất nước nặng và dưỡng chất khi nôn quá nhiều có thể khiến trẻ bị kiệt sức, hôn mê, co giật, mất ý thức,... 

Cơ bản các trường hợp nôn trớ ở trẻ đều sẽ hồi phục sau 1-2 ngày tuy nhiên cũng có những bé nặng hơn phải nhập viện. Bởi vậy, nếu nhận thấy không thể tự điều trị tại nhà hoặc các triệu chứng nặng lên không đỡ, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

3. Lời khuyên của bác sĩ khi trẻ bị nôn liên tục

3.1. Lưu ý bù nước và điện giải cho trẻ

Bù nước và điện giải là bước quan trọng nhất trong xử trí nôn đặc biệt là khi trẻ có sốt hoặc tiêu chảy. Bạn có thể cho trẻ uống nước lọc có bỏ thêm đường, muối; nước trái cây hoặc sử dụng gói Oresol.

Bổ sung từ từ nước và điện giải khi trẻ nôn

Bổ sung từ từ nước và điện giải khi trẻ nôn

Lưu ý rằng, hãy cho trẻ uống từ từ từng ngụm nhỏ bằng thìa. Bởi lúc này đường ruột đang bị kích thích làm tăng nhu động và kéo nước vào trong, nếu bù quá nhiều nước trong thời gian ngắn khiến trẻ nôn dữ dội hơn. Đối với gói bột pha dung dịch Oresol, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để pha với lượng nước phù hợp. Việc bù nước điện giải cần được duy trì đến khi thể trạng trẻ phục hồi hoàn toàn.

3.2. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? 

Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có can thiệp tốt nhất nếu trẻ có các biểu hiện sau:

  • Nôn liên tục không ngừng, uống thuốc chống nôn rồi mà vẫn nôn.

  • Nôn khi cho uống các loại dịch bù nước, điện giải

  • Có kèm theo tiêu chảy, đau quặn bụng dữ dội

  • Nôn ra máu hoặc mật xanh vàng

  • Có dấu hiệu của mất nước nặng như xanh xao, mắt trũng xuống, hôn mê, mất ý thức, co giật,...

  • Trẻ nôn kéo dài trên 3 ngày không rõ nguyên nhân

3.3. Dự phòng nôn bằng cách cải thiện sức khỏe tiêu hóa cho trẻ

Chuẩn bị cho trẻ một đường tiêu hóa khỏe mạnh là điều cần thiết để chống lại các tác nhân gây bệnh đặc biệt là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên rèn luyện sức khỏe và bổ sung men tiêu hóa khi cần.

Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa giúp trẻ hết nôn

Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa giúp trẻ hết nôn

Việc bổ sung men tiêu hóa nên được áp dụng cho những trẻ biếng ăn, thể trạng gầy yếu, hay ốm vặt,... Men tiêu hóa giúp hoạt động tiêu hóa, hấp thu thức ăn được tối đa và tăng khả năng miễn dịch cho trẻ. Mẹ có thể chọn một loại men tiêu hóa phù hợp với bé nhà mình như Amano Enzyme Gold, Bio Acimin, Big BB,... để cùng con lớn khôn.

Trẻ bị nôn liên tục có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa như nhiễm trùng tiêu hóa, rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc các dị tật đường ruột. Lượng chất nôn nhiều sẽ khiến trẻ bị mất nước và các chất dinh dưỡng làm trẻ kiệt sức. Vì vậy bố mẹ cần kiên trì theo dõi và chăm sóc con để bé mau chóng khỏe lại.

>>Xem thêm: Các bệnh về đường tiêu hóa hay gặp ở trẻ

>>Xem thêm: Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần

>>Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Tổng hợp: Thu Trang

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua mục HỎI ĐÁP hoặc Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!