Giỏ hàng
banner

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Mỗi khi thay đổi thời tiết là mẹ thường đau đầu vì trẻ ốm vặt, cảm cúm kéo dài nhiều ngày mới đỡ. Tác nhân gây bệnh lúc nào cũng thường trực xung quanh, nhưng tại sao một số đứa trẻ lại nhạy cảm hơn những trẻ khác? Sự khác biệt ở đây là do chúng có sức đề kháng kém. Để khắc phục vấn đề này, nhiều mẹ nghĩ đến việc mua thuốc tăng cường miễn dịch cho con, vân vân và mây mây. Nhưng chưa cần phức tạp đến vậy, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng ngay 10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng sức đề kháng cho trẻ có trong bài viết dưới đây.

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng cơ thể phòng và chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng,... Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi thông thường. Thực chất một người có sức đề kháng tốt hay không chính là do hệ thống miễn dịch quyết định. 

Ở người, hệ thống miễn dịch có 3 loại gồm: miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thu được và miễn dịch thụ động.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Sức đề kháng là khả năng cơ thể phòng và chống lại các tác nhân gây bệnh

Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh là phản ứng đầu tiên của cơ thể với tất cả các loại mầm bệnh. Hàng rào da và niêm mạc cũng thuộc loại miễn dịch này. Ví dụ như niêm mạc mũi cùng với chất nhầy và lông mao có nhiệm vụ ngăn không cho các tác nhân từ không khí vào sâu trong đường hô hấp và gây bệnh. Còn đối với các sinh vật có hại sau khi xâm nhập vào cơ thể, sẽ bị các tế bào miễn dịch coi là yếu tố lạ và khởi động 1 loạt phản ứng để loại bỏ nó. 

Miễn dịch thu được là loại miễn dịch mang tính đặc hiệu cho 1 tác nhân gây bệnh. Một ví dụ điển hình là vắc xin. Về bản chất, vắc xin chính là mầm bệnh đã được bất hoạt độc tố, không còn khả năng gây bệnh. Khi vào cơ thể nó vẫn được xem là yếu tố lạ (kháng nguyên) và hệ miễn dịch sẽ sinh ra các kháng thể để chống lại. Đây giống như 1 cuộc tập trận giả giúp cơ thể nhận diện và ghi nhớ tác nhân gây bệnh. Lần sau khi gặp lại chúng, ta sẽ đối phó 1 cách hiệu quả. Nhờ cơ chế như vậy mà việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ trẻ mắc và tử vong do các bệnh như lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, rubella, tiêu chảy do rotavirus,...

Còn 1 loại miễn dịch nữa là miễn dịch thụ động. Thay vì để cơ thể “chủ động” sản sinh kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh thì chúng ta sẽ đưa trực tiếp kháng thể từ bên ngoài vào. Huyết thanh phòng uốn ván là 1 ví dụ cho kiểu miễn dịch này.

Dấu hiệu của trẻ có sức đề kháng kém

Khi hàng rào bảo vệ của cơ thể yếu đi, trẻ sẽ dễ bị các mầm bệnh tấn công hơn. Dưới đây là dấu hiệu của trẻ có sức đề kháng kém.

- Mệt mỏi, thiếu sức sống.

- Dễ bị ốm vặt, cảm lạnh, nhiễm khuẩn.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Trẻ có sức đề kháng kém dễ bị ốm vặt

- Vết thương chậm liền.

- Rối loạn tiêu hoá, chậm hấp thu.

- Gầy yếu, chậm lên cân.

Vì sao trẻ có sức đề kháng kém?

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện do đó dễ bị giảm sức đề kháng. Nhất là trong giai đoạn từ 6 tháng - 3 tuổi, còn gọi là khoảng trống miễn dịch, trẻ rất dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố dưới đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ có sức đề kháng kém.

- Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá.

- Ăn nhiều đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.

- Uống ít nước, lười vận động.

- Thức khuya.

>> Xem thêm Cho trẻ ngủ muộn rất tai hại. Mẹ thay đổi ngay còn kịp.

- Sử dụng kháng sinh không đúng cách.

- Thừa cân, béo phì.

- Biếng ăn, rối loạn tiêu hoá.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Trẻ biếng ăn có thể dẫn tới sức đề kháng kém

>> Xem thêm Trẻ tiêu hoá kém do đâu và cần làm gì để cải thiện

Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho trẻ?

Khi nhắc đến việc tăng sức đề kháng cho trẻ, nhiều mẹ nghĩ rằng cần bổ sung thuốc cho con. Tuy nhiên chưa cần phức tạp đến vậy, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các cách đơn giản hơn dưới đây.

>> Xem thêm Sự thật Anaferon giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

- Chế độ ăn hợp lý

- Khuyến khích trẻ tích cực vận động

- Giúp con có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

>> Xem thêm 5 cách giúp bé có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

>> Xem thêm Trẻ ăn gì tốt cho tiêu hoá? Đây là 5 loại thực phẩm mẹ nên chọn

- Cho trẻ uống đủ nước

- Cho trẻ đi ngủ đúng giờ

- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ

10 nhóm thực phẩm hàng đầu giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

- Trái cây họ cam

Vitamin C đảm nhận nhiều chức năng trong cơ thể. Trong đó, một vai trò quan trọng là nó giúp tăng sức đề kháng. Đây là lý do tại sao khi bị ốm, chúng ta cũng nên uống bổ sung thêm vitamin C. Với tác dụng làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, vitamin C sẽ giúp hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả. Trẻ bị ốm nhờ đó sẽ mau chóng bình phục. 

Hầu như tất cả các loại trái cây họ cam đều giàu vitamin C. Do đó, việc cho trẻ ăn những loại quả này thường xuyên sẽ giúp con có được sức đề kháng tốt. Ví dụ một số loại quả họ cam cho mẹ chọn như: bưởi, cam, quýt, chanh,...

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Trái cây họ cam giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

- Đu đủ

Mặc dù không thuộc họ cam, nhưng đu đủ cũng có nhiều vitamin C. Một quả đu đủ cỡ trung bình có thể chứa lượng vitamin C gấp đôi so với nhu cầu vitamin C khuyến nghị hàng ngày ở người trưởng thành.

Bên cạnh đó, trong đu đủ, còn có 1 chất gọi là papain, có tác dụng chống viêm hiệu quả. Cơ thể bị nhiễm trùng thường đi kèm với quá trình viêm, với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Đây là phản ứng bình thường để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra quá mạnh mẽ, thì đồng thời cũng sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, đau, và thậm chí sốt cao. Lúc này, ta sẽ phải dùng đến các thuốc có tác dụng chống viêm.

Như vậy cho trẻ ăn đu đủ vừa bổ sung vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, vừa có papain giúp quá trình viêm không xảy ra quá mức. 

Ngoài ra, đu đủ cũng chứa các khoáng chất như Kali, Magie và acid folic tốt cho sức khoẻ chung của trẻ.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Đu đủ chứa nhiều vitamin C và papain giúp giảm viêm

- Kiwi

Đây cũng là loại trái cây giàu acid folic, Kali, vitamin K và vitamin C.

Vitamin C giúp tăng cường sản xuất bạch cầu chống lại quá trình nhiễm trùng, các dưỡng chất khác giúp cơ thể khỏe mạnh và vận hành một cách bình thường.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Kiwi chứa acid folic, kali, vitamin K và vitamin C

- Lựu

Từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã biết sử dụng những loại trái cây nhiều màu sắc để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Lựu là một trong số đó. Những nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra, nước ép lựu thực sự có hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Trong đó bao gồm cả bệnh cúm.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Nước ép lựu tốt cho trẻ bị bệnh cúm

- Súp lơ

Súp lơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C và vitamin E. Ngoài ra, nó cũng giàu chất xơ và chất chống oxy hoá. Súp lơ được xếp vào nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia, súp lơ càng chế biến ít càng giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn mẹ vẫn nên nấu chín. Khi đó, hấp là cách tốt nhất để giữ bảo tồn các dưỡng chất có trong thực phẩm.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Súp lơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ của trẻ

- Tỏi

Tỏi là loại gia vị rất phổ biến trong bếp của người Việt. Tỏi giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch nhờ thành phần Allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn. Các nhà khoa học cũng tin rằng tỏi có đặc tính kháng virus có thể hoạt động theo hai cách: Ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào và tăng cường phản ứng miễn dịch để có thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Do đó, khi nấu các món ăn hàng ngày cho trẻ mẹ đừng quên cho vào đó vài nhánh tỏi để giúp tăng mùi vị và tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Tỏi chứa Allicin có tác dụng kháng khuẩn

- Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều beta-caroten. Đây là tiền chất của vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây hại. Nhờ đó, mà khoai lang có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và thậm chí là chống lão hoá. 

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Khoai lang giàu beta-caroten, tiền chất của vitamin A

- Sữa chua

Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hoá nhờ chứa các lợi khuẩn sống. Chúng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Mẹ có biết 80% tế bào miễn dịch của cơ thể nằm trong đường tiêu hoá. Do đó, duy trì 1 hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt.

Ngoài ra, sữa chua còn giàu canxi và vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. 

Dù là sữa chua có đường hay không đường thì các thành phần lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất cũng không thay đổi. Vì vậy mẹ nên chọn loại sữa chua không/ít đường để giúp bảo vệ răng miệng của trẻ và tránh tạo thói quen thích ăn đồ ngọt cho con.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hoá

>> Xem thêm 5 lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua để mang lại hiệu quả tốt

- Thịt gia cầm

Khi bị ốm, một bát cháo gà sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn nhờ tác dụng chống viêm, cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh.

Thịt gia cầm như thịt gà rất giàu vitamin B6. Trong 100g thịt gà, lượng vitamin B6 tương đương khoảng ⅓ nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng cho các phản ứng hoá học xảy ra trong cơ thể. Nó cũng cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Ngoài ra, nước hầm xương gà còn chứa gelatin, chondroitin và các dưỡng chất khác giúp phục hồi tổn thương đường ruột và miễn dịch.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Thịt gà có tác dụng chống viêm, cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh

- Hải sản có vỏ cứng

Các loại hải sản có vỏ cứng như hàu, cua, tôm hùm, con trai trai chứa nhiều kẽm. Đây là khoáng chất có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phân chia tế bào. Bên cạnh đó, kẽm cũng cần thiết để các tế bào miễn dịch hoạt động bình thường. Do đó, các thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng hiệu quả.

thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre

Hải sản chứa nhiều kẽm, cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch

Tham khảo: Trung tâm vắc xin Việt Nam, Healthline, Webmd, Wikipedia

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!